THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
110/2004/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 110/2004/QĐ-TTG NGÀY 23 THÁNG 6
NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ
QUYẾT SỐ 36-NQ/TW NGÀY 26 THÁNG 3 NĂM 2004 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI
NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ Chính trị về
công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ Chính trị về công tác đối
với người Việt Nam ở nước ngoài
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm theo dõi và định
kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chương trình này.
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW NGÀY 26 THÁNG
3 NĂM 2004 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 110/2004/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004 của
Thủ tướng Chính phủ
I. MỤC TIÊU CỦA
CHƯƠNG TRÌNH
Ngày 26 tháng 3 năm 2004, Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết
số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết này có
ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân ta; liên quan tới tất cả các
ngành, các cấp, các địa phương, các đoàn thể và tổ chức; là định hướng cho việc
xây dựng chính sách về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời
gian tới.
Chính phủ thông qua chương trình
hành động này nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết nêu trên của Bộ Chính
trị, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo điều kiện thuận
lợi cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống và phát triển,
giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam, hướng về Tổ quốc, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
II. NHỮNG NỘI
DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Công tác
triển khai, thông tin, tuyên tuyền
a. Bộ Ngoại giao phối hợp với
Ban tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Ban Dan vận Trung ương, Ban Cán sự Đảng
ngoài nước, Ban Khoa giáo Trung ương, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các Bộ, ngành, địa phương và các đoàn thể quần chúng liên quan
tổ chức phổ biến rộng rãi nội dung Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình
hành động này.
b. Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành
chủ động tổ chức việc tuyên truyền, giới thiệu các chủ trương, chính sách có
liên quan tới người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước trên các phương
tiện thông tin đại chúng, trong các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tầng
lớp nhân dân ở trong và ngoài nước.
c. Bộ Ngoại giao phối hợp với
Ban Cán sự Đảng ngoài nước chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
và các tổ chức liên quan có hình thức thích hợp giới thiệu và phổ biến rộng rãi
Nghị quyết và Chương trình hành động này tới cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài, nắm bắt và thông báo kịp thời dư luận về các cơ quan liên quan trong nước.
d. Bộ Ngoại giao phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan giới thiệu với các tổ chức quốc tế và các nước có người
Việt Nam sinh sống về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với
người Việt Nam ở nước ngoài.
đ. Các Bộ, ngành, địa phương có
trách nhiệm nghiên cứu, quán triệt các nội dung Nghị quyết và Chương trình hành
động, trên cơ sở đó xây dựng chương trình hành động cụ thể cho Bộ, ngành, địa
phương mình.
2. Các biện
pháp, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống,
hội nhập vào đời sống xã hội nước sở tại
a. Bộ Ngoại giao phối hợp với
các Bộ, ngành và địa phương kiến nghị chủ trương, đề xuất nội dung, phương thức
vận động chính quyền các nước sở tại tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam
làm ăn sinh sống.
Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ,
ngành, địa phương tiến hành khảo sát và nắm bắt thông tin về tình hình người Việt
Nam ở nước ngoài để có cơ sở kiến nghị các chính sách, biện pháp phù hợp trong
công tác dối với người Việt Nam ở nước ngoài.
b. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan chủ động tiến hành đàm phán hoặc ký kết theo quy định
hiện hành của nhà nước, các điều ước quốc tế song phương và đa phương cần thiết,
kể cả các hiệp định lãnh sự, hiệp định hỗ trợ tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho kiều bào hội nhập vào xã hội nước sở tại, bảo vệ lợi ích chính đáng của
bà con khi bị xâm phạm, đấu tranh với các biểu hiện kỳ thị, các hoạt động chống
lại người Việt Nam ở nước ngoài, chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
c. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan rà soát để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác bảo hộ công dân; nghiên cứu,
lập đề án Quỹ bảo hộ công dân trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
d. Các Bộ, ngành, địa phương
tăng cường phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
giới thiệu phong tục, tập quán, luật pháp của nước sở tại cho công dân ta đi du
học, hợp tác lao động, kết hôn với người nước ngoài nhằm phát huy tinh thần tự
tôn, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước; chủ động
trong việc bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ. Trước mắt, trong quý I năm
2005, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hoá - Thông tin, Đoàn
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân
trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tổng thể về việc biên soạn và phát hành các tài
liệu cơ bản về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với
người Việt Nam ở nước ngoài; giới thiệu phong tục, tập quán, luật pháp của 1 một
số nước có đông người Việt Nam đang sinh sống, học tập, lao động, cơ cấu tổ chức
hiện có của cộng đồng người Việt Nam ở một số nước.
