Quyết định 1051/QĐ-UBND thông qua Phương án đơn giản hóa 26 thủ tục hành chính của 18 lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của tỉnh Tuyên Quang năm 2024
Số hiệu | 1051/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 15/09/2024 |
Ngày có hiệu lực | 15/09/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký | Hoàng Việt Phương |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1051/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 15 tháng 9 năm 2024 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ -CP ngày 07/08/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Thực hiện Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 19/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
|
KT. CHỦ TỊCH |
ĐƠN GIẢN HÓA 26 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC) CỦA 18 LĨNH VỰC
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1051/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
PHẦN I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH (21 thủ tục)
1. Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam
a) Nội dung đề xuất đơn giản hóa: Đề nghị đơn giản hóa về thành phần hồ sơ.
Xuất phát từ thực tế việc thực hiện thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam chia làm hai trường hợp: (1) Trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam không đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài và (2) trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài.
Đối với trường hợp (2) “nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài”: đề nghị bỏ Bản cam kết của người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài: “Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; bổ sung mục “Cam kết của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về việc: Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vào Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.
* Lý do:
- Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định số 16/2020/NĐ-CP) quy định một số giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam như sau: “Người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thuộc trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 9 của Nghị định này phải có … bản cam kết của người đó về nội dung quy định tại khoản 5 Điều 9 của Nghị định này”.
- Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định nội dung cam kết như sau: “Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1051/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 15 tháng 9 năm 2024 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ -CP ngày 07/08/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Thực hiện Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 19/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
|
KT. CHỦ TỊCH |
ĐƠN GIẢN HÓA 26 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC) CỦA 18 LĨNH VỰC
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1051/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
PHẦN I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH (21 thủ tục)
1. Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam
a) Nội dung đề xuất đơn giản hóa: Đề nghị đơn giản hóa về thành phần hồ sơ.
Xuất phát từ thực tế việc thực hiện thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam chia làm hai trường hợp: (1) Trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam không đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài và (2) trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài.
Đối với trường hợp (2) “nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài”: đề nghị bỏ Bản cam kết của người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài: “Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; bổ sung mục “Cam kết của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về việc: Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vào Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.
* Lý do:
- Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định số 16/2020/NĐ-CP) quy định một số giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam như sau: “Người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thuộc trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 9 của Nghị định này phải có … bản cam kết của người đó về nội dung quy định tại khoản 5 Điều 9 của Nghị định này”.
- Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định nội dung cam kết như sau: “Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
- Điểm a khoản 1 Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: “1. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam…”.
- Điểm a, điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư số 04/2024/TT-BTP ngày 06/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2020/TT-BTP ngày 08/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch và Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (sau đây viết tắt là Thông tư số 04/2024/TT-BTP) quy định:
“3. Thay thế các loại mẫu giấy tờ về quốc tịch tại Điều 4, gồm:
a) Thay thế mẫu Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (TP/QT-2020-ĐXNQT.1) bằng Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (TP/QT-2024-ĐXNQT.1);
b) Thay thế mẫu Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho người giám hộ/người đại diện theo pháp luật làm Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người được giám hộ/được đại diện (TP/QT-2020-ĐXNQT.2) bằng Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho người đại diện theo pháp luật làm Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người được đại diện (TP/QT-2024-ĐXNQT.2)”.
Trong hai mẫu đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam nêu trên chưa có nội dung cam kết: “Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
b) Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi khoản 3 Điều 10 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP theo hướng bỏ thành phần hồ sơ: Bản cam kết của người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài về nội dung: “Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong trường hợp người yêu cầu thực hiện thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài; đồng thời sửa đổi mẫu Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư số 04/2024/TT-BTP theo hướng bổ sung nội dung cam kết của người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài về việc: “Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa: Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giải quyết TTHC, giảm chi phí và thời gian giải quyết TTHC.
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 10.928.310 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 9.317.410 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 1.610.900 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15%.
2. Thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam
a) Nội dung đề xuất đơn giản hóa: Đề nghị đơn giản hóa về thành phần hồ sơ.
Xuất phát từ thực tế việc thực hiện thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam chia làm hai trường hợp: (1) Trường hợp trở lại quốc tịch Việt Nam không đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài và (2) Trường hợp trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài.
Đối với trường hợp (2) “trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài”: đề nghị bỏ thành phần hồ sơ Bản cam kết của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài: “Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; bổ sung mục “Cam kết của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về việc: Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vào Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
* Lý do:
- Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định một số giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam như sau: “Người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thuộc trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 9 của Nghị định này phải có … bản cam kết của người đó về nội dung quy định tại khoản 5 Điều 9 của Nghị định này”.
- Điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: “1. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam…”.
- Điểm c, điểm d khoản 3 Điều 1 Thông tư số 04/2024/TT-BTP quy định:
“3. Thay thế các loại mẫu giấy tờ về quốc tịch tại Điều 4, gồm:
c) Thay thế mẫu Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (TP/QT-2020-ĐXTLQT.1) bằng Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (TP/QT-2024-ĐXTLQT.1);
d) Thay thế mẫu Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam dùng cho người giám hộ/người đại diện theo pháp luật làm Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam cho người được giám hộ/được đại diện (TP/QT-2020-ĐXTLQT.2) bằng Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam dùng cho người đại diện theo pháp luật làm Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam cho người được đại diện (TP/QT-2024-ĐXTLQT.2)”.
