Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 1000/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt định hướng phát triển khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 1000/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/05/2008
Ngày có hiệu lực 24/05/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Phạm Thị Bích Lựa
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 1000/QĐ-UBND

Đồng Hới, ngày 14 tháng 5 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CHA LO ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án ''Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020";
Căn cứ Quyết định 137/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập khu kinh tế và áp dụng chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình;
Căn cứ Quyết định số 3681/QĐ-UB ngày 02/11/2004 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí xây dựng Đề án ''Định hướng phát triển Khu KTCK Quốc tế Cha Lo'';
Xét tờ trình số 15/TT-BQL ngày 31/3/2008 của BQL Khu KTCK Cha Lo, kèm theo Đề án: Định hướng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cha Lo đến năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số: 431/KHĐT-KTĐN ngày 9 tháng 5 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Định hướng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cha Lo đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. PHẠM VI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU:

Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cha Lo bao gồm 6 xã thuộc huyện Minh Hoá là: Dân Hoá, Trọng Hoá, Hoá Thanh, Hoá Phúc, Hồng Hoá, Hoá Tiến với tổng diện tích tự nhiên là 537,7 km2.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:

1. Quan điểm phát triển.

- Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cha Lo theo hướng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế; thích ứng với môi trường hợp tác và cạnh tranh phù hợp và gắn kết chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình, đặc biệt là với hành lang kinh tế Quốc lộ 12A, hành lang kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh, Khu kinh tế tổng hợp Hòn La; phù hợp với sự phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và hành lang kinh tế Đông Tây; đảm bảo liên kết, hợp tác với các khu kinh tế cửa khẩu trong khu vực như Lao Bảo, Cầu Treo và Khu kinh tế tổng hợp Vũng Áng.

- Xây dựng và phát triển Khu KTCK Quốc tế Cha Lo một cách toàn diện trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Tây của tỉnh; là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập hàng hoá và dịch vụ; gắn việc phát triển kinh tế với việc phân bố lại lao động, dân cư trong các ngành kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

- Cơ chế chính sách và môi trường đầu tư phải thực thông thoáng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Phát triển Khu KTCK Quốc tế Cha Lo đảm bảo hiệu quả tổng hợp về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường; đảm bảo tăng cường, củng cố và phát triển quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là với nước CHDCND Lào.

2. Mục tiêu phát triển.

a) Mục tiêu tổng quát.

Xây dựng Khu KTCK Quốc tế Cha Lo đa ngành đa chức năng, trở thành khu vực động lực, trung tâm liên kết trên hành lang kinh tế Đông Tây để lôi kéo sự phát triển kinh tế - xã hội vùng phía Tây của tỉnh, trở thành trung tâm thương mại dịch vụ với kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, hiện đại, có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, có các cơ chế chính sách khuyến khích và ưu đãi, nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi, vùng cao với vùng đồng bằng và đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH của tỉnh, bảo vệ chủ quyền yêng lãnh thổ và an ninh biên giới.

b) Mục tiêu cụ thể.

- Phấn đấu GDP tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 - 2020 là 15 - 15,5%, trong đó thời kỳ 2006 - 2010: 14,5 - 15% và thời kỳ 2011 - 2020: 15,5 - 16%.

- Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng mạnh tỷ trọng các khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng khu vực nông nghiệp đạt 30-35%, khu vực công nghiệp và dịch vụ đạt 65-70%. Đến năm 2015 tỷ trọng khu vực nông nghiệp còn 24-28%, khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên 72-76%. Đến năm 2020 tỷ trọng khu vực nông nghiệp còn 15-20%, khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên 80-85%.

- GDP bình quân đầu người đến năm 2010 bằng 0,75 - 0,8 lần, đến năm 2015 bằng 1 lần và đến năm 2020 bằng 1,2 - 1,3 lần mức thu nhập bình quân của toàn tỉnh.

- Phấn đấu đến năm 2010 đạt mục tiêu: 100% số xã đạt chuẩn phổ cập THCS, 75-80% trạm y tế đạt chuẩn; 100% trạm y tế xã có bác sĩ, 80-85% số xã có bưu điện văn hoá xã, giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 3 - 4%/năm, giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,4 - 0,5%o. Đến năm 2020 có 40% lao động trong độ tuổi được đào tạo, bình quân hàng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo 2 - 3%, giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,3 - 0,4%o, có 90% hộ nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh, trên 90% hộ được xem truyền hình và nghe đài, 100% trạm y tế đạt chuẩn.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC CHỦ YẾU.

1. Định hướng phát triển thương mại - dịch vụ:

- Cần khai thác những lợi thế, phát triển mạnh các ngành dịch vụ nhằm đáp ứng ngày càng cao hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Mở rộng mạng lưới thương mại trong vùng nhất là ở các cụm kinh tế xã hội, các nút giao thông thuận lợi để phát triển thương mại dịch vụ, đảm bảo cung ứng đáy đủ hàng hoá và dịch vụ cho nhân dân trong vùng. Đầu tư xây dựng các khu bảo thuế, cửa hàng miễn thuế, trung tâm thương mại tại khu trung tâm theo quy hoạch để đẩy mạnh phát triển dịch vụ trong vùng. Củng cố và đưa vào hoạt động chợ trung tâm cửa khẩu. Đến năm 2015 cải tạo và nâng cấp các chợ hiện có ở các thị tứ, trung tâm xã, phấn đấu đến năm 2020 nâng cấp chợ trung tâm lên loại 1, chợ Hoá Tiến lên loại 2 để đáp ứng với nhu cầu buôn bán dịch vụ trong khu vực. Đến năm 2020 phát triển thêm 1 số chợ gắn với trung tâm xã. Phát triển và xây dựng kho đầu mối, kho xăng dầu, kho ngoại quan; hệ thống kho bãi dịch vụ cho vận tải hàng hoá.

- Đầu tư cải tạo, nâng cấp và phát triển các địa danh lịch sử thành các điểm du lịch như: Khu trung tâm Cha Lo, Cổng Trời, ngã ba Khe Ve... đầu tư tại Thác Mơ trở thành điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; hình thành tuyến du lịch nối Cha Lo với khu du lịch Phong Nha Kẻ Bàng.

- Phát triển và nâng cao hiệu quả các hoạt động bưu chính viễn thông, vận tải hàng hoá, dịch vụ tài chính ngân hàng. Tạo điều kiện và chú trọng phát triển loại hình tín dụng nông thôn, mở rộng tín dụng trung hạn, dài hạn và các dịch vụ khác để đảm bảo nhu cầu cho mọi người dân trong vùng.

2. Định hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn.

[...]