Quyết định 09/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển thương mại cửa khẩu và buôn bán qua biên giới giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2006 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
Số hiệu | 09/2007/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 19/03/2007 |
Ngày có hiệu lực | 19/03/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Sơn La |
Người ký | Nguyễn Ngọc Toa |
Lĩnh vực | Thương mại |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2007/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 19 tháng 03 năm 2007 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày
26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về quy
chế cửa khẩu biên giới đất liền;
Căn cứ Quyết định số: 384/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn
La thời kỳ 2006 - 2020;
Căn cứ Quyết định số: 188/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc cho phép cửa khẩu Lóng Sập và cửa khẩu Chiềng Khương tỉnh Sơn
La được áp dụng Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 về chính
sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới;
Căn cứ Quyết định số: 08/2006/QĐ-BTM ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Bộ Thương
mại về việc ban hành Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế
cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới;
Căn cứ Quyết định số: 4140/QĐ-UB ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Sơn La về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển
Thương mại - Du lịch tỉnh Sơn La đến 2010;
Xét đề nghị của Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Sơn La tại Tờ trình số:
28/TTr-STMDL ngày 09 tháng 5 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển thương mại cửa khẩu và buôn bán qua biên giới giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2006 - 2015.
Điều 2. Giao cho Sở Thương mại - Du lịch chủ trì phối hợp cùng các Sở: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Ngoại vụ, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài nguyên - Môi trường, Giao thông - Vận tải, Hải quan Sơn La ; UBND các huyện: Sông Mã, Mộc Châu, Yên Châu, Sốp Cộp và các ngành có liên quan triển khai xây dựng các dự án cụ thể cho từng lĩnh vực, từng ngành trên địa bàn, lãnh thổ để đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm, 5 năm và 10 năm.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Thương mại - Du lịch, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Ngoại vụ, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài nguyên - Môi trường, Giao thông - Vận tải, Hải quan Sơn La; UBND các huyện: Sông Mã, Mộc Châu, Yên Châu, Sốp Cộp và các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 09/2007/QĐ-UBND ngày 19 tháng 03 năm 2007 của UBND tỉnh Sơn La)
PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Sơn La có đường biên giới chung với 2 tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng (nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào) với chiều dài 250 km. Toàn tuyến biên giới có 2 cặp cửa khẩu quốc gia là Lóng Sập - Pa Háng (Mộc Châu), Chiềng Khương - Bản Đán (Sông Mã) và một số cửa khẩu địa phương được thông thương với nhau bằng đường bộ (quốc lộ, tỉnh lộ và đường mòn). Ngoài mối quan hệ hữu nghị lâu đời với hai tỉnh nói trên, Sơn La còn có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với một số tỉnh nước bạn Lào như U - Đôm - Xay, Phông - Sa - Lỳ, Bó Kẹo... Đã từ lâu, quan hệ kinh tế, thương mại giữa Sơn La với một số tỉnh Bắc Lào được tăng cường và phát triển không chỉ với mục đích kinh tế mà còn là vấn đề an ninh biên giới và bảo vệ tổ quốc giữa hai bên.
Tuy nhiên trong thời gian qua, Sơn La và một số tỉnh Bắc Lào có quan hệ kinh tế, thương mại phần lớn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế và ổn định đời sống xã hội. Vì vậy, chú trọng xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội nói chung và đẩy mạnh phát triển kinh tế, thương mại cửa khẩu, tăng cường buôn bán qua biên giới giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Sơn La mà các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đều khẳng định. Với ý nghĩa quan trọng đó, đề án: "Phát triển thương mại cửa khẩu và đẩy mạnh buôn bán qua biên giới giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào thời kỳ 2006 - 2015" được xây dựng là một tất yếu khách quan.
- Đánh giá khái quát tiềm năng, lợi thế thực trạng hoạt động thương mại và thị trường các vùng cửa khẩu giữa Sơn La với một số tỉnh Bắc Lào.
- Xây dựng định hướng phát triển thương mại tại một số cửa khẩu giữa Sơn La với tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng (nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào).
- Đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm phát triển thương mại tại các cửa khẩu, vùng biên giới và đẩy mạnh buôn bán qua biên giới giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2006 - 2015.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Hoạt động Thương mại, buôn bán qua biên giới giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu Phát triển thương mại, tình hình buôn bán tại các cửa khẩu của tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào.