Trong hai mẫu đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam nêu trên chưa có nội dung cam kết: “Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
b) Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi khoản 3 Điều 15 Nghị định số 16/2020/NĐ -CP theo hướng bỏ thành phần hồ sơ Bản cam kết của người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài về nội dung: “Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong trường hợp người yêu cầu thực hiện thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài; đồng thời sửa đổi mẫu Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều 1 Thông tư số 04/2024/TT -BTP theo hướng bổ sung nội dung cam kết của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài về nội dung: “Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa: Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giải quyết TTHC, giảm chi phí và thời gian giải quyết TTHC.
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 10.928.310 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 9.317.410 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 1.610.900 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15%.
3. Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam
a) Nội dung đề xuất đơn giản hóa: Đề nghị đơn giản hóa về thành phần hồ sơ.
Xuất phát từ thực tế việc thực hiện thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam đối với con chưa thành niên sinh khi chỉ người cha hoặc người mẹ thôi quốc tịch Việt Nam chia làm hai trường hợp: (1) Trường hợp chỉ người cha hoặc người mẹ thôi quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó vẫn giữ quốc tịch Việt Nam (2) Trường hợp chỉ người cha hoặc người mẹ thôi quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó thôi quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ.
Đối với trường hợp thứ hai (chỉ người cha hoặc người mẹ thôi quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó thôi quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ), đề nghị đơn giản hóa về thành phần hồ sơ theo hướng bỏ thành phần hồ sơ “Văn bản thỏa thuận có đủ chữ ký của cha mẹ về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam cho con”, bổ sung mục “Thỏa thuận của cha mẹ về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam cho con” vào Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam.
* Lý do:
- Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định một số giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam như sau: “…Trường hợp chỉ người cha hoặc người mẹ thôi quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó thôi quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận có đủ chữ ký của cha mẹ về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam cho con…”.
- Điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: “1. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam bao gồm:
a) Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam”.
- Điểm đ, điểm e khoản 3 Điều 1 Thông tư số 04/2024/TT-BTP quy định:
“3. Thay thế các loại mẫu giấy tờ về quốc tịch tại Điều 4, gồm:
đ) Thay thế mẫu Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (TP/QT-2020-ĐXTQT.1) bằng Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (TP/QT-2024-ĐXTQT.1);
e) Thay thế mẫu Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam dùng cho người giám hộ/người đại diện theo pháp luật làm Đơn thôi quốc tịch Việt Nam cho người được giám hộ/được đại diện (TP/QT-2020-ĐXTQT.2) bằng Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam dùng cho người đại diện theo pháp luật làm Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam cho người được đại diện (TP/QT-2024-ĐXTQT.2)”.
Trong hai mẫu đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam nêu trên chưa có nội dung “Thỏa thuận của cha mẹ về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam cho con”.
b) Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi khoản 3 Điều 18 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP theo hướng bỏ thành phần hồ sơ: Văn bản thỏa thuận có đủ chữ ký của cha mẹ về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam cho con chưa thành niên sinh sống cùng người đó thôi quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ đối với trường hợp chỉ người cha hoặc người mẹ thôi quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó thôi quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ; đồng thời sửa đổi mẫu Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam quy định tại điểm đ, điểm e khoản 3 Điều 1
Thông tư số 04/2024/TT-BTP theo hướng bổ sung nội dung “Thỏa thuận của cha mẹ về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam cho con chưa thành niên sinh sống cùng người đó thôi quốc tịch Việt Nam” (có đủ chữ ký của cha mẹ) vào Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa: Tạo thuận lợi cho tổ chức/cá nhân yêu cầu giải quyết TTHC, giảm chi phí và thời gian giải quyết TTHC.
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 10.030.435 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 8.693.450 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 1.336.985 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16%.
B. SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (02 thủ tục) I. Lĩnh vực Hoạt động khoa học và công nghệ
a) Nội dung đề xuất đơn giản hóa: Đề nghị đơn giản hóa về thành phần hồ sơ.
Đề nghị giảm bớt thành phần hồ sơ: “Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấp phép kinh doanh,...) của các bên tham gia chuyển giao công nghệ; bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu (còn thời hạn theo quy định) (đối với cá nhân).
* Lý do:
- Về việc giảm thành phần hồ sơ “Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấp phép kinh doanh, ...) của các bên tham gia chuyển giao công nghệ”
Thành phần hồ sơ “Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấp phép kinh doanh,...) của các bên tham gia chuyển giao công nghệ” đã có trong thành phần hồ sơ của thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ) mà tổ chức/cá nhân đã nộp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
Tại Mẫu văn bản đề nghị đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ đã có mục kê khai thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đã được cấp.
Trong thành phần hồ sơ đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ theo quy định tại Điều 33 Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19/6/2017 không quy định thành phần “Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấp phép kinh doanh,...) của các bên tham gia chuyển giao công nghệ”.