3. Tạo điều
kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài gắn bó hơn nữa với quê hương, đất
nước.
a. Bộ Công an chủ trì, phối hợp
với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan, trong quý IV năm 2004, rà soát lại
các văn bản pháp quy, chính sách hiện hành có liên quan đến các quy định về xuất
cảnh, nhập cảnh, cư trú, hồi hương của người Việt Nam ở nước ngoài; kiến nghị nội
dung bồ sung, sửa đổi hoặc đề xuất xây dựng mới các văn bản pháp quy về những vấn
đề này trên tinh thần tạo điều kiện thuận tiện cho người Việt Nam ở nước ngoài,
phù hợp với xu thế hội nhập đồng thời bảo đảm an ninh, ổn định chính trị xã hội
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan, trong quý IV năm 2004 rà soát lại các văn bản pháp quy
liên quan nhằm kiến nghị các biện pháp giải quyết cơ bản các vấn đề tồn tại về
quốc tịch, thừa kế, hôn nhân gia đình
liên quan tới người Việt Nam ở nước
ngoài; giải quyết nhanh chóng, thoả đáng yêu cầu xin thôi hoặc xin trở lại quốc
tịch Việt Nam của kiều bào.
c. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp
với Bộ Ngoại giao, cáo Bộ, ngành liên quan và các địa phương tiến hành tổng kết
việc thực hiện chính sách một giá dịch vụ, đi lại đối với người Việt Nam ở nước
ngoài và thân nhân khi về nước trong thời gian qua, tổng hợp báo cáo Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định.
d. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất, kiến nghị việc hợp thức hóa hộ
chiếu, giấy tờ tùy thân cho người Việt Nam ở nước ngoài cũng như việc sử dụng
hoặc cấp giấy tờ cho người Việt Nam ở nước ngoài về nước.
đ. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp
với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định và chính sách liên quan
đến việc cho phép người Việt Nam ở nước ngoài mua và sở hữu nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất tại Việt Nam, trình Chính phủ trong quý IV năm 2004.
4. Phát huy tiềm
năng trí thức của người Việt Nam ở nước ngoài.
a. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp
với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành, địa
phương liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi thoả đáng đối với những
chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, có
khả năng phát minh sáng chế, tư vấn về quản lý, điều hành và chuyển giao công
nghệ, kỹ thuật cao cho đất nước, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm
2005.
b. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Hải
quan phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an trong quý IV năm 2004 rà soát, sửa
đổi, bổ sung các quy định hiện hành của Bộ, ngành mình hoặc xây dựng mới các
quy định, chính sách tạo thuận lợi cho các trung tâm nghiên cứu khoa học, giảng
dạy, chữa bệnh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ... của Nhà nước và các thành phần
kinh tế khác mở rộng quan hệ hợp tác, sử dụng chuyên gia, trí thức người Việt
Nam ở nước ngoài trong công tác nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học -
công nghệ, sản xuất, giảng dạy, tư vấn và điều phối trong các quan hệ với đối
tác nước ngoài.
c. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp
với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành, địa
phương liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các
ngành kinh tế, khoa học - công nghệ, văn hoá - nghệ thuật, giáo dục - đào tạo,
thể dục - thể thao chủ động thu hút các nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài
tham gia công việc ở trong nước, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm
2005.
d. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng chính
sách mời chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài làm việc cho các chương
trình, dự án hợp tác đa phương và song phương của Việt Nam với nước ngoài hoặc
trong các tổ chức quốc tế có chỉ tiêu là người Việt Nam, trình Thủ tướng Chính
phủ trong quý II năm 2005.
