ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1104/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 19
tháng 04 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG
QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỢ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006
của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế, xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày
15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong
nước đến 2010 và định hướng đến 2020;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1999/QĐ-UBND ngày 19/7/2006
của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án: “Quy hoạch phát triển
mạng lưới chợ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ
trình số 428/SCT-TTr-QLTM ngày 10/4/2012 về việc đề nghị phê duyệt Đề cương Quy
hoạch điều chỉnh phát triển hệ thống chợ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định
hướng đến năm 2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương Quy hoạch điều
chỉnh phát triển hệ thống chợ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm
2025 với những nội dung chính như sau:
I. Tên dự án: Điều chỉnh quy hoạch phát
triển hệ thống chợ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
II. Cấp quyết định đầu tư: UBND tỉnh Thanh
Hóa
III. Chủ đầu tư: Sở Công thương Thanh Hóa
IV. Hình thức quản lý, xây dựng dự án: Chủ
đầu tư trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện.
V. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn
2006-2012, thời gian quy hoạch đến 2020, định hướng đến năm 2025 (có phân theo
từng giai đoạn 5 năm);
- Về không gian: Trên phạm vi toàn tỉnh (theo phạm
vi đã được phê duyệt tại Quyết định số 1999/QĐ-UBND, ngày 12/7/2006).
VI. Mục tiêu, nhiệm
vụ và yêu cầu của dự án
1. Mục tiêu của dự
án
- Định hướng phát triển hạ tầng thương mại tỉnh
Thanh Hóa trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế; phù hợp với mục tiêu, định
hướng phát triển ngành công thương và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến
năm 2020; phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, thương mại của cả nước và thế
giới;
- Làm cơ sở để quản lý và lập kế hoạch phát triển
hạ tầng thương mại tỉnh Thanh Hóa; làm căn cứ pháp lý cho việc phát triển hệ
thống hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh;
- Làm cơ sở cho các huyện, thị xã, thành phố xây
dựng chương trình, kế hoạch phát triển chợ trên phạm vi lãnh thổ;
- Làm căn cứ để thu hút đầu tư phát triển chợ trên
địa bàn tỉnh.
2. Nhiệm vụ của dự
án
- Nghiên cứu, rà soát quy hoạch phát triển hệ thống
chợ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010 để xây dựng quy hoạch điều chỉnh hệ thống chợ
tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
- Thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá các điều
kiện, yếu tố phát triển chợ trên địa bàn tỉnh;
- Điều tra, khảo sát, bổ sung tư liệu cho nghiên
cứu hiện trạng và xây dựng quy hoạch điều chỉnh hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh
đến năm 2020;
- Phân tích tài liệu, tổng hợp các ý kiến chuyên
gia, tính toán để xây dựng phương án quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh
đến năm 2020;
- Xây dựng các giải pháp và tổ chức thực hiện quy
hoạch chợ;
- Lập, vẽ bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch chợ.
3. Yêu cầu của dự án
- Được xây dựng có căn cứ khoa học, có tính khả
thi, đảm bảo được tính cân đối và hiệu quả trong phát triển;
- Có tầm nhìn dài hạn phù hợp xu hướng phát triển
chợ của cả nước, phù hợp với định hướng phát triển các hệ thống thị trường hàng
hóa, hệ thống hạ tầng thương mại của Việt Nam và của Thanh Hóa trong từng giai
đoạn;
- Đảm sự thống nhất giữa quy hoạch hệ thống chợ với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch các ngành kinh tế khác và quy
hoạch ngành công thương Thanh Hóa.
VII. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp đối sánh và so sánh;
- Phương pháp mô hình hóa.
VIII. Nội dung nghiên cứu xây dựng quy hoạch
1. Đánh giá hiện trạng phát triển thương mại
giai đoạn 2006-2012
- Quy mô và tốc độ phát triển thương mại;
- Tình hình phát triển các doanh nghiệp thương mại
(nhà nước, tư nhân, nước ngoài), vai trò của các thương nhân trên thị trường;
- Tình hình lưu thông hàng hóa bán buôn, bán lẻ;
xuất - nhập khẩu;
- Phát triển hệ thống phân phối bán buôn/bán lẻ;
phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.
2. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển hệ
thống chợ tỉnh Thanh Hóa
a) Rà soát các điều kiện, yếu tố tác động đến quá
trình phát triển chợ Thanh Hóa
- Điều kiện tự nhiên;
- Điều kiện kinh tế - xã hội;
+ Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
+ Sản xuất nông, lâm, thủy sản;
+ Sản xuất công nghiệp;
+ Các ngành thuộc kết cấu hạ tầng: Giao thông, phát
triển đô thị, nông thôn, bưu chính viễn thông.
- Chính sách phát triển.
b) Phân loại chợ
c) Kết quả thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt trong
kỳ 2006-2012
- Kết quả phát triển mạng lưới chợ và cơ sở vật
chất;
+ Kết quả phát triển mạng lưới chợ;
· Số lượng, phân bố, tình trạng đất đai, tính hệ
thống của chợ.
· Mật độ chợ theo dân số, đơn vị hành chính, diện
tích, bán kính phục vụ, sức mua...;
+ Kết quả phát triển cơ sở vật chất.
