Quyết định 111/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 111/QĐ-UBND
Ngày ban hành 17/01/2015
Ngày có hiệu lực 17/01/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 111/QĐ-UBND

Thưa Thiên Huế, ngày 17 tháng 01 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc bảo vệ môi trường làng nghề;

Căn cứ Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 2636/2011/QĐ-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề;

Căn cứ Quyết định số 1650/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và khái toán đề án Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1454/TTr-SNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

- Phát triển nghề và làng nghề phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững;

- Phát triển nghề truyền thống và làng nghề phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; phát huy giá trị văn hóa, nâng cao giá trị sản phẩm gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch, gắn hoạt động sản xuất của làng nghề với các hoạt động du lịch dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,…

- Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề trên cơ sở bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa, tập quán của từng địa phương cùng với sự tham gia của cộng đồng gắn với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn; đẩy mạnh đầu tư chiều sâu để tăng năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm và ứng dụng các công nghệ mới; kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ cổ truyền và công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm vừa truyền thống nhưng phải tinh xảo vừa hiện đại mang tính thương mại cao;

- Song song với việc bảo tồn cần phải tập trung khôi phục, phát triển các nghề và làng nghề có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh về nguyên vật liệu, kỹ năng, kỹ xảo sản xuất, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu hút nhiều lao động,… nhằm góp phần tích cực giải quyết việc làm để nâng cao đời sống và thu nhập cho cư dân ở các địa phương.

1. Mục tiêu chung

- Góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần làm thay đổi bộ mặt văn hóa - xã hội của các địa phương theo hướng bền vững, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển các nghề và làng nghề các địa phương trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh; đồng thời chọn lọc, lựa chọn phát triển các ngành nghề và làng nghề của các địa phương có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương và gắn với việc bảo vệ môi trường, đồng thời quan tâm bảo tồn một số làng nghề gắn với phát triển dịch vụ du lịch.

2. Mục tiêu cụ thể

- Bảo tồn và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống; đồng thời du nhập phát triển làng nghề mới gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.

- Nâng tỷ trọng kinh tế nghề truyền thống và làng nghề đến năm 2020 đạt 20 - 30% và đến năm 2025 đạt 30 - 35% trong cơ cấu kinh tế nông thôn.

- Tổng giá trị sản xuất nghề, làng nghề đến năm 2020 đạt 1.300 - 1.400 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 1.600 - 1.700 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân của giai đoạn đạt 17%/năm. Đóng góp cho xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 200 tỷ đồng.

- Đến năm 2020 tạo việc làm cho trên 15.000 lao động nông thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo phấn đấu đạt 70%; tương ứng đến năm 2025 tạo việc làm khoảng 20.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%.

- Đẩy mạnh sử dụng máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, ưu tiên sử dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại; phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ cơ giới hóa đạt 30 - 40% và năm 2025 đạt 50%.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