5. Phát huy tiềm
năng của người Việt Nam ở nước ngoài trong hợp tác kinh tế, đầu tư, kinh doanh
a. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan, trong quý IV năm
2004 rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của Luật Đầu tư nước
ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và các văn bản có liên quan đến
chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với người Việt Nam ở nước ngoài và kiến
nghị giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích mọi hình thức đầu tư tại Việt Nam của
người Việt Nam ở nước ngoài.
b. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp
với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao nghiên cứu, xây dựng
chính sách khuyến khích và phát huy khả năng của người Việt Nam ở nước ngoài
làm môi giới, cầu nối thiết lập các mối quan hệ cho việc mở rộng hợp tác, đầu
tư và xúc tiến thương mại với các công ty, các tổ chức và cá nhân bên ngoài,
trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2005.
c. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến
khích, thu hút kiều hối, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2004.
6. Tăng cường
công tác thông tin - văn hoá phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
a. Bộ Ngoại giao cùng với Ban
Cán sự Đảng ngoài nước phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam và Đài tiếng nói
Việt Nam đánh giá, cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình
truyền hình, truyền thanh dành cho đồng bào ta ở nước ngoài phù hợp với tâm lý,
tình cảm của đồng bào, có biện pháp hiệu quả đưa chương trình đến với đông đảo
cộng đồng người Việt Nam tại các nước; nghiên cứu, đề xuất các loại hình thông
tin thích hợp trước mắt và lâu dài nhằm phát triển các kênh thông tin tích cực,
tiến bộ tại những nước có đông người Việt Nam sinh sống.
b. Bộ Văn hoá - thông tin chủ
trì, phối hợp với Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương và các Bộ, ngành liên quan
nghiên cứu chính sách hỗ trợ xuất bản báo, tạp chí, các trang thông tin điện tử
dành cho người Việt Nam ở nước ngoài.
c. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ
trì, phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Ban Cán sự Đảng ngoài nước
và Bộ Ngoại giao nghiên cứu, kiến nghị khả năng xuất bản báo viết, báo điện tử ở
một số nước có đông người Việt Nam sinh sống, trình Thủ tướng Chính phủ trong
quý I năm 2005; xây dựng thư viện trên mạng Internet để phục vụ cho người Việt
Nam sống xa Tổ quốc.
d. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ
trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan, nghiên cứu, xây dựng
quy chế khuyến khích các đoàn nghệ thuật, các ca sĩ, nghệ sĩ trong nước tổ chức
các chuyến biểu diễn nghệ thuật phục vụ kiều bào; các ca sĩ, nghệ sĩ người Việt
Nam ở nước ngoài về biểu diễn ở trong nước; xuất bản, phát hành ở trong nước một
số sản phẩm văn hoá của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phù hợp các quy định
về xuất bản.
đ. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp
với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Giao thông vận tải, trong quý
IV năm 2004 tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chính sách trợ giá đối với cước
vận chuyển ấn phẩm văn hoá, giá vé máy bay cho các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn
phục vụ cộng đồng trong thời gian qua, đề xuất các kiến nghị cần thiết.
7. Về việc dạy
và học tiếng Việt cho thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài:
Thực hiện Quyết định số
281/QĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề
án Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, trong quý
III năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban Điều hành Đề án với sự tham
gia của đại diện các Bộ: Tài chính, Ngoại giao, Văn hoá - Thông tin, Văn phòng
Chính phủ, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên
quan khác để triển khai Đề án trong năm 2004, 2005 và các năm tiếp theo, bao gồm
các hoạt động chủ yếu sau:
- Điều tra, khảo sát nhu cầu dạy
và học tiếng Việt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
- Xây dựng chương trình, biên soạn,
phát hành tài liệu dạy và học tiếng Việt, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên
quan hướng dẫn việc dạy và học tiếng Việt theo phương thức từ xa qua truyền
hình, đài phát thanh, mạng Internet, đĩa từ.
- Tổ chức việc bồi dưỡng giáo
viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
- Hỗ trợ việc dạy tiếng Việt cho
người Việt Nam ở nước ngoài tại các trung tâm, nhà văn hoá, các trường của các
Hội người Việt Nam hoặc các cơ sở giáo dục khác ở nước ngoài tổ chức dạy và học
tiếng Việt.
8. Tăng cường
các hoạt động giao lưu giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước.
a. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam chủ trì, phối
hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành, địa phương liên quan thường xuyên tổ chức
các chương trình giao lưu thể thao, văn hoá, văn học, nghệ thuật, du lịch về
nguồn, trại hè nói tiếng Việt... giữa thế hệ trẻ Việt Nam trong và ngoài nước.
b. Ủy ban Thể dục thể thao chủ
trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan giải quyết các thủ tục
cần thiết để người Việt Nam ở nước ngoài được về nước tham gia các hoạt động thể
dục, thể thao trong nước và làm thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho những vận động
viên là người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích xuất sắc và có nguyện vọng
tham gia đoàn thể thao Việt Nam tham dự các kỳ đại hội và giải vô địch thể thao
khu vực và thế giới.