- Về thời gian: Khái quát tình hình hoạt động Thương mại cửa khẩu 10 năm qua (1996 - 2005) và định hướng phát triển thương mại cửa khẩu, buôn bán qua biên giới giữa các tỉnh Bắc Lào với Sơn La (2006 - 2015).
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2007/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 19 tháng 03 năm 2007 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày
26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về quy
chế cửa khẩu biên giới đất liền;
Căn cứ Quyết định số: 384/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn
La thời kỳ 2006 - 2020;
Căn cứ Quyết định số: 188/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc cho phép cửa khẩu Lóng Sập và cửa khẩu Chiềng Khương tỉnh Sơn
La được áp dụng Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 về chính
sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới;
Căn cứ Quyết định số: 08/2006/QĐ-BTM ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Bộ Thương
mại về việc ban hành Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế
cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới;
Căn cứ Quyết định số: 4140/QĐ-UB ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Sơn La về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển
Thương mại - Du lịch tỉnh Sơn La đến 2010;
Xét đề nghị của Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Sơn La tại Tờ trình số:
28/TTr-STMDL ngày 09 tháng 5 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển thương mại cửa khẩu và buôn bán qua biên giới giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2006 - 2015.
Điều 2. Giao cho Sở Thương mại - Du lịch chủ trì phối hợp cùng các Sở: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Ngoại vụ, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài nguyên - Môi trường, Giao thông - Vận tải, Hải quan Sơn La ; UBND các huyện: Sông Mã, Mộc Châu, Yên Châu, Sốp Cộp và các ngành có liên quan triển khai xây dựng các dự án cụ thể cho từng lĩnh vực, từng ngành trên địa bàn, lãnh thổ để đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm, 5 năm và 10 năm.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Thương mại - Du lịch, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Ngoại vụ, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài nguyên - Môi trường, Giao thông - Vận tải, Hải quan Sơn La; UBND các huyện: Sông Mã, Mộc Châu, Yên Châu, Sốp Cộp và các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 09/2007/QĐ-UBND ngày 19 tháng 03 năm 2007 của UBND tỉnh Sơn La)
PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Sơn La có đường biên giới chung với 2 tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng (nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào) với chiều dài 250 km. Toàn tuyến biên giới có 2 cặp cửa khẩu quốc gia là Lóng Sập - Pa Háng (Mộc Châu), Chiềng Khương - Bản Đán (Sông Mã) và một số cửa khẩu địa phương được thông thương với nhau bằng đường bộ (quốc lộ, tỉnh lộ và đường mòn). Ngoài mối quan hệ hữu nghị lâu đời với hai tỉnh nói trên, Sơn La còn có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với một số tỉnh nước bạn Lào như U - Đôm - Xay, Phông - Sa - Lỳ, Bó Kẹo... Đã từ lâu, quan hệ kinh tế, thương mại giữa Sơn La với một số tỉnh Bắc Lào được tăng cường và phát triển không chỉ với mục đích kinh tế mà còn là vấn đề an ninh biên giới và bảo vệ tổ quốc giữa hai bên.
Tuy nhiên trong thời gian qua, Sơn La và một số tỉnh Bắc Lào có quan hệ kinh tế, thương mại phần lớn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế và ổn định đời sống xã hội. Vì vậy, chú trọng xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội nói chung và đẩy mạnh phát triển kinh tế, thương mại cửa khẩu, tăng cường buôn bán qua biên giới giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Sơn La mà các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đều khẳng định. Với ý nghĩa quan trọng đó, đề án: "Phát triển thương mại cửa khẩu và đẩy mạnh buôn bán qua biên giới giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào thời kỳ 2006 - 2015" được xây dựng là một tất yếu khách quan.
- Đánh giá khái quát tiềm năng, lợi thế thực trạng hoạt động thương mại và thị trường các vùng cửa khẩu giữa Sơn La với một số tỉnh Bắc Lào.
- Xây dựng định hướng phát triển thương mại tại một số cửa khẩu giữa Sơn La với tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng (nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào).
- Đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm phát triển thương mại tại các cửa khẩu, vùng biên giới và đẩy mạnh buôn bán qua biên giới giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2006 - 2015.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Hoạt động Thương mại, buôn bán qua biên giới giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu Phát triển thương mại, tình hình buôn bán tại các cửa khẩu của tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào.
- Về thời gian: Khái quát tình hình hoạt động Thương mại cửa khẩu 10 năm qua (1996 - 2005) và định hướng phát triển thương mại cửa khẩu, buôn bán qua biên giới giữa các tỉnh Bắc Lào với Sơn La (2006 - 2015).
