ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1112/QĐ-UBND
|
Yên
Bái, ngày 05 tháng 6 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ VỀ THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI,
THÀNH PHỐ YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày
17/6/2009;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày
21/6/2012;
Căn cứ Luật Đất đai ngày
29/11/2013;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày
18/6/2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày
23/6/2014;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch
đô thị;
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP
ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP
ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá
bảo vệ môi trường; đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP
ngày 14/2/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 43/2015/NĐ-CP
ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP
ngày 6/5/2015 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch
xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP
ngày 30/8/2019 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch
đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội
dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư 04/2015/TT-BXD
ngày 3/4/2015 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Thông tư số 01/2016/TT-BXD
ngày 01/02/2016 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các
công trình hạ tầng kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD
ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng, Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch
xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Căn cứ Quyết định số 04/QĐ-BXD
ngày 3/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn quy hoạch Xây dựng Việt
Nam;
Căn cứ Quyết định số 399/QĐ-UBND
ngày 23/4/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh
quy hoạch chung thành phố Yên Bái đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3721/QĐ-UBND
ngày 26/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt nhiệm vụ đồ
án Quy hoạch tổng thể về thu gom và xử lý nước thải, thành phố Yên Bái đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Thỏa thuận đối tác hợp tác
cấp địa phương Dự án hỗ trợ thiết lập quy hoạch tổng thể về thu gom và xử lý nước
thải thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Việt Nam giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
và Hội đồng tỉnh Val-De-Marne và Nghiệp đoàn thu gom và xử lý nước thải liên tỉnh
vùng PARIS (SIAAP).
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ
trình số 1092/TTr-SXD ngày 25/5/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể về thu gom và
xử lý nước thải, thành phố Yên Bái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, với những
nội dung như sau:
1. Vị trí, ranh
giới lập quy hoạch:
- Vị trí: Toàn bộ ranh giới, diện
tích theo quy hoạch chung thành phố Yên Bái đến năm 2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh
Yên Bái phê duyệt tại Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 23/4/2012.
- Ranh giới: Phía Bắc giáp xã Cường
Thịnh, huyện Trấn Yên; phía Đông, Đông Bắc giáp xã Đại Đồng và thị trấn Yên
Bình, huyện Yên Bình; phía Nam giáp xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình; phía Tây giáp
xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên.
2. Phạm vi nghiên
cứu, lập quy hoạch và đối tượng quy hoạch:
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ hệ thống
tiêu thoát nước thuộc địa giới hành chính thành phố Yên Bái và các khu vực giáp
ranh.
- Phạm vi lập quy hoạch: Toàn bộ địa
giới theo phạm vi quy hoạch chung thành phố Yên Bái là 10.678 ha và vùng phụ cận
khoảng 3.000ha thuộc các huyện Trấn Yên, Yên Bình.
- Đối tượng quy hoạch: Thoát nước
mưa, chống ngập úng đô thị; thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị trong
phạm vi quy hoạch.
3. Mục tiêu của đồ
án:
3.1. Mục tiêu chung:
- Cụ thể hóa nội dung định hướng cấp,
thoát nước trong Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch chung xây dựng thành
phố Yên Bái và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 của tỉnh Yên Bái.
- Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cấp
thoát nước cho các hộ nghèo khu vực đô thị và nông thôn.
- Làm cơ sở cho việc rà soát, điều chỉnh
và lập quy hoạch thoát nước trong vùng tỉnh, đáp ứng yêu cầu quản lý và phát
triển hệ thống thoát nước phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó biến
đổi khí hậu.
- Tổ chức thoát nước vùng tối ưu về
kinh tế - kỹ thuật, không phụ thuộc vào địa giới hành chính; các khu vực khai
thác nước, sử dụng nước đối với dự án cấp nước hoặc lưu vực thoát nước đối với
dự án thoát nước.
- Xây dựng mô hình quản lý và phát
triển cấp, thoát nước của vùng tỉnh để tăng cường hiệu quả trong quản lý và sử
dụng, giảm chi đầu tư xây dựng và khai thác, vận hành.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
Cụ thể hóa định hướng phát triển
thoát nước trong Quy hoạch chung xây dựng thành phố Yên Bái đến năm 2030.
- Thiết kế quy hoạch thoát nước đồng
bộ; nước thải, bùn thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư liền kề đô thị,
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung được xả vào
nguồn tiếp nhận và xử lý đảm bảo quy chuẩn môi trường.
- Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về
hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Làm cơ sở cho việc triển khai các dự
án đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị Yên Bái. Dự báo tổng lượng nước thải
sinh hoạt, nước thải y tế, công cộng và nước thải khác; đánh giá chất lượng nước
thải các loại qua đó đề xuất, lựa chọn phương án thoát nước mưa; phương án xây
dựng hệ thống thoát nước thải, xác định vị trí cho việc xây dựng các trạm bơm
và nhà máy xử lý nước thải tập trung cũng như phương pháp, công nghệ xử lý nước
thải đảm bảo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
- Xác định nhu cầu sử dụng đất cho việc
xây dựng các tuyến cống thoát nước mưa, nước thải, các trạm bơm và nhà máy xử
lý nước thải tập trung. Đề xuất các biện pháp xây dựng, tài chính, kinh tế phù
hợp với điều kiện tự nhiên xã hội, đảm bảo tính khả thi của kế hoạch đầu tư tổng
thể.
4. Nội dung quy
hoạch:
4.1. Phân vùng quy hoạch:
Khu vực lập quy hoạch được chia thành
3 khu vực thu gom, xử lý nước thải chính, cụ thể:
- Khu vực 1 (khu vực đô thị hiện tại),
bao gồm: Phường Hồng Hà, phường Nguyên Phúc, phường Nguyễn Thái Học, phường
Minh Tân, phường Đồng Tâm, phường Yên Thịnh, phường Yên Ninh, một phần phường Hợp
Minh và xã Giới Phiên thành phố Yên Bái
- Khu vực 2 (khu vực đô thị trong
tương lai), bao gồm: Xã Tân Thịnh, xã Văn Phú, xã Giới Phiên và một phần phường
Hợp Minh, phường Yên Thịnh thành phố Yên Bái; xã Bảo Hưng huyện Trấn Yên.
- Khu vực 3 (khu vực có mật độ dân số
thấp), bao gồm: Phường Nam Cường, xã Tuy Lộc, xã Âu Lâu, xã Minh Bảo và một phần
các phường, xã: Yên Ninh, Hợp Minh, Giới Phiên thành phố Yên Bái; xã Minh Tiến,
xã Minh Quân huyện Trấn Yên.
4.2. Các chỉ tiêu về thu gom, xử
lý nước thải đến năm 2040:
a) Đối với các khu vực đô thị hiện tại:
- Tỷ lệ kết nối nhà ở với mạng thu
gom nước thải hiện có hoặc mạng thu gom nước thải sẽ được xây dựng: 50%.
- Tỷ lệ bao phủ của mạng lưới thu gom
nước thải sẽ được xây dựng: 60%.
- Tỷ lệ xây dựng đường tránh bỏ qua bể
tự hoại hoặc kết nối trực tiếp: 30%.
- Thu thập và xử lý 30% lượng bùn.
b) Đối với các khu vực đô thị tương
lai và khu vực mật độ dân số thấp: Thu thập và xử lý 45% lượng bùn; 100% bể tự
hoại xây dựng mới được trang bị đường cống nối tắt; mục tiêu cho các khu vực đô
thị trong tương lai là thiết lập hệ thống phân tách phi tập trung để thu gom và
xử lý nước thải.
4.3. Lựa chọn phương thức quản
lý và các dự án phát triển
a) Khu vực 1 (khu vực đô thị hiện tại):
- Quản lý nước thải: Xây dựng hệ thống
thu gom nửa riêng; xử lý nước thải tập trung tại 02 trạm xử lý giáp bờ sông Hồng
(01 trạm tại khu vực phường Yên Ninh và 31 trạm tại phường Hợp Minh).
- Quản lý chất thải (bùn thải): Bùn
được làm khô và giữ lại trên bề mặt bãi lọc trồng cây, chất ô nhiễm thẩm thấu
được dẫn về xử lý trong nhà máy xử lý.
- Quản lý nước mưa: Giữ nước trong đất,
tái tạo hệ thống sông và hồ, bảo trì thường xuyên.
- Quản lý rủi ro lũ lụt do nước sông
Hồng dâng cao: Trang bị hệ thống thoát nước với van một chiều; Khôi phục các
khu vực mở rộng để giảm lũ sông Hồng; Thực hiện các quy định về vùng lũ lụt (cấm
xây dựng, nâng cao nhà ở trên các khu vực đã xây dựng); Thiết lập hệ thống cảnh
báo và kế hoạch sơ tán dân cư trong trường hợp lũ lụt.
b) Khu vực 2 (khu vực đô thị trong
tương lai):
- Quản lý nước thải: Xây dựng hệ thống
thu gom riêng cho từng dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở; xử lý nước thải
phân tán.
- Quản lý chất thải (bùn thải): Bùn
được làm khô và giữ lại trên bề mặt bãi lọc trồng cây, chất ô nhiễm thẩm thấu
được dẫn về xử lý trong nhà máy xử lý.
