BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 10508/QĐ-BCT
|
Hà Nội, ngày 18
tháng 11 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,
CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP
ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01
năm 2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công
nghiệp nhẹ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt
“Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến
năm 2025” với các nội dung sau:
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển ngành công nghiệp giấy
Việt Nam theo hướng bền vững gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường;
- Áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng
cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, tập trung xây dựng một số
thương hiệu quốc gia với sản phẩm giấy và bột giấy để cạnh tranh hiệu quả trong
tiến trình hội nhập kinh tế;
- Huy động mọi nguồn lực từ mọi thành
phần kinh tế dưới mọi hình thức để đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao và đa dạng của xã hội.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu tổng quát:
- Nhằm xây dựng các khu công nghiệp tập
trung tại các tỉnh, thành phố có ngành công nghiệp phát triển, đồng thời quy hoạch
lại các nhà máy đã có và các nhà máy xây dựng mới, tạo điều kiện xây dựng hệ thống
xử lý chất thải tập trung với công suất lớn, công nghệ và thiết bị hiện đại đáp
ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Nhằm xây dựng các tập đoàn sản xuất
đủ mạnh, có tiềm năng tài chính, nhà máy có công suất lớn và chất lượng sản phẩm
cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, trong khu vực và thế giới, tăng khả
năng xuất khẩu các sản phẩm của ngành giấy Việt Nam ra thị trường thế giới;
- Nhằm xây dựng được vùng rừng nguyên
liệu nhằm chủ động cung cấp đủ, ổn định nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản
xuất bột giấy theo quy hoạch phát triển ngành giấy. (Chi tiết xem Phụ lục số
4 kèm theo Quyết định này);
- Phát triển vùng nguyên liệu nhằm sử
dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, nguồn lao động, góp phần xóa đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế xã hội. Giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập
của người trồng rừng đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Cải thiện, xây dựng
phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đóng góp mạnh mẽ vào chiến lược xây dựng
nông thôn mới;
- Phát triển vùng nguyên liệu giấy
góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng, cùng với hệ thống rừng cả nước bảo vệ
môi trường sinh thái, giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu, hạn chế thiên tai lũ
lụt, hạn hán và xói mòn đất, đảm bảo phát triển bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025, đạt tỷ lệ thu hồi giấy
loại trong nước là 65%;
- Đến năm 2025, đáp ứng khoảng 75 -
80% nhu cầu tiêu dùng trong nước, giảm tỷ lệ nhập khẩu các sản phẩm giấy và bột
giấy;
- Đến năm 2025 không cấp phép và dần
loại bỏ các nhà máy giấy và bột giấy lạc hậu đang tồn tại với quy mô dưới
10.000 tấn/năm;
- Đến năm 2025 cơ bản đưa ngành công
nghiệp giấy Việt Nam trở thành ngành công nghiệp theo hướng hiện đại.
3. Định hướng phát triển
3.1. Về công nghệ
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất
trong công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy đối với các dự án đầu tư mới và
nâng cấp cải tạo, bao gồm cả công nghệ sinh học, công nghệ về nhiên liệu sinh học
(biomass) và công nghệ nano, triển khai ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn đối
với các nhà máy đang vận hành, triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc
xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn, tái sử dụng nước, khép kín dây chuyền
sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
- Nghiên cứu triển khai ứng dụng và
đưa vào sản xuất các loại giấy các-tông kỹ thuật cao dùng trong công nghiệp và
dân dụng, nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước đang bị ngành giấy bỏ ngỏ hiện
nay, hạn chế nhập khẩu;
- Tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu
năng lượng, nâng cao hiệu quả thu gom và tái chế giấy loại (OCC và DIP) nhằm tiết
kiệm tài nguyên rừng, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.
3.2. Về quy mô và công suất các dự
án đầu tư
Định hướng phát triển ngành công nghiệp
giấy theo các khu vực tập trung với quy mô đủ lớn: Công suất các nhà máy giấy tối
thiểu 50.000 tấn/năm; ưu tiên, khuyến khích các nhà máy có công suất trên 100.000
tấn/năm. Công suất các nhà máy bột giấy từ 100.000 tấn/năm đến 200.000 tấn/năm
trở lên, để đảm bảo điều kiện hiện đại hóa và hiệu quả kinh tế.