- Hiệp ước quan hệ giữa Việt Nam và Lào.
- Các Nghị định thư, hiệp định quan hệ kinh tế quốc tế với Lào.
- Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào.
- Các chủ trương của tỉnh Sơn La về thương mại cửa khẩu.
I. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ CỦA SƠN LA VÀ MỘT SỐ TỈNH BẮC LÀO
1. Tỉnh Sơn La (Việt Nam)
Tỉnh Sơn La nằm ở vùng núi phía Tây Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp với tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Tây giáp các tỉnh Lai Châu, Điện Biên; phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, gồm có 10 huyện và 1 thị xã, gồm 201 xã, phường và thị trấn, dân số đến năm 2005 trên 991 ngàn người, có diện tích tự nhiên là 14.125 km2, có 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà và sông Mã; có 2 cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc và phát triển du lịch sinh thái.
Với chiều dài 250 km đường biên giới, Sơn La có 2 cửa khẩu quốc gia, đó là cửa khẩu Chiềng Khương - Bản Đán và cửa khẩu Lóng Sập - Pa Háng, đồng thời còn có cửa khẩu phụ Nài Cài và một số điểm thông quan khác thuộc huyện Sông Mã, huyện Sốp Cộp.
Các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu: Chè, cà phê, dứa, ngô, bò, xi măng, gạch...Tập quán sản xuất tự cấp, tự túc tự nhiên ở nông thôn còn ảnh hưởng lớn, dân trí thấp, khoa học kỹ thuật chưa phát triển.... Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2005 đạt 2.121,5 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 4,21 triệu đồng.
2. Tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào)
Diện tích: 16.500 km2, chiếm 7% diện tích toàn quốc, nằm ở phía Đông Bắc của Lào. Hàng ngày có chuyến bay từ Xầm Nưa đến thủ đô Viêng Chăn; cách thủ đô Viêng Chăn 600 km theo quốc lộ 43 và quốc lộ 13. Từ thị xã Sầm Nưa có đường quốc lộ 43 và quốc lộ 217 nối với quốc lộ 6 của Việt Nam tại Sơn La và Điện Biên. Hủa Phăn giáp với Luông Pha Băng, Xiêng Khoảng (Lào) và Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá (Việt Nam).
Hủa Phăn có điều kiện tự nhiên tương tự như Sơn La có nhiều núi cao, hiểm trở, địa hình bị chia cắt mạnh. Khí hậu Hủa Phăn thuộc vùng núi cao, nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa khô rét buốt và khô. GDP bình quân đầu người từ 180 - 250 USD/người/năm. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trung bình từ 5 - 6%/năm. Dân số của tỉnh Hủa Phăn tính đến năm 2005 là 516.000 người.
3. Tỉnh Luông Pha Băng (Lào)
Diện tích: 16.875 km2, dân số: 408.800 người (số liệu năm 2004). Nằm ở phía Đông Bắc Lào, có đường biên giới với huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, Việt Nam. GDP bình quân đầu người từ 200 - 300 USD/người/năm. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trung bình từ 7 - 7,5%/năm.
4. Tỉnh U Đôm Xay (Lào)
Diện tích: 15.370 km2, dân số: 273.300 người (số liệu năm 2004). Thành lập năm 1987 (Tách ra từ tỉnh Luông Pha Băng). Nằm ở phía Tây Bắc Lào, là tỉnh rất giàu về khoáng sản và đá quý. GDP bình quân đầu người từ 150 - 200 USD/người/năm. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trung bình từ 6,5 - 7%/năm.
A. THUẬN LỢI
Tuyến biên giới giữa tỉnh Sơn La với tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng (nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào) có chiều dài 250 km. Đến nay toàn tuyến đã mở được hai cửa khẩu quốc gia, có cửa khẩu phụ Nà Cài và một số điểm thông quan khác thuộc huyện Sông Mã, Sốp Cộp, Yên Châu. Các cặp cửa khẩu này được thông thương bởi quốc lộ 43, quốc lộ 4G và các tỉnh lộ khác, với hàng chục km đường ra đến biên giới.
Cùng với sự hình thành các cặp cửa khẩu, hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hoá tại các cửa khẩu đã và đang ngày càng phát triển. Mạng lưới kinh doanh thương mại gồm chợ đường biên, một số cửa hàng thương mại được hình thành và hoạt động có hiệu quả (có biểu chi tiết kèm theo).