Việc đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ gồm các nội dung về chuyển giao công nghệ, không thay đổi thông tin về tư cách pháp lý của các bên tham gia chuyển giao công nghệ theo Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đã được cấp nên không cần thiết phải đối soát lại thông qua thành phần hồ sơ “Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấp phép kinh doanh,...) của các bên tham gia chuyển giao công nghệ”.
- Về việc giảm thành phần hồ sơ “Bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn theo quy định (đối với cá nhân)”:
+ Tại khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước ngày 27/11/2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 quy định: “Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024”, như vậy sau ngày 31/12/2024, chứng minh thư nhân dân sẽ không còn giá trị sử dụng nên đề xuất bỏ thành phần bản sao chứng minh thư nhân dân.
+ Căn cứ khoản 5, 6 Điều 9 Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử có hiệu lực từ ngày 01/7/2024:
“5. Tài khoản định danh điện tử được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động khác theo nhu cầu của chủ thể danh tính điện tử.
6. Thông tin về danh tính điện tử và thông tin tích hợp trên căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử có giá trị chứng minh, tương đương với việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng, xuất trình giấy tờ, tài liệu có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác”.
Như vậy, có thể tra cứu thông tin công dân thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đối soát thông tin công dân phục vụ giải quyết TTHC.
b) Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Mẫu văn bản đề nghị đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ (Mẫu số 06 Phụ lục Các mẫu ban hành theo Thông tư số 02/2018/TT-BKHCN ngày 15/5/2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ) quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư số 02/2018/TT-BKHCN ngày 15/5/2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
- Bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấp phép kinh doanh,...) của các bên tham gia chuyển giao công nghệ” và “Bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn theo quy định (đối với cá nhân)” tại mục V Mẫu Văn bản đề nghị đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ (Mẫu 06 Phụ lục kèm theo Thông tư số 02/2008/TT-BKHCN).
- Bổ sung mục kê khai thông tin về số định danh cá nhân (đối với cá nhân) tại Mẫu Văn bản đề nghị đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ (Mẫu 06 Phụ lục kèm theo Thông tư số 02/2008/TT-BKHCN) để phục vụ tra cứu, đối soát thông tin về công dân khi giải quyết TTHC.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Giảm bớt được thành phần hồ sơ không cần thiết, giúp giảm bớt thời gian chuẩn bị hồ sơ cũng như giảm chi phí in sao tài liệu cho tổ chức, cá nhân.
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.777.158 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.663.762 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 113.396 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2,37%.
II. Lĩnh vực An toàn bức xạ và hạt nhân
a) Nội dung đề xuất đơn giản hóa: Đề nghị đơn giản hóa về thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết TTHC.
- Đề nghị giảm bớt thành phần hồ sơ: “Bản sao giấy phép đã được cấp và sắp hết hạn”.
- Đề nghị giảm thời gian giải quyết TTHC từ 25 ngày làm việc xuống còn 17,5 ngày làm việc (giảm 30% thời gian giải quyết TTHC).
* Lý do:
- Về đề nghị giảm thành phần hồ sơ:
Khoản 4 Điều 78 Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 quy định: “Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có quyền sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép”; khoản 3 Điều 28 Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử quy định: “Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ có quyền sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ”; khoản 5 Điều 2
Thông tư số 02/2022/TT-BKHCN ngày 25/02/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử quy định: “Cơ quan cấp Giấy phép, Giấy đăng ký, Chứng chỉ nhân viên bức xạ, Chứng chỉ hành nghề có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại theo quy định tại Nghị định số 142/2020/NĐ-CP”. Do vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cũng chính là cơ quan có thẩm quyền cấp gia hạn giấy phép; giấy phép sau khi được cấp thì được lưu trữ tại cơ quan cấp giấy phép.
Việc triển khai số hóa kết quả giải quyết TTHC đang được các cơ quan thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính”; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030..., do vậy có thể khai thác, tái sử dụng kết quả giải quyết đã được số hóa.
Mục 7 Đơn đề nghị gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ có mục kê khai thông tin về số giấy phép đã được cấp, ngày cấp, thời hạn nên cơ quan giải quyết TTHC có thể tra cứu giấy phép đã cấp đã được lưu trữ, số hóa.
- Về đề nghị giảm thời gian giải quyết
Điểm b khoản 4 Điều 29 Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 quy định về thời hạn thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế như sau: “25 ngày đối với thiết bị X-quang sử dụng trong y tế”.
Điểm b khoản 5 Điều 30 Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 quy định về thời gian giải quyết gia hạn Giấy phép như sau: “25 ngày đối với gia hạn giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế”.
Theo quy định của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 thì thời hạn thẩm định hồ sơ cấp giấy phép và thời hạn thẩm định hồ sơ gia hạn giấy phép đều là 25 ngày. Tuy nhiên việc xem xét, thẩm định hồ sơ gia hạn giấy phép đối với các tổ chức đã được cấp giấy phép (tổ chức đã đáp ứng các yêu cầu, điều kiện để được cấp giấy phép trước đây) có thể rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ so với việc thẩm định hồ sơ cấp giấy phép mới để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong thực hiện TTHC, duy trì hoạt động.