3.3. Về bố trí quy hoạch
- Chỉ được phép đầu tư, xây dựng các
nhà máy sản xuất bột giấy hoặc nhà máy sản xuất bột giấy và giấy liên hợp tại
các vùng, các khu vực đã được quy hoạch sản xuất bột giấy (Chi tiết xem Phụ
lục 1 kèm theo Quyết định này);
- Xây dựng các nhà máy sản xuất giấy
phải nghiên cứu, đánh giá kỹ về địa điểm, đặc điểm nguồn nguyên liệu, nhu cầu
thị trường; điều kiện cơ sở hạ tầng và khả năng huy động vốn đầu tư;
- Bố trí phát triển vùng nguyên liệu
giấy phải phù hợp với quy hoạch chung của ngành nông nghiệp, gắn liền với quy
hoạch giống cây trồng, đặc điểm từng vùng về điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng,
khí hậu), điều kiện xã hội và phải đi đôi với việc xác định mô hình hợp lý về hệ
thống sản xuất và quản lý các vùng nguyên liệu cũng như chính sách giá nguyên
liệu và phương thức thu mua, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất;
- Phát triển công nghiệp giấy, gồm cả
vùng nguyên liệu phải được thực hiện trong mối liên kết chặt chẽ với bảo vệ an
ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở
các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp và nông thôn.
3.4. Về vốn đầu tư
Tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài một
cách hợp lý, đảm bảo vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt
là Tổng công ty Giấy Việt Nam. Việc thực hiện phương châm này tùy thuộc vào đặc
điểm của từng Dự án, từng địa phương, từng giai đoạn cụ thể để quyết định
phương thức đầu tư thích hợp (đầu tư trong nước, liên doanh với nước ngoài hoặc
100% vốn đầu tư nước ngoài).
4. Các chỉ tiêu của quy hoạch
4.1. Chỉ tiêu về công suất thiết kế
Chỉ tiêu công suất thiết kế
|
Đơn vị
|
2015
|
2020
|
2025
|
Bột giấy
|
Tấn/năm
|
1.160.000
|
1.800.000
|
2.770.000
|
Sản xuất giấy
|
Tấn/năm
|
4.062.000
|
6.823.000
|
10.532.000
|
(Chi
tiết xem Phụ lục số 2 kèm theo Quyết định này).
4.2. Chỉ tiêu về sản lượng
Chỉ tiêu sản lượng
|
Đơn vị
|
2015
|
2020
|
2025
|
Sản xuất bột giấy
|
Tấn/năm
|
985.500
|
1.480.000
|
2.350.000
|
Sản xuất giấy
|
Tấn/năm
|
3.450.000
|
5.800.000
|
8.950.000
|
(Chi
tiết xem Phụ lục số 3 kèm theo Quyết định này).
4.3. Các chỉ tiêu về nhu cầu vốn đầu
tư
Chỉ tiêu về vốn đầu
tư
|
Đơn vị
|
2015
|
2020
|
2025
|
Nhà máy giấy, bột giấy
|
Tỷ đồng
|
49.555
|
88.620
|
107.492
|
Vùng nguyên liệu giấy
|
Tỷ đồng
|
15.353
|
18.674
|
18.346
|
Khối lượng vốn đầu tư đến năm 2020,
có xét đến năm 2025 chỉ là định hướng. Bộ Công Thương, Tổng công ty Giấy Việt
Nam, các doanh nghiệp căn cứ điều kiện thực tế để hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp
với tình hình thực tế.
5. Hệ thống các giải pháp thực hiện
Quy hoạch
a) Giải pháp đầu tư
- Huy động mọi nguồn vốn từ tất cả
các thành phần kinh tế, thuộc các hình thức sở hữu khác nhau trong và ngoài nước
để xây dựng, phát triển thêm các cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Quá trình đầu tư đảm bảo vừa tăng
nhanh quy mô, mở rộng năng lực sản xuất, vừa bảo đảm từng bước tái cấu trúc
ngành theo hướng phát triển bền vững và hiệu quả ngày càng cao.
