Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2016 phát triển mô hình bác sĩ gia đình tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 94/KH-UBND
Ngày ban hành 06/07/2016
Ngày có hiệu lực 06/07/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Phan Đình Phùng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/KH-UBND

Phú Yên, ngày 06 tháng 7 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BÁC SĨ GIA ĐÌNH TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch

Bác sỹ gia đình (BSGĐ) là bác sỹ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh, là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất. BSGĐ là bác sỹ hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng.

Tại Việt Nam, theo Quyết định số 935/2013/QĐ-BYT ngày 22/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án BSGĐ giai đoạn 2013-2010, hoạt động BSGĐ đã bước đầu được triển khai thí điểm tại một số tỉnh/thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẳng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Khánh Hòa. Thực hiện khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám sàng lọc và bước đầu quản lý sức khỏe cho các cá nhân và gia đình, cộng đồng, hướng tới quản lý toàn diện và liên tục. Tại các phòng khám BSGĐ người dân được tư vấn chu đáo, hướng dẫn tận tình, chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu được nâng cao.

Hiện nay, mô hình bệnh tật ở nước ta nói chung, ở Phú Yên nói riêng là mô hình bệnh tật kép, các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao, trong khi nhóm các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh, dẫn đến nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân ngày càng tăng; việc sàng lọc, theo dõi, quản lý, điều trị bệnh mạn tính tại cộng đồng là hết sức cần thiết, đòi hỏi nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở ngày càng trở nên cấp bách.

Xuất phát từ thực tiễn bước đầu tiếp cận mô hình BSGĐ ở nước ta và kết quả thu được tại các tỉnh, thành phố triển khai thí điểm mô hình BSGĐ, cho thấy nếu phát triển mô hình BSGĐ sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm tải bệnh viện tuyến trên, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia khám chữa bệnh BHYT tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh gần nhất và hiệu quả cao…; Sở Y tế xây dựng Kế hoạch phát triển mô hình BSGĐ tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020.

2. Căn cứ xây dựng kế hoạch

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009;

- Quyết định số 1091/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Yên, ngày 27/6/2013 v/v phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Phú Yên;

- Quyết định số 1827/QĐ-UBND của UBND tỉnh, ngày 07/11/2014 về việc phê duyệt Dự án hiệu chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 935/QĐ-BYT ngày 22/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020;

- Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về bác sỹ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình;

- Quyết định 1568/QĐ-BYT ngày 27/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam, giai đoạn 2016-2020;

- Công văn số 509/KCB-CĐT ngày 18/5/2016 của Cục Quản lý, khám chữa bệnh về triển khai thực hiện Kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam, giai đoạn 2016-2020.

II. MỤC TIÊU

1. Muc tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát

Nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trên phạm vi toàn tỉnh nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm quá tải bệnh viện.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực Y học gia đình: Phấn đấu cử 100 bác sĩ đa khoa tham gia các khóa học bồi dưỡng, định hướng chuyên khoa, sau đại học về Y học gia đình;

1.2.2. Phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình theo lộ trình để bảo đảm đến năm 2020:

- Có ít nhất 80% Trung tâm y tế huyện (sau khi sáp nhập) triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại bệnh viện đa khoa huyện;

- Có ít nhất 80% Trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình;

- Có ít nhất 10 Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Mô hình phòng khám bác sĩ gia đình

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