Nghị quyết 13/2015/NQ-HĐND về Chương trình việc làm tỉnh Cà Mau năm 2016
Số hiệu | 13/2015/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 09/12/2015 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2016 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cà Mau |
Người ký | Bùi Công Bửu |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2015/NQ-HĐND |
Cà Mau, ngày 09 tháng 12 năm 2015 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM TỈNH CÀ MAU NĂM 2016
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 14
(Từ ngày 08 đến ngày 09 tháng 12 năm 2015)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm;
Xét Tờ trình số 213/TTr-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết về Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Cà Mau năm 2016 và Báo cáo thẩm tra số 53/BC-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2015 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh;
Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa VIII, kỳ họp thứ 14 đã thảo luận và thống nhất,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Chương trình việc làm tỉnh Cà Mau năm 2016, với các nội dung chủ yếu sau:
a) Mục tiêu chung:
Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
b) Các chỉ tiêu cụ thể:
Tạo việc làm tăng thêm cho 37.000 lao động (Trong đó: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau khi học nghề khoảng 10.500 lao động), gồm:
- Tạo việc làm trong tỉnh: 17.000 lao động;
- Tạo việc làm ngoài tỉnh: 19.950 lao động;
- Tạo việc làm có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng: 50 lao động.
2. Nội dung hoạt động của Chương trình
a) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với việc làm và có việc làm sau khi học nghề;
b) Sử dụng có hiệu quả Quỹ quốc gia về việc làm;
c) Hỗ trợ đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng;
d) Hỗ trợ phát triển thị trường lao động;
đ) Nâng cao năng lực truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.
a) Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, tạo chuyển biến nhận thức về giải quyết việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp, các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội;
b) Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, chất lượng nguồn lao động để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động;
c) Sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm đúng mục đích; theo hướng tập trung, kịp thời và có hiệu quả;