- Quản lý nước mưa: Giữ nước trong đất,
tích hợp các dòng suối và hồ tự nhiên hiện có vào các dự án phát triển trong
tương lai, bảo trì thường xuyên.
- Quản lý rủi ro lũ lụt do nước sông
Hồng dâng cao: Bảo tồn vùng lũ sông Hồng; Thiết lập quy định về vùng lũ lụt (cấm
xây dựng); Thiết lập hệ thống cảnh báo và kế hoạch sơ tán dân cư trong trường hợp
lũ lụt.
c) Khu vực 3 (khu vực có mật độ dân số
thấp):
- Quản lý nước thải: Xử lý nước thải
phân tán.
- Quản lý chất thải (bùn thải): Bùn
được làm khô và giữ lại trên bề mặt bãi lọc trồng cây, chất ô nhiễm thẩm thấu
được dẫn về xử lý trong nhà máy xử lý.
- Quản lý nước mưa: Giữ nước trong đất,
tích hợp các dòng suối và hồ tự nhiên hiện có vào các dự án phát triển trong
tương lai, bảo trì thường xuyên.
- Quản lý rủi ro lũ lụt do nước sông
Hồng dâng cao: Bảo tồn vùng lũ sông Hồng; Thiết lập quy định về vùng lũ lụt (cấm
xây dựng); Thiết lập hệ thống cảnh báo và kế hoạch sơ tán dân cư trong trường hợp
lũ lụt.
5. Dự kiến đầu tư
xây dựng quản lý nước thải:
5.1. Xây dựng hệ thống thu gom
và xử lý nước thải tập trung cho các khu vực đô thị hiện tại:
- Cải tạo mạng lưới hiện có để thu
gom nước thải (cụ thể: Chống thấm hệ thống thoát nước hiện có bằng bê tông đáy,
trát vách trong của mương thoát nước; Xây dựng các giếng tách dòng CSO tại các
cửa xả để tách nước thải và nước mưa; Lắp đặt các hệ thống thu gom nước thải
chính đưa nước đến nhà máy xử lý gần nhất; Xây dựng các trạm bơm dâng; Ngắt kết
nối các bể tự hoại và kết nối trực tiếp các hộ gia đình với hệ thống thu gom);
- Lắp đặt 02 trạm xử lý nước thải áp
dụng công nghệ bể xử lý sinh học: 01 trạm tại khu vực phường Yên Ninh, công suất
thiết kế 8.000 m3/ngày nước hỗn hợp để xử lý lượng nước thải sinh hoạt
tương đương với 4000 m3/ngày; 01 trạm tại khu vực phường Hợp Minh,
công suất thiết kế 600 m3/ngày nước hỗn hợp để xử lý lượng nước thải
sinh hoạt tương đương với 300 m3/ngày.
5.2. Dự án phát triển để quản
lý bùn thải:
- Thu gom bùn thải bằng xe chuyên dụng.
- Làm khô bùn bằng bộ lọc trồng cây
(tiền xử lý bùn).
- Xử lý các chất màu trong trạm xử
lý.
5.3. Dự án phát triển để quản
lý nước mưa
- Đối với khu vực đô thị hiện tại:
Tái tự nhiên hóa (làm sạch bờ kè, tái cấu trúc thực vật hóa, tháo dỡ các công
trình xây dựng vi phạm...) các suối, ngòi và hồ để cải thiện chức năng thoát nước
mưa với tổng chiều dài 7,9km.
- Đối với vùng đô thị tương lai và
khu vực mật độ dân cư thấp: Thiết lập khoảng 242km hệ thống thoát nước mương tự
nhiên dựa trên các tuyến đường theo quy hoạch chung thành phố Yên Bái đến năm
2030.
5.4. Dự án phát triển quản lý rủi
ro lũ lụt do nước sông Hồng dâng cao (hạn chế lũ lụt tại khu vực phường Hồng
Hà):
- Mở rộng lòng sông Hồng với chiều
dài 1,2km với độ dốc H/V = 3/2, độ sâu khoảng 5m;
- Lắp đặt 5 van một chiều DN1000 để
tránh ngập lụt trong các khu vực đô thị do mực nước sông Hồng dâng cao nhất
trong hệ thống thoát nước hiện có.
6. Khối lượng nước
thải sinh hoạt đến năm 2040
- Tổng lượng nước thải khu vực lập
quy hoạch đến năm 2040: 21.400m3/ngđ (trong đó: khu vực đô thị hiện
tại là 14.100m3/ngđ; khu vực đô thị trong tương lai là 2000m3/ngđ;
khu vực có mật độ dân số thấp là 5.300m3/ngđ);
- Khối lượng nước thải sinh hoạt được
thu gom và xử lý đối với khu vực đô thị hiện tại là 4.300 m3/ngđ.