Khuyến khích giao lưu hàng hoá, phát triển thương mại và xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu là chủ trương và chính sách quan trọng của Nhà nước ta. Năm 2001, Chính phủ có Quyết định 188/2001/QĐ-TTg ngày 11/12/2001 cho phép 2 cửa khẩu quốc gia là Chiềng Khương - Bản Đán (Sông Mã) và Lóng Sập - Pa Háng (Mộc Châu) được áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số: 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Qua khảo sát, những thuận lợi cơ bản trong phát triển thương mại tại các cửa khẩu biên giới Sơn La với một số tỉnh Bắc Lào thể hiện trên các mặt như sau:
1. Sơn La - Hủa Phăn - Luông Pha Băng có truyền thống hữu nghị lâu đời, sự phát triển cách mạng hai nước Việt - Lào và xây dựng thể chế chính trị - xã hội hiện nay đã gắn kết các tỉnh của 2 nước có chung đường biên giới, trong đó có tỉnh Sơn La với mối quan hệ hữu nghị đặc biệt. Đây là yếu tố quan trọng tạo cơ sở chính trị - xã hội cho phát triển hợp tác, liên kết và giao lưu kinh tế, thương mại giữa Sơn La và một số tỉnh Bắc Lào, tạo tiềm năng và cơ hội cho phát triển thương mại tại các cửa khẩu biên giới, nhất là trong điều kiện gia nhập ASEAN, AFTA, WTO.
2. Điều kiện và trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Lào nói chung, tỉnh Sơn La và một số tỉnh Bắc Lào nói riêng tuy có lợi thế khác nhau nhưng cơ bản không có sự chênh lệch lớn, có nhiều mặt tương đồng, tạo thuận lợi trong quan hệ thương mại quốc tế. Kinh tế giữa Sơn La và một số tỉnh Bắc Lào về cơ bản còn kém phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm hàng hoá sản xuất với chất lượng thấp, chi phí cao, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá của các doanh nghiệp giữa các tỉnh rất yếu trong khu vực. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy và tăng cường trao đổi buôn bán thương mại giữa Sơn La với một số tỉnh Bắc Lào.
3. Hệ thống đường giao thông giữa Sơn La với Hủa Phăn, Luông Pha Băng và một số tỉnh Bắc Lào khác đang được nâng cấp, cải tạo và chú trọng đầu tư (Quốc lộ 4G chạy qua Chiềng Khương, Quốc lộ 43 ra cửa khẩu Lóng Sập, đường từ trung tâm huyện Sốp Cộp đến trạm tiểu ngạch Lạnh Bánh) tạo điều kiện và triển vọng cho phát triển thương mại và giao lưu hàng hoá giữa hai bên.
4. Thị trường Sơn La với một số tỉnh Bắc Lào với hơn 2 triệu dân cũng là tiềm năng lớn cho phát triển thương mại, giao lưu văn hoá giữa hai bên thông qua các khu vực cửa khẩu biên giới.
B. KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên đây, việc phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu, biên giới còn gặp một số khó khăn: Điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thương mại các vùng cửa khẩu và phát triển thị trường giữa Sơn La và một số tỉnh Bắc Lào mới đang hình thành, còn lạc hậu, manh mún, rất khó phát triển do phần lớn các cửa khẩu, các điểm thông quan đều ở trên địa hình núi cao, dân cư thưa thớt, hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc phục vụ cho vận chuyển và giao lưu hàng hoá còn rất lạc hậu, thiếu thốn, thiếu các tuyến giao thông xương cá nối từ trục đường chính qua biên giới đến các vùng tại cửa khẩu với các vùng xung quanh. Cơ sở hạ tầng về thương mại như chợ, cửa hàng, siêu thị, trạm trại, kho tàng tại các cửa khẩu còn rất thiếu.
Thị trường tại các vùng cửa khẩu giữa Sơn La với một số tỉnh Bắc Lào có chung đường biên giới cũng như các vùng lân cận còn rất sơ khai, dân cư thưa thớt, phần lớn là đồng bào dân tộc ít người, văn hoá đa sắc tộc, kinh tế tự cung tự cấp còn phổ biến, trao đổi hàng hoá giữa hai bên còn kém phát triển. Các cửa khẩu dọc tuyến biên giới giữa Sơn La và một số tỉnh Bắc Lào nằm trên địa hình núi cao, vùng sâu, vùng xa, cách xa các đô thị lớn và khu công nghiệp (cửa khẩu Chiềng Khương nằm cách trung tâm huyện Sông Mã 35 km, cách quốc lộ 4G 340 m, cách thị xã Sơn La 70 km và cách thị xã Sầm Nưa (Hủa Phăn - Lào) 130 km; cửa khẩu Lóng Sập - Pa Háng nằm cách trung tâm huyện Mộc Châu 34 km, nằm trên trục đường quốc lộ 43, cách quốc lộ 6 là 31 km, cách thị xã Sơn La 120 km và cách thị xã Sầm Nưa (Hủa Phăn - Lào) khoảng 120 km), dân cư thưa thớt nên rất khó khăn trong việc hình thành và phát triển thị trường. Việc di chuyển dân cư ở các vùng lân cận đến định cư tại các vùng cửa khẩu biên giới cũng gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư, tập quán canh tác và các vấn đề nhạy cảm về an ninh...