b) Giải pháp thị trường
Để tiếp tục giữ vững và mở rộng thị
phần xuất khẩu, từng bước chiếm lĩnh lại thị trường trong nước, ngành công nghiệp
Giấy cần phát triển dựa trên nền tảng năng lực sản xuất mạnh và chủ động, với đội
ngũ doanh nghiệp đủ năng lực sản xuất kinh doanh sản phẩm giấy chất lượng cao.
c) Giải pháp đào tạo phát triển nguồn
nhân lực
- Từ nay đến năm 2020, ưu tiên đào tạo
phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo nguồn lực chuyển đổi phương thức sản xuất,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có khả năng tham gia hội nhập sản xuất -
kinh doanh quốc tế trên cơ sở khơi dậy tiềm năng xã hội, tạo động lực phát triển
ngành và thực hiện cơ chế xã hội hóa một cách sâu rộng;
- Đẩy mạnh và mở rộng hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực đào tạo để xây dựng và nâng tầm nguồn nhân lực có trình độ cao
ngang với các nước tiên tiến có thể xâm nhập sâu vào thị trường quốc tế;
- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ
ngân sách và các Dự án hỗ trợ phát triển kinh tế khác của cộng đồng trong và
ngoài nước cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật
nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo cho ngành
công nghiệp Giấy.
d) Giải pháp phát triển khoa học công
nghệ
- Mở rộng và nâng cao năng lực cơ sở
nghiên cứu khoa học ngành công nghiệp Giấy theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm
để trở thành các đơn vị nòng cốt trong việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới,
đào tạo nguồn nhân lực và tham gia tư vấn, đề xuất chiến lược phát triển chung
của ngành;
- Nhà nước khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng triển khai công nghệ tiên tiến,
hiện đại vào sản xuất thông qua các hình thức mua bán, chuyển giao công nghệ từ
các nước có nền công nghiệp Giấy phát triển;
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khuyến
khích phát huy sức sáng tạo từ nội lực quốc gia trong nghiên cứu khoa học, công
nghệ nhằm tạo ra công nghệ tiên tiến cho ngành trên cơ sở thúc đẩy xây dựng và
triển khai một số Đề án khoa học công nghệ cụ thể phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của ngành.
đ) Giải pháp quản lý ngành
- Nhà nước tiếp tục thực hiện cải
cách hành chính trong đó tập trung hoàn thiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính
trong công tác đầu tư, xuất nhập khẩu, hải quan, hoàn thuế để thu hút đầu tư và
giảm chi phí cho doanh nghiệp;
- Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động
của Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam trên cơ sở làm tốt nhiệm vụ cầu nối giữa
các doanh nghiệp trong ngành, giữa cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ (trực
tiếp là Bộ Công Thương). Hiệp hội tạo tiếng nói chung của các doanh nghiệp, giải
quyết các vấn đề chung của ngành, tập hợp ý kiến và đề xuất của các doanh nghiệp
đối với Chính phủ và Bộ Công Thương trong việc chỉ đạo và xây dựng hành lang
pháp lý để cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động và phát triển bền vững, có hiệu
quả trong khuôn khổ pháp luật của Việt Nam và quốc tế;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát thực hiện pháp luật và sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hợp pháp để
đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp.
e) Giải pháp về bảo vệ môi trường
- Thực hiện các quy định của pháp luật
về đánh giá tác động môi trường của Dự án;
- Dành đủ nguồn lực cho việc đầu tư
các Dự án bảo vệ môi trường, xử lý chất thải từ các nhà máy tới các khu công
nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp tăng tích lũy, hình thành nguồn vốn hỗ trợ
hoạt động bảo vệ môi trường;
- Thực hiện đầy đủ công tác theo dõi,
quan trắc, đo đạc và quản lý các chỉ tiêu môi trường; thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện các quy định bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chỉ đạo phát triển ngành theo Quy hoạch này và chịu trách nhiệm công bố
công khai Quy hoạch.
2. Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ,
ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan
xác định danh mục đầu tư, quy mô đầu tư và địa điểm những công trình mới trong
từng giai đoạn phù hợp với Quy hoạch trên.
