Quyết định 1074/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Trị đến năm 2025

Số hiệu 1074/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/04/2020
Ngày có hiệu lực 27/04/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Hà Sỹ Đồng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1074/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 27 tháng 4 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2728/QĐ-BNN-CB ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 340/TTr-SCT ngày 19/3/2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đề án: Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Trị đến năm 2025.

2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2020 - 2025.

3. Quan điểm

- Phát triển gỗ và sản phẩm gỗ từ sử dụng hợp lý tài nguyên từ trồng rừng, cải tạo rừng và làm giàu rừng đến khai thác, chế biển, chú trọng phát triển rừng gỗ lớn và khai thác rừng bền vững. Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trên cơ sở huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế cùng tham gia, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

- Việc đầu tư, mở rộng quy mô doanh nghiệp chế biến gỗ phải đảm bảo yêu cầu công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến kết hợp với công nghệ thiết bị truyền thống và có quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu để phát triển những mặt hàng có lợi thế so sánh, phải gắn với thị trường tiêu thụ trong nước, thế giới; nâng cao chất lượng, tăng nhanh giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế để công nghiệp chế biến gỗ phát triển bền vững và hiệu quả, cụ thể:

+ Thị trường và dự báo nhu cầu thị trường phải được coi là căn cứ để xác định mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến gỗ, đồng thời là động lực để từng bước đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị phù hợp, tiên tiến gắn với khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu và công tác quản lý, sử dụng rừng bền vững.

+ Phát triển công nghiệp chế biến gỗ theo hướng đầu tư chế biến sâu, hạn chế sử dụng nguyên liệu từ gỗ rừng tự nhiên, không có xuất xứ rõ ràng sang chế biến gỗ rừng trồng, từng bước đổi mới công nghệ thiết bị nhằm sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ, giảm khối lượng gỗ phế thải trên cơ sở chế biến tổng hợp, bao gỗm sản xuất ván nhân tạo, viên nén năng lượng, phát triển trên cơ sở huy động mọi nguồn lực của tỉnh.

+ Cơ cấu sản phẩm gỗ phải được đặt trong tổng thể Quy hoạch quốc gia và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên cơ sở đảm bảo hai mục tiêu cơ bản là nâng cao khả năng cạnh tranh và duy trì tốc độ tăng trưởng của công nghiệp chế biến gỗ, phát huy sự năng động, lấy công nghệ là nền tảng căn bản để phát triển và phải hoàn thiện mối quan hệ sản xuất với các ngành công nghiệp khác.

+ Không cấp phép đầu tư mới đối với các cơ sở băm dăm gỗ, tập trung phát triển các cơ sở đã cấp phép, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực tìm kiếm thị trường, sản xuất đáp ứng công suất đã đăng ký, đồng thời khuyến khích thúc đẩy phát triển sản xuất ván nhân tạo, gỗ ván MDF, viên nén năng lượng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm gỗ và nhiên liệu đốt phục vụ tiêu dùng, sản xuất năng lượng tái tạo trong nước và xuất khẩu.

4. Mục tiêu chung đến 2025

Xây dựng công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh trở thành ngành sản xuất quan trọng với công nghệ tiên tiến, hiện đại, có đóng góp quan trọng trong cơ cấu phát triển công nghiệp tỉnh; có khả năng cạnh tranh cao, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng phát triển chế biến sâu nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và thâm nhập thị trường xuất khẩu: tăng kim ngạch xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa; đóng góp tỷ trọng lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4.1. Mục tiêu năm 2020

- Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, giá trị sản xuất năm 2020 đạt 3.150 tỷ đồng, tăng bình quân 16%/năm.

Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 90 triệu USD.

- Giải quyết được 2.200 lao động có việc làm ổn định và hàng nghìn lao động gián tiếp, tăng bình quân 7,3%/năm.

4.2. Mục tiêu đến năm 2025

- Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5.600 tỷ đồng, tăng bình quân 13%/năm.

- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ dạt 120 triệu USD đến năm 2025, tăng bình quân 8,4%/năm, phấn đấu tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ so với toàn ngành công nghiệp chế biến là 10%.

- Giải quyết được 3.000 lao động có việc làm ổn định, và hàng nghìn lao động gián tiếp, tăng bình quân giai đoạn khoảng 7,4%/năm.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