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi khoản 3, điểm b khoản 5 Điều 30 Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Giảm bớt được thành phần hồ sơ không cần thiết, giảm thời gian thực hiện TTHC, giảm bớt thời gian chuẩn bị hồ sơ cũng như giảm chi phí in sao tài liệu cho tổ chức, cá nhân.
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 28.325.838 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 22.757.604 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 5.568.234 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19,66%.
C. SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (02 thủ tục)
I. Lĩnh vực Lâm nghiệp (01 thủ tục)
a) Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị quy định rõ số lượng hồ sơ mà đối tượng phải nộp khi thực hiện TTHC.
* Lý do: Tại Khoản 2, Điều 84 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp có quy định về trình tự, thành phần hồ sơ thực hiện TTHC. Tuy nhiên, không quy định về số lượng hồ sơ, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung Điều 84 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Việc quy định rõ số lượng hồ sơ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, tránh tình trạng tiêu cực, yêu cầu nhiều bộ hồ sơ gây tốn kém chi phí cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC.
II. Lĩnh vực Thú y (01 thủ tục)
a) Nội dung đơn giản hóa: Về thành phần hồ sơ.
Bỏ thành phần hồ sơ: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân được quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 109, Luật Thú y.
* Lý do: Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ về định danh và xác thực điện tử quy định việc sử dụng tài khoản định danh diện tử như sau: “Tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của công dân Việt Nam được sử dụng để truy cập, khai thác, sử dụng căn cước điện tử, thông tin khác ngoài thông tin đã tích hợp vào căn cước điện tử được chia sẻ, tích hợp, cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và toàn bộ tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật”.
Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ về định danh và xác thực điện tử quy định việc sử dụng tài khoản định danh diện tử như sau: “Tài khoản định danh điện tử được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động khác theo nhu cầu của chủ thể danh tính điện tử”.
Như vậy, đối với công dân đã có tài khoản định danh điện tử mức độ 2, có thông tin về nhân thân đã được xác thực trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, khi thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp bộ thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập được kết nối, tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia thì thông tin của công dân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân. Do vậy việc cung cấp Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 109, Luật Thú y là không cần thiết đối với đối tượng thực hiện TTHC.
b) Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi điểm d, khoản 2, Điều 109 Luật Thú y năm 2015.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa: Tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện thủ tục hành chính; giảm chi phí in ấn, nộp hồ sơ…
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 48.856.620 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 47.800.680 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 1.055.940 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2,2%.
D. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (05 thủ tục) I. Lĩnh vực Văn bằng, chứng chỉ
1. Thủ tục cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
a) Nội dung đơn giản hóa: Về thành phần hồ sơ.
Bỏ thành phần hồ sơ: “Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra” được quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 31, Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
* Lý do:
Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ về định danh và xác thực điện tử quy định việc sử dụng tài khoản định danh diện tử như sau: “Tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của công dân Việt Nam được sử dụng để truy cập, khai thác, sử dụng căn cước điện tử, thông tin khác ngoài thông tin đã tích hợp vào căn cước điện tử được chia sẻ, tích hợp, cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và toàn bộ tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật”.
Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ về định danh và xác thực điện tử quy định việc sử dụng tài khoản định danh diện tử như sau: “Tài khoản định danh điện tử được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động khác theo nhu cầu của chủ thể danh tính điện tử”.
Như vậy, đối với công dân đã có tài khoản định danh điện tử mức độ 2, có thông tin về nhân thân đã được xác thực trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, khi thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp bộ thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập được kết nối, tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia thì thông tin của công dân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân. Do vậy việc cung cấp Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 31, Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT là không cần thiết đối với đối tượng thực hiện TTHC.
b) Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi điểm b, khoản 1 Điều 31, Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT ngày 29/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với công dân đã có tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện thủ tục hành chính; giảm chi phí in ấn, nộp hồ sơ:
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 48.856.620 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 47.800.680 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 1.055.940 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2,2%.
II. Lĩnh vực Đào tạo với nước ngoài
a) Nội dung đơn giản hóa: Về thành phần hồ sơ
Đề nghị mẫu hóa các thành phần thành phần hồ sơ (bao gồm: Các thành phần hồ sơ được quy định tại Điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ.
* Lý do:
Việc quy định hồ sơ nhưng không có mẫu có thể gây khó khăn, mất nhiều thời gian cho cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu, hoàn thiện hồ sơ thực hiện TTHC. Đặc biệt, vì không có mẫu, dẫn tới có thể phát sinh việc gây khó dễ cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, tạo cơ sở cho việc nảy sinh nhũng nhiễu, tiêu cực; đồng thời, việc ban hành mẫu cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền rút ngắn thời gian thẩm định ban đầu về hồ sơ, thuận tiện trong việc triển khai áp dụng CNTT trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo hình thức trực tuyến.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa: Tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện thủ tục hành chính; giảm chi phí in ấn, nộp hồ sơ:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 144.111.756 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 98.876.617 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 45.235.139 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,4%.
a) Nội dung đơn giản hóa: Về thành phần hồ sơ
Đề nghị mẫu hóa các thành phần thành phần hồ sơ (bao gồm: Các thành phần hồ sơ được quy định tại Điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ.