Nguồn nhân lực tại các vùng cửa khẩu và nguồn nhân lực tại địa phương Sơn La và một số tỉnh Bắc Lào phục vụ cho hoạt động thương mại cửa khẩu còn thiếu, trình độ, năng lực chưa đáp ứng được với yêu cầu. Trong khi đó, việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao từ địa phương khác đến vùng cửa khẩu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và buôn bán thương mại là rất hãn hữu.
Mặc dù Chính phủ và tỉnh Sơn La có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích tối đa đầu tư trực tiếp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, trong tỉnh vào khu vực cửa khẩu của Sơn La với một số tỉnh Bắc Lào, nhưng đây là địa bàn không hấp dẫn các nhà đầu tư do những yếu kém và hạn chế nêu trên, đây là hạn chế lớn đối với phát triển thương mại tại các vùng này.
II. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỬA KHẨU VÀ BUÔN BÁN QUA BIÊN GIỚI 10 NĂM QUA
1. Thực trạng về cơ sở vật chất, kinh tế - xã hội liên quan đến hoạt động thương mại tại các cửa khẩu
Sơn La có 5 huyện biên giới bao gồm 308 bản, thuộc 20 xã với tổng số 17.200 nhân khẩu, thuộc 8 dân tộc cùng sinh sống. Tổng diện tích thuộc khu vực biên giới là 395.668 ha, có mật độ trung bình 10 người/km2.
1.1. Tại cặp cửa khẩu Chiềng Khương - Bản Đán
Vị trí cửa khẩu Chiềng Khương nằm cách trung tâm huyện Sông Mã 35 km, cách quốc lộ 4G 340 m, cách thị xã Sơn La 70 km và cách thị xã Sầm Nưa (Hủa Phăn - Lào) 130 km. Với tổng diện tích khu vực là 8.640 ha, bao gồm 20 bản, với 1.981 hộ và 9.737 nhân khẩu, trong đó có 4 dân tộc chủ yếu; bao gồm 1 đồn biên phòng, 1 trạm kiểm soát hải quan cửa khẩu và một số cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thương mại gồm có 1 chợ bán kiên cố với diện tích 1.000m2 phục vụ cho trên 100 hộ kinh doanh, 1 cửa hàng thương nghiệp đã xuống cấp, nằm cách cửa khẩu biên giới khoảng 4 km, 1 cửa hàng xăng dầu.
1.2. Tại cặp cửa khẩu Lóng Sập (Sơn La) - Pa Háng (Hủa Phăn)
Vị trí cửa khẩu Lóng Sập - Pa Háng nằm cách trung tâm huyện Mộc Châu 34 km, nằm trên trục đường quốc lộ 43, cách quốc lộ 6 là 31 km, cách thị xã Sơn La 120 km và cách thị xã Sầm Nưa (Hủa Phăn - Lào) khoảng 120 km. Với tổng diện tích khu vực là 9.996,6 ha, bao gồm 12 bản, với 672 hộ và 3.411 nhân khẩu; có gồm 1 đồn biên phòng, 1 trạm kiểm soát hải quan cửa khẩu và một số cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thương mại hiện tại chưa có chợ kiên cố, chợ đang được quy hoạch theo hướng chợ vùng kinh tế cửa khẩu, tại đây chỉ có 7 hộ kinh doanh thường xuyên và 15 điểm kinh doanh không thường xuyên, có 1 cửa hàng kinh doanh thương mại và bán đại lý hàng chính sách cho doanh nghiệp nhà nước.
1.3. Các cửa khẩu và điểm thông quan khác
Ngoài 2 cửa khẩu chính trên, Sơn La còn có 1 cửa khẩu phụ Nà Cài (Yên Châu), trạm tiểu mạch Lạnh Bánh (Sốp Cộp) và các điểm thông quan khác. Tại các điểm này đều có cửa hàng thương nghiệp của nhà nước và một số cơ sở đại lý bán các mặt hàng chính sách dầu hoả, muối iốt và các mặt hàng thiết yếu phục vụ cư dân hai bên biên giới.