3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với
các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường
và Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan nghiên cứu, soạn thảo xây dựng quy hoạch
cụ thể vùng nguyên liệu cũng như các cơ chế chính sách liên quan đến cây nguyên
liệu theo theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất bột giấy với cung cấp cây
nguyên liệu giấy, đảm bảo lợi ích thỏa đáng của người trồng rừng, góp phần khuyến
khích và đẩy mạnh phong trào trồng rừng nguyên liệu giấy.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan theo chức năng của
mình phối hợp với Bộ Công Thương sắp xếp, tìm nguồn vốn trong và ngoài nước, vốn
ODA và FDI để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy.
5. Bộ Công Thương, Tổng công ty Giấy
Việt Nam căn cứ mục tiêu của quy hoạch, triển khai xây dựng kế hoạch 5 năm, thực
hiện việc sản xuất và đầu tư phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội
trong từng giai đoạn.
Điều 3. Trách nhiệm
thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký, ban hành. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Website Bộ Công Thương;
- Các: Cục, Vụ, Viện thuộc BCT;
- Tổng công ty Giấy Việt Nam;
- Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam;
- Công ty TNHH Viện công nghiệp giấy và xenluylô;
- Lưu: VT, CNN.
|
BỘ TRƯỞNG
Vũ Huy Hoàng
|
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO TỪNG GIAI
ĐOẠN
(Phụ lục kèm theo Quyết định số: 10508/QĐ-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
STT
|
Tên đơn vị
|
Khu vực
|
Công suất thiết
kế
(tấn/năm)
|
Thời gian
|
Bột giấy
|
Giấy
|
1
|
Tổng công ty Giấy Việt Nam
|
Phú Thọ
|
|
150.000
|
2011-2015
|
2
|
Nhà máy bột giấy Phương Nam
|
Long An
|
100.000
|
|
Hoàn thiện/bổ sung
(2012-2020)
|
3
|
Công ty cổ phần giấy An Hòa
|
Tuyên Quang
|
130.000
|
|
Đã sản xuất
|
|
140.000
|
2011-2015
|
4
|
Nhà máy sản xuất giấy các loại
|
Nam Bộ/ Đông Nam Bộ
|
|
650.000
|
2011-2015
|
5
|
Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy
|
Khu vực Bắc Trung
bộ
|
100.000
|
180.000
|
2011-2015
|
6
|
Nhà máy sản xuất bột giấy
|
Vùng Duyên hải
Trung bộ
|
250.000
|
|
2012-2015
|
7
|
Nhà máy sản xuất bột giấy
|
Khu vực Trung tâm
Bắc bộ
|
50.000
|
|
2010-2015
|
8
|
Các dự án sản xuất giấy các loại
|
Khu vực gần thị
trường
|
|
1.080.000
|
2011-2015
|
9
|
Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy
|
Tây Nguyên
|
130.000
|
200.000
|
2010-2020
|
10
|
Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy
|
Vùng Duyên hải
Trung bộ
|
130.000
|
400.000
|
2010-2020
|
11
|
Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy
|
Nam Bộ/ Tây Nam Bộ
|
330.000
|
420.000
|
2011-2020
|
12
|
Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy
|
Khu vực Đông Bắc
|
250.000
|
200.000
|
2016-2020
|
13
|
Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy
|
Khu vực Bắc Trung
bộ
|
150.000
|
200.000
|
2016-2020
|
14
|
Các dự án sản xuất giấy các loại
|
Khu vực gần thị
trường
|
|
1.130.000
|
2016-2020
|
15
|
Nhà máy sản xuất giấy (các loại)
|
Khu vực Bắc Trung
bộ
|
|
200.000
|
2021-2025
|
16
|
Mở rộng các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy
|
Khu vực Trung tâm
Bắc bộ
|
300.000
|
200.000
|
2021-2025
|
17
|
Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy
|
Khu vực Duyên Hải
Trung bộ
|
300.000
|
250.000
|
2021-2025
|
18
|
Mở rộng các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy
|
Tây Nguyên
|
130.000
|
200.000
|
2021-2025
|
19
|
Các Dự án sản xuất giấy khác
|
Khu vực gần thị
trường
|
|
2.855.000
|
2021-2025
|
|
Cộng
|
|
2.350.000
|
8.455.000
|
|
PHỤ LỤC 2
CÁC CHỈ TIÊU VỀ CÔNG SUẤT THIẾT KẾ
(Phụ lục kèm theo Quyết định số: 10508/QĐ-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Chỉ tiêu công
suất thiết kế
|
Đơn vị
|
2015
|
2020
|
2025
|
Bột giấy
|
Tấn/năm
|
1.160.000
|
1.800.000
|
2.770.000
|
- Bột hóa học tẩy trắng BHKP
|
|
650.000
|
880.000
|
1.720.000
|
- Bột hóa không tẩy
|
|
130.000
|
280.000
|
280.000
|
- Bột cơ
|
|
240.000
|
500.000
|
630.000
|
- Bột bán hóa
|
|
140.000
|
140.000
|
140.000
|
Sản xuất giấy
|
Tấn/năm
|
4.062.000
|
6.823.000
|
10.532.000
|
- Giấy in báo
|
|
71.000
|
118.000
|
182.000
|
- Giấy in, viết
|
|
650.000
|
1.090.000
|
1.680.000
|
- Giấy làm bao bì
|
|
3.035.000
|
4.600.000
|
7.100.000
|
- Giấy khác (*)
|
|
306.000
|
1.015.000
|
1.570.000
|
PHỤ LỤC 3
CÁC CHỈ TIÊU VỀ SẢN LƯỢNG
(Phụ lục kèm theo Quyết định số: 10508/QĐ-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Chỉ tiêu sản lượng
|
Đơn vị
|
2015
|
2020
|
2025
|
Sản xuất bột giấy
|
Tấn/năm
|
985.500
|
1.480.000
|
2.350.000
|
- Bột hóa học tẩy trắng BHKP
|
|
570.000
|
670.000
|
1470.000
|
- Bột hóa không tẩy
|
|
110.000
|
230.000
|
230.000
|
- Bột cơ
|
|
190.000
|
460.000
|
530.000
|
- Bột bán hóa
|
|
115.500
|
120.000
|
120.000
|
Sản xuất giấy
|
Tấn/năm
|
3.450.000
|
5.800.000
|
8.950.000
|
- Giấy in báo
|
|
60.000
|
100.000
|
155.000
|
- Giấy in viết
|
|
550.000
|
925.000
|
1.425.000
|
- Giấy làm bao bì
|
|
2.580.000
|
3.910.000
|
6.035.000
|
- Giấy khác (*)
|
|
260.000
|
865.000
|
1.335.000
|
(*) giấy khác bao gồm: giấy vệ
sinh và tissue, giấy vàng mã, giấy và cáctông kỹ thuật... các loại giấy này
không được coi là sản phẩm chủ lực.
PHỤ LỤC 4
VÙNG VÀ DIỆN TÍCH VÙNG PHÁT TRIỂN CÂY
NGUYÊN LIỆU GIẤY
(Phụ lục kèm theo Quyết định số: 10508/QĐ-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương
Giai đoạn
|
Vùng (đơn vị
tính: ha)
|
Tây Bắc
|
Đông Bắc
|
Trung tâm
|
Bắc Trung Bộ
|
Duyên hải TB
|
Bắc Tây
Nguyên
|
Nam Tây
Nguyên
|
Tây Nam Bộ
|
2011-2015
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích có rừng năm 2015
|
123.500
|
104.550
|
142.800
|
136.992
|
159.501
|
86.781
|
75.950
|
42.100
|
Trồng rừng sau khai thác
|
51.000
|
63.500
|
82.500
|
63.000
|
80.000
|
32.500
|
38.500
|
34.500
|
Trồng rừng mới
|
61.100
|
27.500
|
34.800
|
43.500
|
64.000
|
47.500
|
29.500
|
800
|
2016 - 2020
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích có rừng năm 2020
|
145.500
|
110.550
|
164.300
|
157.492
|
173.001
|
104.781
|
85.450
|
42.100
|
Trồng rừng sau khai thác
|
121.247
|
92.122
|
136.917
|
131.243
|
144.168
|
72.318
|
71.208
|
35.083
|
Trồng rừng mới
|
22.000
|
6.500
|
21.500
|
20.500
|
13.500
|
18.000
|
9.500
|
0
|
2021 - 2025
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích có rừng năm 2025
|
145.500
|
110.550
|
164.300
|
157.492
|
173.001
|
104.781
|
85.450
|
42.100
|
Trồng rừng sau khai thác
|
132.269
|
100.496
|
149.364
|
143.175
|
157.274
|
95.255
|
77.682
|
38.273
|