* Lý do: Việc quy định hồ sơ nhưng không có mẫu có thể gây khó khăn, mất nhiều thời gian cho cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu, hoàn thiện hồ sơ thực hiện TTHC. Đặc biệt, vì không có mẫu, dẫn tới có thể phát sinh việc gây khó dễ cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, tạo cơ sở cho việc nảy sinh nhũng nhiễu, tiêu cực; đồng thời, việc ban hành mẫu cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền rút ngắn thời gian thẩm định ban đầu về hồ sơ, thuận tiện trong việc triển khai áp dụng CNTT trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo hình thức trực tuyến.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện thủ tục hành chính; giảm chi phí in ấn, nộp hồ sơ:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 98.876.617 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 37.254.630 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 61.621.987 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 62,3%.
III. Lĩnh vực Các cơ sở giáo dục khác
1. Cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về cách thức thực hiện: Đề nghị bổ sung quy định cụ thể các hình thức thực hiện để xác định rõ ràng các cách thức thức thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và quy định hiện hành về tiếp nhận, giải quyết TTHC.
* Lý do: Thủ tục hiện thời quy định về cách thức thực hiện tại điểm a Khoản 3 Điều 7 quy định “gửi” hồ sơ cho “cơ quan có thẩm quyền” chưa quy định cụ thể hình thức “gửi” là như thế nào có thể dẫn tới việc hiểu, vận dụng, thực hiện khó khăn, không rõ ràng, gây khó dễ cho tổ chức, cá nhân.
- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị mẫu hóa các thành phần thành phần hồ sơ (bao gồm: Các thành phần hồ sơ được quy định tại Điểm a, c, d Khoản 2 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
* Lý do: Việc quy định hồ sơ nhưng không có mẫu có thể gây khó khăn, mất nhiều thời gian cho cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu, hoàn thiện hồ sơ thực hiện TTHC. Đặc biệt, vì không có mẫu, dẫn tới có thể phát sinh việc gây khó dễ cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, tạo cơ sở cho việc nảy sinh nhũng nhiễu, tiêu cực; đồng thời, việc ban hành mẫu cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền rút ngắn thời gian thẩm định ban đầu về hồ sơ, thuận tiện trong việc triển khai áp dụng CNTT trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo hình thức trực tuyến.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung điểm a, c, d Khoản 2 và điểm a Khoản 3 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 100.813.080 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 34.416.657 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 66.396.423 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 65,86%.
2. Xác nhận hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa (bao gồm cấp tỉnh và cấp huyện)
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về cách thức thực hiện: Đề nghị bổ sung quy định cụ thể các hình thức thực hiện để xác định rõ ràng các cách thức thức thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và quy định hiện hành về tiếp nhận, giải quyết TTHC.
* Lý do: Thủ tục hiện thời quy định về cách thức thực hiện tại điểm a Khoản 3 Điều 8 quy định “gửi” hồ sơ cho “cơ quan có thẩm quyền” chưa quy định cụ thể hình thức “gửi” là như thế nào có thể dẫn tới việc hiểu, vận dụng, thực hiện khó khăn, không rõ ràng, gây khó dễ cho tổ chức, cá nhân.
- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị mẫu hóa các thành phần thành phần hồ sơ (bao gồm: Các thành phần hồ sơ được quy định tại Điểm a, c, d Khoản 3 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
* Lý do: Việc quy định hồ sơ nhưng không có mẫu có thể gây khó khăn, mất nhiều thời gian cho cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu, hoàn thiện hồ sơ thực hiện TTHC. Đặc biệt, vì không có mẫu, dẫn tới có thể phát sinh việc gây khó dễ cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, tạo cơ sở cho việc nảy sinh nhũng nhiễu, tiêu cực; đồng thời, việc ban hành mẫu cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền rút ngắn thời gian thẩm định ban đầu về hồ sơ, thuận tiện trong việc triển khai áp dụng CNTT trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo hình thức trực tuyến.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung điểm a, c, d Khoản 2 và điểm a Khoản 3 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.267.722.446 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.139.552.921 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 2.128.169.524 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 65,13%.
I. Lĩnh vực Khám bệnh, chữa bệnh
a) Nội dung đề xuất đơn giản hóa: Về thành phần hồ sơ.
Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ: “Giấy ra viện hoặc bảng kê chi phí điều trị ngoại trú; căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc giấy xác nhận số định danh cá nhân; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận người bệnh thuộc hộ nghèo, cận nghèo (nếu có)” được quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 5 Nghị quyết 25/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang quy định chính sách hỗ trợ người mắc suy thận mạn tính phải chạy thận nhân tạo chu kỳ, bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassaemia) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
* Lý do: Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ về định danh và xác thực điện tử quy định việc sử dụng tài khoản định danh diện tử như sau: “Tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của công dân Việt Nam được sử dụng để truy cập, khai thác, sử dụng căn cước điện tử, thông tin khác ngoài thông tin đã tích hợp vào căn cước điện tử được chia sẻ, tích hợp, cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và toàn bộ tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật”.
Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ về định danh và xác thực điện tử quy định việc sử dụng tài khoản định danh diện tử như sau: “Tài khoản định danh điện tử được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động khác theo nhu cầu của chủ thể danh tính điện tử”.
Như vậy, đối với công dân đã có tài khoản định danh điện tử mức độ 2, có thông tin về nhân thân đã được xác thực trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, khi thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp bộ thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập được kết nối, tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia thì thông tin của công dân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân. Do vậy việc cung cấp Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 5 Nghị quyết 25/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang quy định chính sách hỗ trợ người mắc suy thận mạn tính phải chạy thận nhân tạo chu kỳ, bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassaemia) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
b) Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi điểm b, Khoản 2, Điều 5 Nghị quyết 25/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang quy định chính sách hỗ trợ người mắc suy thận mạn tính phải chạy thận nhân tạo chu kỳ, bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassaemia) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đối với công dân đã có tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa: Giảm bớt được thành phần hồ sơ không cần thiết, tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện thủ tục hành chính; giảm chi phí in ấn, nộp hồ sơ.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 233.575.188 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 195.508.236 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 38.066.952 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16,3%.
a) Nội dung đơn giản hóa: Về thành phần hồ sơ.
Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ: “Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra” được quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 54/2017/NĐ CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.
* Lý do: Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ về định danh và xác thực điện tử quy định việc sử dụng tài khoản định danh diện tử như sau: “Tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của công dân Việt Nam được sử dụng để truy cập, khai thác, sử dụng căn cước điện tử, thông tin khác ngoài thông tin đã tích hợp vào căn cước điện tử được chia sẻ, tích hợp, cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và toàn bộ tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật”.
Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ về định danh và xác thực điện tử quy định việc sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau: “Tài khoản định danh điện tử được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động khác theo nhu cầu của chủ thể danh tính điện tử”.
Như vậy, đối với công dân đã có tài khoản định danh điện tử mức độ 2, có thông tin về nhân thân đã được xác thực trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, khi thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp bộ thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập được kết nối, tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia thì thông tin của công dân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân. Do vậy việc cung cấp Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược là không cần thiết đối với đối tượng thực hiện TTHC.
b) Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi điểm b, Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược đối với công dân đã có tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa: Giảm bớt được thành phần hồ sơ không cần thiết, tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện thủ tục hành chính; giảm chi phí in ấn, nộp hồ sơ.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 103.732.376 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 100.106.952 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 3.625.424 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,49%.
I. Lĩnh vực Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
a) Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ là:“...b) Danh sách cán bộ quản lý, thí nghiệm viên kèm theo các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận được đào tạo liên quan (trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này)”
* Lý do:
Tại điểm 2, khoản 5, Điều 8, Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ: Hồ sơ đăng ký cấp mới, bổ sung, sửa đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, bao gồm:
a) Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo Mẫu số 01 của Phụ lục I kèm theo Nghị định này (đối với trường hợp đề nghị cấp mới, cấp lại), hoặc đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo Mẫu số 02 của Phụ lục I kèm theo Nghị định này (đối với trường hợp đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi);
b) Danh sách cán bộ quản lý, thí nghiệm viên kèm theo các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận được đào tạo liên quan (trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này);
c) Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thí nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này phù hợp với từng trường hợp đề nghị cấp mới hoặc bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này;
d) Các hồ sơ liên quan đến nội dung thay đổi trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này (nếu có).
Tuy nhiên khi nộp hồ sơ thực hiện thủ tục Bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng trong trường hợp tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thay đổi địa điểm đặt phòng thí nghiệm hoặc thay đổi, bổ sung, sửa đổi chỉ tiêu thí nghiệm, tiêu chuẩn thí nghiệm trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thì thành phần hồ sơ tại mục b“Danh sách cán bộ quản lý, thí nghiệm viên kèm theo các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận được đào tạo liên quan (trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này)” là không cần thiết.
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm 2, khoản 5, Điều 8, Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ:
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho tổ chức và các nhân, giảm được chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC, cụ thể:
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 142.284.600 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 110.086.600 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 32.198.000 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 23%.
G. SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (01 thủ tục) I. Lĩnh vực Môi trường
a) Nội dung đơn giản hóa:
Bỏ 01 loại thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính gồm: bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận.
* Lý do: Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận là hồ sơ đã được lưu giữu tại cơ quan thẩm định, việc khai thác, sử dụng tài liệu tại kho lưu trữ tài liệu dễ dàng (Hiện nay, hồ sơ cũng được lưu trữ trên Hệ thống phần mềm quản lý văn bản, Hệ thống dịch vụ hành chính công). Việc yêu cầu yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp hồ sơ đã được thẩm định là không cần thiết.
b) Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị bỏ điểm c, khoản 2, Điều 36 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa: Cắt giảm được hồ sơ đầu vào, giúp việc thực hiện số hóa hồ sơ đơn giản, dễ dàng hơn.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.715.890 đồng
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.403.910 đồng
- Chi phí tiết kiệm: 2.311.980 đồng.