2. Một số kết quả cơ bản đạt được trong lĩnh vực thương mại qua cửa khẩu biên giới
2.1. Về Thương mại, dịch vụ
- Năm 2001, Sơn La xuất khẩu sang Lào 649,01 ngàn USD và nhập khẩu 311,01 ngàn USD; năm 2005 kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đạt 1.214,57 ngàn USD, trong đó Sơn La xuất khẩu hàng hóa sang Lào 802,34 ngàn USD, tăng 11,6% so với năm 2004 và nhập khẩu từ Lào 412,23 ngàn USD, tăng 17,7% so với năm 2004. (Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu qua các năm có biểu 02 kèm theo).
- Hoạt động chợ biên giới thu hút cư dân hai bên biên giới qua lại trao đổi hàng hoá và thăm hỏi lẫn nhau, tăng thêm sự hiểu biết, góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá phát triển hơn.
- Đến nay đã có 1 chợ bán cố định tại khu vực Chiềng Khương và các chợ tạm họp ngoài trời (Lóng Sập, Nà Cài, Lạnh Bánh) hoạt động hàng ngày.
- Các ngành Thương mại, Hải quan của tỉnh đã kịp thời triển khai các chính sách về phát triển thương mại, các quy định mới của Nhà nước, của ngành; chỉ đạo sát sao việc áp dụng các chính sách tại địa bàn cửa khẩu biên giới đảm bảo thuận tiện cho các hoạt động xuất nhập khẩu.
2.2. Về hoạt động xuất nhập cảnh
- Xuất cảnh: Tổng số lượt người xuất cảnh năm 1997 đến năm 2000 là 31.825 lượt, năm 2005 là: 12.300 lượt. Phương tiện xuất cảnh năm 1997 đến năm 2000 là: 3.501 lượt, năm 2005 là 712 lượt.
- Nhập cảnh: Tổng số lượt người nhập cảnh năm 1997 - 2000 là: 32.344 lượt người, năm 2005 là: 13.549 lượt người. Phương tiện nhập cảnh: 3.476 lượt vào giai đoạn 1997 - 2000 và 680 lượt năm 2005.
2.3. Về thu thuế xuất nhập khẩu
Tổng số thu nộp ngân sách từ năm 1997 - 2000 là: 399,39 triệu đồng. Trong đó: Thuế xuất khẩu: 26.106.800 đồng, thuế nhập khẩu: 61.189.419 đồng, thuế VAT: 55.070.880 đồng, thuế khác: 263.777.992 đồng, lệ phí hải quan: 1.592.250 đồng. Năm 2005, tổng thu thuế và thu khác đạt 750 triệu đồng.
2.4. Về triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực cửa khẩu
- Đã lập xong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế thương mại cửa khẩu Chiềng Khương - Bản Đán từ năm 2000, gồm các khu chức năng: Trung tâm thương mại, chợ đường biên: 10.000 m2; khu kiểm soát liên hợp: 5000 m2; dịch vụ công cộng 1.500 m2. Hiện đang triển khai xây dựng, đã thực hiện được 5 tỷ đồng.
- Lập xong các dự án Trung tâm kinh tế cửa khẩu tại 3 địa điểm: Chiềng Khương, Lóng Sập, Nài Cài.
- Đầu tư xây dựng xong kho ngoại quan tại 2 cửa khẩu Chiềng Khương - Bản Đán và Lóng Sập - Pa Háng.
- Tỉnh Sơn La đã có quyết định về quy hoạch tổng thể phát triển thương mại - du lịch, trong đó có quy hoạch chợ cửa khẩu và chợ vùng biên giới.
- Mạng lưới giao thông khu vực cửa khẩu bước đầu được quan tâm.
3. Đánh giá khái quát chung về thực trạng hoạt động thương mại cửa khẩu trong 10 năm qua
3.1 Những mặt làm được
- Trong thời gian qua, các hoạt động thương mại, buôn bán qua biên giới Sơn La với một số tỉnh Bắc Lào đã góp phần đáng kể vào việc đẩy mạnh sản xuất, lưu thông hàng hoá phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cư dân biên giới, thu hút đầu tư để phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực biên giới nói riêng, các tỉnh có chung đường biên giới nói chung. Đồng thời với hàng hoá của các thành phần kinh tế phát triển nhanh hoạt động xuất nhập khẩu góp phần không nhỏ, tăng thu ngân sách cho các địa phương.
