Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 103/2004/QĐ-UB ban hành bảng quy định đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành

Số hiệu 103/2004/QĐ-UB
Ngày ban hành 30/12/2004
Ngày có hiệu lực 01/01/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký ***
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 103/2004/QĐ-UB

Rạch giá, ngày 30 tháng 12 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢNG QUY ĐỊNH ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, HOA MÀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

ỦY BAN NHÂN DAN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2003
Căn cứ vào Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Xét tờ trình số 19/TT-TC ngày 20/01/2005 của Giám đốc Sở Tài Chính ban hành quy định đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bảng Quy định đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Điều 2: Giao cho Giám đốc Sở Tài chính triển khai và kiểm tra giám sát việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3: Các Ông Chánh Văn Phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan cấp tỉnh (Đảng, Chính quyền, Đoàn thể), Chủ tịch UBND cac huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn và hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này thay thế Quyết định số 1316/2000/QĐ-UB ngày 12 tháng 06 năm 2000 và điều 6 của Quyết định số 76/2003/QĐ-UB ngày 12 tháng 08 năm 2003 của UBND tỉnh Kiên Giang .

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005./.

 

 

Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy
- TT. HĐND và UBND tỉnh
- Bộ Tài Chính (báo cáo)
- Như điều 3
- Lưu VP

TM. UBND TỈNH KIÊN GIANG
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

 

QUY ĐỊNH

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ CÂY TRỒNG, HOA MÀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 103/2004/QĐ-UB ngày 30 tháng 12 năm 2004 của UBND tỉnh Kiên Giang)

A/. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:

1. Quy định này chỉ áp dụng để bồi thường thiệt hại cây trồng, hoa màu khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng và mục đích phát triển trong trường hợp xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định tại nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

2. Cây trồng, hoa màu được bồi thường khi trồng trên đất được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất hoặc đất canh tác hợp pháp được qui định tại điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.

3. Những trường hợp sau đây không được bồi thường cây trồng, hoa màu:

- Người không được bồi thường thiệt hại về đất theo quy định tai điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.

- Những cây không có trong danh mục đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu; những cây hoa cảnh, cây kiểng có thể di dời; những loại cây màu trồng theo thời vụ giao trồng sau khi có thông báo giải tỏa của cơ quan thẩm quyền thì không bồi thường.

4. Cây trồng lấy gỗ như: Tràm, tràm bong vàng, bạch đàn, đước, vẹt, sú, giá nấm và các cây có giá trị tương đương. Mật độ trồng như sau:

- Tràm, tràm bông vàng và bạch đàn trồng cây cách cây phải từ 5 tất (0.5cm) trở lên và mật độ không quá 04 cây/m2 từ mới trồng đến hai năm. Từ hai năm trở lên mật độ sau khi rong tỉa là không quá 02 cay/m2.

- Đước, vẹt, sú, cây có giá trị tương đương. Mật độ trồng cây cách cây phải từ một mét (1.0m) trở lên.

5. Cây rừng tự nhiên (kể cả cây rừng tái sinh), cây rừng được gây trồng từ nguồn Ngân sách Nhà nươc (kể cả bằng vốn của dự án đầu tư phát triển rừng) mà Nhà nước giao khoán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, thì người được giao đất trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng không được bồi thường đối với cây rừng, nhưng được bồi thường lâm sản phụ và các cây trồng xen (nếu có). Các chi phí đầu tư khoanh nuôi, chi phí bảo vệ, tái sinh rừng còn lại chưa được thanh toán thì đơn vị giao khoán đã ký với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Rừng có nhiều loại cây không kiểm đếm phân loại được thì tính bình quân 10.000 cây/ ha.

6. Toàn bộ cây bồi thường, tổ chức; hộ gia đình; cá nhân được tận dụng sử dụng hoặc di chuyển các cây đi nơi khác, nếu chủ đầu tư yêu cầu sử dụng cây không chặt hạ để làm cảnh quan thì phải chi trả thêm 100% cho cây giữ lại.

7. Loại cây ăn trái như: xoài, vú sữa, mít, măng cụt, ca cao, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, mận, lý, lê, me, và các cây có giá trị tương đương thuộc cây đầu giồng, cây cổ thụ có hoành gốc to, tàng lớn gấp đôi cây bình thường thì tính giá gấp đôi đơn giá (tăng 100%). Cây chiếc cành, gốc ghép tàng nhỏ tính bằng nữa của đơn giá (giảm 50%).

[...]