I. Lĩnh vực Tổ chức phi chính phủ
1. Thủ tục báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường của hội
a) Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Báo cáo số lượng hội viên, trong đó nêu rõ số hội viên chính thức của hội;”.
* Lý do: Nhằm cắt giảm thành phần hồ sơ không cần thiết, do nội dung này các Hội đã báo cáo trong báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới của hội.
b) Kiến nghị thực thi:
Bãi bỏ điểm e Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa: Giảm bớt được thành phần hồ sơ không cần thiết, tạo thuận lợi cho tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính; giảm chi phí in ấn, nộp hồ sơ.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 63.198.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 61.198.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 2.000.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,16%.
2. Thủ tục cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
a) Nội dung đơn giản hóa:
Bỏ thành phần hồ sơ Lý lịch tư pháp đối với thành viên Ban Sáng lập quỹ là cán bộ, công chức, viên chức hoặc cán bộ, công chức, viên chức mới nghỉ hưu trong vòng 01 năm hoặc đang là lãnh đạo các Hội quần chúng cùng cấp.
* Lý do: Cắt giảm thành phần hồ sơ không cần thiết nhằm giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức và cá nhân.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm d khoản 2 Điều 15 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ “d) Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ…” thành “d) Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ, trừ trường hợp thành viên Ban sáng lập quỹ là cán bộ, công chức, viên chức hoặc cán bộ, công chức, viên chức mới nghỉ hưu trong vòng 01 năm hoặc đang là lãnh đạo các Hội quần chúng cùng cấp …”.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa: Giảm thành phần hồ sơ không cần thiết nhằm giảm chi phí thực hiện TTHC, tạo thuận lợi cho tổ chức và cá nhân.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 569.584 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 509.584 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 60.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10,53%.
I. SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH (02 thủ tục)
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời hạn giải quyết đề nghị: Thực hiện cắt giảm thời hạn giải quyết TTHC từ 05 ngày xuống còn 3,5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Về cơ quan giải quyết: Đề nghị phân cấp cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý.
* Lý do:
- Quy định thời hạn giải quyết 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ là chưa hợp lý, mất nhiều thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân.
- Việc phân cấp thẩm quyền quyết định cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ rút ngắn thời gian đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị Sửa đổi điểm c, khoản 4, Điều 10 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14//12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Kiến nghị giảm thời gian theo quy định từ 05 ngày xuống 3,5 ngày.
- Đề nghị sửa đổi điểm b, khoản 2, Điều 10, Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này” phân cấp cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC và phân cấp thẩm quyền quyết định cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ rút ngắn thời gian đi lại, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí thời gian cho tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC.
II. Lĩnh vực Du lịch (01 TTHC)
1. Thủ tục Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm
a) Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ không cần thiết: “Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú”
* Lý do: Thủ tục hành chính nêu trên đã được công bố Dịch vụ công trực tuyến toàn trình (hoặc một phần), mẫu đơn đề nghị sẽ được sử dụng thông tin được chia sẻ từ Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư và được xác thực bởi ứng dụng VNeID để thay thế cho việc yêu cầu nộp bản giấy Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, nên không cần thiết nộp thành phần hồ sơ nêu trên.
b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 1, Điều 61 Luật Du lịch năm 2017.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa: Tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện thủ tục hành chính; giảm chi phí in ấn, đi lại xin xác nhận sơ yếu lý lịch.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 142.195.500 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 119.695.500 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 22.500.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15,82%.
PHẦN II - THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN (03 thủ tục)
I. Lĩnh vực Nội vụ (01 thủ tục)
1. Thủ tục báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường của Hội
a) Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị điều chỉnh thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần hồ sơ là Lý lịch tư pháp của người đầu hội cấp xã.
* Lý do: Tại Khoản, 4 Điều 1, Thông tư 01/2022/TT-BNV ngày 16/01/2022 của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP điều chỉnh quy định về hồ sơ xin ý kiến tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường của hội:
“Nhân sự dự kiến người đứng đầu hội phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, trường hợp nhân sự dự kiến người đứng đầu hội là cán bộ, công chức, viên chức hoặc đã là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã nghỉ hưu được cơ quan có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ thì không cần phiếu lý lịch tư pháp”.
Tuy nhiên Các thông tin về công dân hiện nay đã được quản lý đầy đủ qua định danh điện tử trên hệ thống dữ liệu quốc gia của Bộ Công an; chính quyền địa phương có thể căn cứ các thông tin này để xác định nhân sự đảm bảo không có án tích, lý lịch rõ ràng, đủ điều kiện để giữ chức vụ chủ tịch hội. Bên cạnh đó việc hoàn thiện thành phần hồ sơ Lý lịch tư pháp tốn kém chi phí, thời gian cho cá nhân là nhân sự dự kiến đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu hội và không phù hợp với hội có quy mô nhỏ tại các xã, thị trấn.
b) Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ nội dung “….phiếu lý lịch tư pháp, trường hợp nhân sự dự kiến người đứng đầu hội là cán bộ, công chức, viên chức hoặc đã là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã nghỉ hưu được cơ quan có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ thì không cần phiếu lý lịch tư pháp” tại Khoản 4, Điều 1, Thông tư 01/2022/TT-BNV ngày 16/01/2022 của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP điều chỉnh quy định về hồ sơ xin ý kiến tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường của hội.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.000.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.000.000 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 1.000.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50%.
II. Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo (02 thủ tục)
a) Nội dung đơn giản hóa:
Đề xuất cắt giảm thành phần hồ sơ “bản sao Chứng minh nhân dân”.
* Lý do: Chứng minh nhân dân sẽ hết hạn sử dụng từ ngày 31/12/2024, theo các mốc quy định tại Điều 46 Luật Căn cước năm 2023, vì vậy nên đồng bộ các quy định liên quan theo thời điểm Chứng minh nhân dân hết hiệu lực, song phải tuân thủ quy định chuyển tiếp tại khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước năm 2023.
b) Kiến nghị thực thi:
Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét cắt giảm thành phần hồ sơ là “bản sao Chứng minh nhân dân” tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 3 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công từ ngày 01/01/2025.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho cả cơ quan Nhà nước và các tổ chức/cá nhân khi thực hiện loại thủ tục hành chính đã nêu trên. Đồng bộ các quy định của Nhà nước về hiệu lực của “Chứng minh nhân dân”.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 40.250.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 32.950.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm được sau khi đơn giản hóa: 7.300.000 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18,2%.
2. Thủ tục Hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
a) Nội dung đơn giản hóa: Đề xuất cắt giảm thành phần hồ sơ “bản sao
Chứng minh nhân dân”.
* Lý do: Chứng minh nhân dân sẽ hết hạn sử dụng từ ngày 31/12/2024, theo các mốc quy định tại Điều 46 Luật Căn cước năm 2023, vì vậy nên đồng bộ các quy định liên quan theo thời điểm Chứng minh nhân dân hết hiệu lực, song phải tuân thủ quy định chuyển tiếp tại khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước năm 2023.
b) Kiến nghị thực thi:
Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét cắt giảm thành phần hồ sơ là “bản sao Chứng minh nhân dân” tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 3 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công từ ngày 01/01/2025.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho cả cơ quan Nhà nước và các tổ chức/cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính. Đồng bộ các quy định của Nhà nước về hiệu lực của “Chứng minh nhân dân”.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 50.325.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 34.470.000 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm được sau khi đơn giản hóa: 15.855.000 đồng
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,6%.
Phần III - THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ (02 thủ tục)
I. Lĩnh vực Nội vụ (01 thủ tục)
a) Nội dung đơn giản hóa: Giảm thành phần hồ sơ “Báo cáo thành tích”.
* Lý do: Vì Biên bản kèm theo trong đó đã nêu tóm tắt thành tích, vì vậy báo cáo thành tích sẽ giảm được thời gian, chi phí cho cơ quan, tổ chức, công dân.
b) Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi theo hướng giảm thành phần hồ sơ “Báo cáo thành tích” của thủ tục tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã về thành tích thi đua theo đợt hoặc chuyên đề (cấp xã) trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng ngày 16/11/2013; Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành của Luật thi đua khen thưởng.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho cả cơ quan Nhà nước và các tổ chức/cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.500.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.800.000 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm được sau khi đơn giản hóa: 700.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20%.
II. Lĩnh vực Hộ tịch (01 thủ tục)
a) Nội dung đơn giản hóa:
Đề xuất cắt giảm thành phần hồ sơ là “Giấy báo tử” đối với trường hợp: Người chết bình thường do già yếu tại địa phương (nơi cư trú cuối cùng) thì căn cứ vào khai báo của những người thân thích để thực hiện đăng ký khai tử và cấp trích lục khai tử.
* Lý do: Theo quy định tại Điều 34 Luật Hộ tịch và khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ thì Ủy ban nhân dân cấp xã đồng thời cấp “Giấy báo tử” và “Trích lục khai tử” cho người dân với các nội dung giống nhau. Vì vậy, đối với trường hợp người chết bình thường do già yếu tại địa phương (nơi cư trú cuối cùng) nên căn cứ vào khai báo của người thân, có xác nhận của đại diện nơi cư trú để thực hiện đăng ký khai tử và cấp trích lục khai tử mà không cần “Giấy báo tử”, tiết kiệm chi phí đi lại cho người dân và giảm tải thủ tục phát sinh không thực sự cần thiết.
b) Kiến nghị thực thi:
Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, cắt giảm thành phần hồ sơ “Giấy báo tử” trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đăng ký khai tử đối với trường hợp người chết bình thường do già yếu tại địa phương (nơi cư trú cuối cùng).
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho cả cơ quan Nhà nước và các tổ chức/cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 46.950.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 27.125.000 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm được sau khi đơn giản hóa: 19.825.000 đồng
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 42,3%./.