- Kết quả phát triển kinh doanh;
+ Lực lượng kinh doanh;
+ Hàng hóa lưu thông trong chợ;
+ Các loại hình và phương thức kinh doanh.
- Công tác tổ chức quản lý;
- Kết quả thực hiện công tác vệ sinh môi trường,
phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm.
d) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát
triển hệ thống chợ tỉnh Thanh Hóa
- So sánh các chỉ tiêu;
- Đánh giá những thành công và hạn
chế của quy hoạch;
- Nguyên nhân của những thành công
và hạn chế;
- Bài học kinh nghiệm.
3. Phân tích dự báo xu hướng phát triển chợ
a) Các yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển hệ thống chợ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- Định hướng và mục tiêu phát
triển thương mại;
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội, quy hoạch các ngành kinh tế: (công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản);
- Quy hoạch phát triển đô thị, khu
dân cư tập trung; giao thông;
- Những cơ hội thách thức đối với
phát triển chợ tỉnh Thanh Hóa.
b) Dự báo các chỉ tiêu liên quan
đến phát triển hệ thống chợ
- Dự báo dân số, thu nhập và sức
mua;
- Dự báo lực lượng kinh doanh;
- Dự báo sự lưu chuyển hàng hóa
qua hệ thống chợ;
- Dự báo các yếu tố phát triển kinh tế xã hội (mức sống, thu nhập…);
c) Dự báo xu hướng phát triển chợ
tỉnh Thanh Hóa
- Xu hướng phát triển các hệ thống
thị trường hàng hóa;
- Xu hướng phát triển các loại hình
chợ.
4. Quy hoạch phát triển hệ thống chợ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định
hướng đếm năm 2025
a) Quan điểm và mục tiêu phát triển
- Quan điểm phát triển;
- Mục tiêu chung: Căn cứ yêu cầu
phát triển thương mại, yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tại chỗ (khách
nước ngoài du lịch VN) thông qua hệ thống chợ;
- Mục tiêu cụ thể:
+ Nêu những mục tiêu định lượng và
những mục tiêu định tính phục vụ mục tiêu chung;
+ Về năng lực cung ứng hàng hóa
vào hệ thống chợ;
+ Về nhu cầu tiêu dùng hàng hóa
qua hệ thống chợ.
b) Định hướng phát triển (tốc độ,
mặt hàng, mô hình kinh doanh)
- Các định hướng phát triển trong
giai đoạn quy hoạch phải phù hợp với quan điểm phát triển và nhắm tới các mục
tiêu đã đề ra;
- Dự báo phát triển hệ thống chợ
và nguồn hàng hóa cung ứng qua hệ thống chợ cả nước và khu vực.
c) Quy hoạch phát triển hệ thống
chợ
- Tiêu chuẩn kinh tế-kỹ thuật để
phát triển hệ thống chợ;
- Luận chứng phát triển các loại
chợ (số lượng, quy mô, địa điểm, yêu cầu sử dụng đất và vốn đầu tư xây dựng);
- Quy hoạch theo tính chất các
loại chợ:
+ Chợ dân sinh;
+ Chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ;
+ Chợ đầu mối bán buôn tổng hợp và
chuyên doanh.
- Quy hoạch theo cấp hạng chợ:
+ Chợ hạng I;
+ Chợ hạng II;
+ Chợ hạng III.
- Phân bố mạng lưới chợ theo địa
bàn hành chính;
- Danh mục các dự án ưu tiên đầu
tư, nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2015;
- Nhu cầu sử dụng đất phát triển hệ
thống chợ.
5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
- Các giải pháp chủ yếu:
+ Giải pháp về vốn;
+ Giải pháp phát triển thương nhân;
+ Giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước;
+ Giải pháp bảo vệ môi trường.
- Tổ chức thực hiện:
+ Phổ biến và phối hợp thực hiện
quy hoạch;
+ Kiểm tra giám sát việc thực hiện
quy hoạch;
+ Những đề xuất, kiến nghị khác.
IX. Thời gian thực hiện: Từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012.
X. Sản phẩm của dự án:
- Báo cáo thuyết minh quy hoạch,
Báo cáo tóm tắt “Quy hoạch điều chỉnh phát triển hệ thống chợ tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”, kèm theo bản đồ thu nhỏ A3;
- Bản đồ thực trạng và bản đồ quy
hoạch hệ thống chợ tỷ lệ 1/100.000;
- Phụ lục số liệu, bảng biểu.
XI. Kinh phí thực hiện dự án: Tổng kinh phí thực hiện được tính toán dựa trên:
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT
ngày 09/2/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định định mức chi phí
cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Thông tư số
44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 7/5/2007 Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự
toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân
sách nhà nước.
Điều 2. Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan
xây dựng “Quy hoạch điều chỉnh phát triển hệ thống chợ tỉnh Thanh Hóa đến năm
2020, định hướng đến năm 2025”, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Các Ông/Bà: Chánh Văn phòng UBND
tỉnh, Giám đốc các Sở: Công thương, Kế hoạch và đầu tư, Tài nguyên và Môi
trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài Chính, Xây dựng và các ngành
liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTC(2).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đình Thọ
|