- Thông qua các hoạt động thương mại, dịch vụ từng bước thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội ở khu vực biên giới, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở mang dịch vụ, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hoá qua các cửa khẩu, qua đó làm cho cuộc sống của cư dân 2 bên biên giới ngày một nâng cao.
- Đã góp phần làm cho bộ mặt khu vực biên giới thay đổi nhanh chóng cả về xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống, vật chất, tinh thần, khôi phục truyền thống văn hoá giữa các dân tộc, qua lại tình cảm thân tộc của nhân dân hai bên biên giới.
Các kết quả trên tác động góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại tại các vùng cửa khẩu, đẩy lùi các nhân tố gây mất ổn định, giữ vững an ninh, quốc phòng khu vực biên giới, góp phần phát triển kinh tế, xã hội giữa các tỉnh có chung đường biên giới.
3.2. Những mặt hạn chế
- Qui mô hoạt động thương mại và buôn bán qua các cửa khẩu giữa Sơn La với một số tỉnh Bắc Lào chưa lớn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của các tỉnh hai bên cửa khẩu, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu còn rất nhỏ bé chưa ổn định.
- Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu giữa Sơn La và một số tỉnh Bắc Lào còn nghèo nàn, chưa có mặt hàng mũi nhọn chủ lực, các mặt hàng xuất sang một số tỉnh Bắc Lào chủ yếu là công nghiệp, thiết bị, xi măng, điện thương phẩm, đường, tấm lợp, thép các loại, ngô giống, đậu tương giống, thuốc chữa bệnh người, gia súc và một số hàng hoá khác mà Sơn La có lợi thế và nhập khẩu từ Lào chủ yếu là hàng nông sản: Ngô, đậu tương, gỗ và nguyên phụ liệu từ gỗ; một số hàng có xuất xứ từ Thái Lan như dép tông, mì chính, nước mắm, xà phòng...
- Cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương mại cũng như cơ sở vật chất, kỹ thuật của hoạt động thương mại ở khu vực cửa khẩu còn quá thiếu thốn, nghèo nàn, lạc hậu nên hạn chế rất lớn đến hiệu quả hoạt động thương mại giữa hai bên.
- Hệ thống tổ chức hoạt động kinh doanh thương mại tại các vùng cửa khẩu của Sơn La với một số tỉnh Bắc Lào còn mang tính tự phát, chưa có định hướng phát triển rõ ràng, các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thương mại phần lớn là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, chưa chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật tại các vùng cửa khẩu như văn phòng, kho, trạm, cửa hàng… nguồn đầu tư chủ yếu từ sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Quá trình đầu tư mới được quan tâm từ phía Việt Nam, phía các tỉnh bạn Lào chưa tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật của hoạt động thương mại bên cửa khẩu của bạn. Đại bộ phận các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước giữa 2 bên đều coi cửa khẩu là nơi dừng chân để đưa hàng sang các tỉnh và chưa xác định đây là địa bàn kinh doanh chiến lược lâu dài của doanh nghiệp.
- Hệ thống các chợ biên giới giữa Sơn La và một số tỉnh Bắc Lào nói chung, chợ ở các cửa khẩu nói riêng chưa được chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển đúng mức. Hiện trạng các chợ ở các cửa khẩu còn quá sơ sài, tạm bợ và thiếu quy hoạch phát triển làm hạn chế không nhỏ đến hoạt động thương mại và thị trường trong vùng.
Để góp phần phát huy những thành tựu, khắc phục những hạn chế nêu trên đòi hỏi Sơn La và các tỉnh nước bạn Lào có chung đường biên giới cần phải xây dựng quy hoạch phát triển thương mại cửa khẩu và đẩy mạnh buôn bán qua biên giới giữa hai bên.
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỬA KHẨU VÀ ĐẨY MẠNH BUÔN BÁN QUA BIÊN GIỚI THỜI KỲ 2006 - 2015
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Quan điểm
1.1. Phát triển thương mại các vùng cửa khẩu giữa Sơn La và một số tỉnh Bắc Lào nhằm đẩy mạnh giao lưu hàng hoá qua biên giới, thúc đẩy sản xuất trong tỉnh, trong nước và phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân hai bên.
1.2. Phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu Sơn La và một số tỉnh Bắc Lào nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt với các tỉnh láng giềng, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc biên giới của tổ quốc.