9. Về chính
sách khen thưởng người Việt Nam ở nước ngoài
a. Viện Thi đua Khen thưởng Nhà nước
chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ban Cán sự Đảng ngoài nước tổng kết, đánh
giá công tác khen thưởng đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian
qua; phổ biến, hướng dẫn và tuyên truyền các quy định hiện hành về công tác thi
đua khen thưởng của Nhà nước ta cho các tổ chức và cá nhân người Việt Nam ở nước
ngoài nhằm góp phần tích cực vào công cuộc vận động người Việl Nam ở nước ngoài
đóng góp sức người, sức của xây dựng đất nước; đồng thời, có hình thức thích hợp
khen thưởng các tổ chức, cá nhân người nước ngoài đã có thành tích ủng hộ, bảo
vệ và giúp đỡ người Việt Nam ở nước ngoài.
b. Các Bộ, ngành và địa phương,
các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người có trách nhiệm phát hiện, giới thiệu
những tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều công sức đóng góp
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước (qua Viện Thi
đua Khen thưởng Nhà nước và Bộ Ngoại giao) để có hình thức khen thưởng thích
đáng.
10. Tiếp tục đổi
mới phương thức vận động người Việt Nam ở nước ngoài:
a. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp
với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nghiên cứu, đề ra
và hỗ trợ các phương thức vận động mới, động viên, khuyến khích mọi hình thức tập
hợp, đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt chú trọng đến hoạt động của
các thế hệ trẻ, trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với pháp luật và phong tục tập
quán nước sở tại. Hỗ trợ các dự án của người Việt Nam ở nước ngoài có mục tiêu
trên.
b. Bộ Ngoại giao phối hợp với
Ban Cán sự Đảng ngoài nước chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
tăng cường tiếp xúc, vận động, tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước tới người Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh công tác bảo hộ công
dân và bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài.
c. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp
với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền vận
động kiều bào hưởng ứng và tham gia các phong trào, các cuộc vận động mang tính
toàn dân, đồng thời tiến hành tổng kết công tác vận động người Việt Nam ở nước
ngoài báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2004; nghiên cứu, đề xuất
các biện pháp nhằm phát huy vai trò và phát triển tổ chức Hội Liên lạc với người
Việt Nam ở nước ngoài cũng như các hình thức tập hợp khác theo hướng xã hội hoá
công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài.
Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành
thường xuyên tham khảo Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong quá trình xem xét, sửa đổi, bổ
sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách liên
quan tới người Việt Nam ở nước ngoài.
d. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ
Ngoại giao, trong quý III năm 2004, lập dự toán ngân sách cho Uỷ ban về người
Việt Nam ở nước ngoài để đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.
11. Kiện toàn
tổ chức
a. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp
với Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất chủ trương, biện pháp kiện toàn tổ chức
của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, tăng cường biên chế chuyên trách về
công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao ở
những nước có đông người Việt Nam sinh sống, trình cơ quan có thẩm quyền xem
xét, quyết định.
b. Các Bộ, ngành, các tỉnh,
thành phố có quan hệ nhiều với người Việt Nam ở nước ngoài thành lập bộ phận
giúp cơ quan lãnh đạo trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
c. Kiến nghị Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận kiện toàn, củng cố
và tăng cường tổ chức bộ máy nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đối
với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới.
d. Sau một thời gian thực hiện
Chương trình hành động này, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan
liên quan tổ chức lấy ý kiến của người Việt Nam ở nước ngoài, tổng hợp kiến nghị
Chính phủ tổ chức Hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Chương
trình này để tiếp tục thực hiện trong những năm sau.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
căn cứ vào Chương trình hành động này của Chính phủ và xuất phát từ tình hình
thực tế của từng Bộ, ngành, địa phương tổ chức ngay việc thực hiện Nghị quyết của
Bộ Chính trị về đổi mới chính sách và công tác vận động người Việt Nam ở nước
ngoài.