- Khối lượng xả nước thải sinh hoạt
được thu gom và xử lý tại khu vực đô thị trong tương lai và khu vực có mật độ
dân số thấp sẽ được cụ thể tại từng dự án phát triển đô thị, dự án phát triển
nhà ở và khu dân cư mới.
7. Chất lượng nước
sau khi xử lý
Nước thải sau khi xử lý đảm bảo yêu cầu
theo quy định tại: Cột A Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT áp dụng cho nước
thải sinh hoạt; Cột A2 Quy chuẩn QCVN 08-MT 2015/BTNMT áp dụng cho nước bề mặt
liên quan đến sông Hồng và các suối, hồ trên địa bàn.
8. Chương trình
và dự án đầu tư ưu tiên
Tổng chi phí xây dựng dự kiến đến năm
2038 là 400,6 tỷ đồng (Bốn trăm tỷ, sáu trám triệu đồng). Chi tiết hạng mục đầu
tư và kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:
- Giai đoạn năm 2020-2025: Đầu tư xây
dựng 05 van một chiều để quản lý rủi ro lũ lụt do nước sông Hồng dâng cao cho
khu vực đô thị hiện tại; Đầu tư xây dựng bộ lọc trồng cây làm khô bùn có diện
tích khoảng 2,0 ha để quản lý chất thải (bùn thải) trên phạm vi toàn thành phố
và một số hạng mục phụ trợ khác. Chi phí đầu tư xây dựng dự kiến khoảng 8,6 tỷ
đồng.
- Giai đoạn năm 2026-2030: Đầu tư xây
dựng hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nửa riêng cho khu vực 1 (khu đô thị hiện
tại); hoàn thiện cải tạo hệ thống suối, mương, hồ hiện hữu phục vụ cho công tác
thoát nước mặt. Chi phí đầu tư xây dựng dự kiến khoảng 161,8 tỷ đồng.
- Giai đoạn năm 2031-2038: Đầu tư xây
dựng hệ thống thoát nước thải và thoát nước mưa cho các khu vực đô thị mới (dự
án phát triển nhà ở và khu dân cư mới). Chi phí đầu tư xây dựng dự kiến khoảng
230,2 tỷ đồng.
9. Đánh giá môi
trường chiến lược
- Đánh giá hiện trạng môi trường về
điều kiện địa hình, môi trường nước, đất; các vấn đề văn hóa xã hội, cảnh quan
thiên nhiên...
- Phân tích dự báo những tác động
tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường; đề xuất hệ thống các tiêu chí bảo
vệ môi trường để đưa ra các giải pháp quy hoạch tối ưu cho khu vực quy hoạch; Đề
ra mục tiêu bảo vệ môi trường, các giải pháp cụ thể giảm thiểu, khắc phục tác động
đến môi trường đô thị khi triển khai thực hiện quy hoạch.
- Lập kế hoạch giám sát môi trường về
kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường; Tổng hợp, đề xuất, sắp xếp thứ tự ưu
tiên, phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường còn tồn tại, đề
xuất các khu vực cách ly bảo vệ môi trường (không gian xanh, hành lang bảo vệ
suối, hồ các khu vực hạn chế phát triển...).
10. Thành phần hồ
sơ
- Thành phần hồ sơ quy hoạch như hồ
sơ kèm theo được Sở Xây dựng thẩm định, trình duyệt theo quy định tại Thông tư
số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng;
- Hồ sơ quy hoạch gồm 09 bộ, được lưu
trữ tại Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Yên
Bái, Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên, Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình và các cơ
quan chức năng liên quan để quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành.
Điều 2. Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường, Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái, Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên, Ủy
ban nhân dân huyện Yên Bình và các đơn vị liên quan có trách nhiệm:
- Tổ chức bàn giao hồ sơ quy hoạch
cho các đơn vị liên quan; công bố công khai đồ án Quy hoạch tổng thể về thu gom
và xử lý nước thải, thành phố Yên Bái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 để
các tổ chức và nhân dân biết, tham gia kiểm tra và thực hiện quy hoạch;
- Xây dựng quy định quản lý quy hoạch;
các cơ chế chính sách, kế hoạch thực hiện đầu tư; cắm mốc ranh giới theo quy hoạch
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để quản lý đất đai, thực hiện thu hồi
đất, cấp phép xây dựng và thực hiện đầu tư theo từng giai đoạn quy hoạch và quy
định hiện hành.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện dự án đầu tư theo quy hoạch đã phê duyệt đảm bảo tuân thủ theo đúng
quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội,
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan: Sở Xây dựng,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông
vận tải, Sở Công Thương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện Trấn Yên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình và Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử;
- Phó CVP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh (TH);
- Lưu: VT, TNMT, XD.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đỗ Đức Duy
|