Quyết định 1045/QĐ-UBND-HC năm 2015 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình Phòng khám bác sĩ gia đình tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020

Số hiệu 1045/QĐ-UBND-HC
Ngày ban hành 07/10/2015
Ngày có hiệu lực 07/10/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Trần Thị Thái
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1045/QĐ-UBND-HC

Đồng Tháp, ngày 07 tháng 10 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22 tháng 5 năm 2014 của Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình;

Căn cứ Công văn số 8141/BYT-KCB ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Thông tư số 16/2014/TT-BYT;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Công văn số 1617/SYT-NVY ngày 08 tháng 9 năm 2015;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình Phòng khám bác sĩ gia đình tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020 (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Y tế;
- CT&PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC/VX.Ntn

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Thái

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH PHÕNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2015 -2020

Phần thứ nhất

BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN I. SỰ CẦN THIẾT

Năm 2012, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Y tế đã tiến hành tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Kết quả tổng kết cho thấy tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ đạt 72%, tỷ lệ trạm y tế xã có nữ hộ sinh/y sĩ sản nhi đạt trên 95%, tỷ lệ khóm ấp có nhân viên y tế hoạt động đạt trên 86%, khoảng 78,8% trạm y tế xã thực hiện khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế.

Tại Đồng Tháp, qua tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, tổng số biên chế sự nghiệp y tế trong toàn ngành đến cuối năm 2014 là 5.855 người, tăng 2.605 người so với năm 2005. Trong cùng thời gian, số cán bộ y tế tuyến huyện tăng từ 916 người lên 1.852 người (102,18%); tuyến xã tăng từ 738 người lên 1360 người (84,28%). Tất cả 144/144 xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế, bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; mỗi trạm y tế có 01 cán bộ chuyên trách công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe. Mỗi khóm, ấp đều có từ 01 đến 02 nhân viên y tế ấp (toàn tỉnh có 1.425 người trên tổng số 693 khóm, ấp tham gia các hoạt động y tế cộng đồng như công tác dân số, dinh dưỡng, tiêm chủng mở rộng…); trong đó 128 người có trình độ trung cấp về y, dược trở lên (chiếm 8,98%), 851 người được tập huấn về y tế khóm ấp, số còn lại đều được tập huấn cơ bản về y tế.

Tuy nhiên, hoạt động của trạm y tế chưa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu của nhân dân, tình trạng vượt tuyến khá phổ biến, nhiều bệnh nhân đến cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh thậm chí tuyến trung ương để khám, chữa các bệnh thông thường, có thể được điều trị hiệu quả ở tuyến huyện, xã, nên đã gây quá tải tại các bệnh viện tuyến trên.

Mô hình bệnh tật ở nước ta hiện nay đang ở giai đoạn chuyển tiếp dịch tễ học. Các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao, một số bệnh lây nhiễm mới nổi có xu hướng tăng rõ rệt như bệnh tay chân miệng, cúm A(H5N1), Ebola,... trong khi nhóm các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh. Nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao, cùng với việc tập trung phát triển kỹ thuật mới, y tế chuyên sâu, đòi hỏi phải nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng.

Năm 1998, từ thực tiễn nêu trên, kết hợp việc vận dụng, học tập kinh nghiệm các nền y tế tiên tiến, Bộ Y tế đã chỉ đạo đào tạo loại hình bác sĩ chuyên khoa cấp I y học gia đình. Hoạt động bác sĩ gia đình (BSGĐ) đã được tổ chức tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ với các mô hình khác nhau như trung tâm BSGĐ, phòng khám BSGĐ, trạm y tế có hoạt động BSGĐ. Các trung tâm, phòng khám BSGĐ đã thực hiện nhiệm vụ tổ chức khám, chữa bệnh, thực hiện các dịch vụ y tế tại đơn vị hoặc tại nhà theo yêu cầu của bệnh nhân; quản lý theo dõi sức khỏe cho hộ gia đình. Tại nhiều phòng khám BSGĐ, bệnh nhân được tiếp đón ân cần, tư vấn chu đáo, hướng dẫn chuyển tuyến phù hợp, theo dõi toàn diện, cập nhật liên tục diễn biến sức khỏe, bệnh tật. 80% số người bệnh đến phòng khám BSGĐ được điều trị, tư vấn nên đã góp phần giảm quá tải bệnh viện. Tại Khánh Hòa, các trạm y tế có BSGĐ hoạt động đã xây dựng, thực hiện quy chế chuyển tuyến có kết nối giữa tuyến huyện và tuyến xã, có phản hồi thông tin bệnh nhân, góp phần đảm bảo theo dõi, điều trị liên tục, toàn diện, phối hợp trong chẩn đoán và điều trị.

Tuy nhiên, đây là một mô hình mới, chưa được quan tâm đầu tư tương xứng nên hoạt động y học gia đình hiện nay còn tản mạn, nhiều hạn chế, bất cập, chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý và hiệu quả chưa cao.

Thực tiễn bước đầu tiếp cận mô hình BSGĐ ở Việt Nam và kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy phát triển mô hình BSGĐ sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu theo hướng toàn diện, liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên.

II. TỔNG QUAN VỀ BÁC SĨ GIA ĐÌNH

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