1.3. Phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu giữa Sơn La và một số tỉnh Bắc Lào theo hướng chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật thương mại, phát huy hiệu quả, mạng lưới kinh doanh thương mại, dịch vụ.
1.4. Phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu theo hướng tự do hoá thương mại, nhưng phải có sự quản lý của nhà nước, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.
2. Mục tiêu
- Phấn đấu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu và buôn bán qua biên giới hàng năm 15%.
Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 là 1,4 triệu USD (Sơn La xuất khẩu 800 ngàn USD, nhập khẩu 600 ngàn USD), năm 2010 đạt 2,5 triệu USD, đến 2015 đạt 5 triệu USD (trong đó: xuất khẩu 3,5 triệu USD, nhập khẩu 1,5 triệu USD) (Có biểu chi tiết kèm theo).
- Duy trì xuất khẩu mặt hàng truyền thống sang thị trường Lào như: Công nghiệp, thiết bị, xi măng, điện thương phẩm, đường, tấm lợp, thép các loại, ngô giống, đậu tương giống, thuốc chữa bệnh người, gia súc và một số hàng hoá khác mà Sơn La có lợi thế.
3. Tiềm năng, cơ hội và thách thức
3.1. Tiềm năng, cơ hội và lợi thế
- Sơn La có cửa khẩu Lóng Sập - Pa Háng và cửa khẩu Chiềng Khương - Bản Đán để phát triển kinh tế đối ngoại không chỉ với Hủa Phăn của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào mà có điều kiện trở thành trung tâm giao lưu hàng hoá giữa một số tỉnh phía bắc của ta với các tỉnh thuộc phía Bắc Lào.
- Sơn La có 3 vùng kinh tế, đó là: vùng dọc đường 6, vùng Sông Đà và vùng cao biên giới có thể tạo thế tương hỗ cho nhau trong phát triển thương mại và thị trường.
- Trung ương và tỉnh Sơn La có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế cửa khẩu trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng vùng biên giới.
3.2. Những thách thức, hạn chế
- Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật cho hoạt động thương mại còn thiếu, chất lượng thấp là hạn chế lớn nhất đến việc phát triển thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng.
- Mức thu nhập thấp, đời sống của một bộ phận khá lớn dân cư còn ở mức nghèo và rất nghèo, đặc biệt là dân cư ở các vùng sâu, vùng xa.
- Sự phân bố dân cư không tập trung, ở những vùng các dân tộc thiểu số dân cư sinh sống quá thưa thớt.
- Một số chính sách và cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước còn thiếu, chưa đồng bộ, chậm được cụ thể hoá hoặc còn thiếu điều kiện khả thi để phát triển thương nghiệp miền núi nói chung và Sơn La nói riêng.
- Trình độ và năng lực quản lý của cán bộ nói chung còn chưa đáp ứng với nền kinh tế thị trường.
4. Một số dự báo về phát triển kinh tế khu vực cửa khẩu
4.1. Dự báo từ phía tỉnh Sơn La
- Việc Quốc hội quyết định xây dựng thủy điện Sơn La sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La trong đó có sự hình thành, phát triển các tuyến du lịch từ Thái Lan, Lào sang Sơn La. Con đường chiến lược 4G nối từ quốc lộ 6 vào Sông Mã, đường 105 nối từ Sông Mã - Sốp Cộp - Mường Lèo (Sơn La) - Mường Lói (Điện Biên) đây là trục đường sống xuyên suốt vùng Tây - Tây Bắc qua trạm Lạnh Bánh sang tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Luông Pha Băng để đi đến các tỉnh Bắc Lào có ý nghĩa cả về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh.
- Chiềng Khương trong quy hoạch phát triển thành thị trấn đô thị loại V, thị trấn Sốp Cộp đang được ưu tiên đầu tư của huyện vùng biên giới mới tách, Lóng Sập quy hoạch là thị tứ, thị trấn Mộc Châu phấn đấu nâng cấp thành thị xã vào năm 2008.
- Việc tỉnh Sơn La và tỉnh Hủa Phăn (Lào) hợp tác xây dựng cầu cứng tại bến phà Sốp Bâu là điều kiện thuận lợi để vận chuyển hàng hoá và thông thương giữa các tỉnh miền Tây Bắc Việt Nam và các tỉnh Bắc Lào.
- Tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào hàng năm tổ chức những cuộc gặp gỡ cấp cao và các cấp chuyên ngành nhằm bàn bạc thống nhất các biện pháp để đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực.
- Trên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển sẽ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và thu ngân sách nhà nước tại địa bàn các khu vực cửa khẩu trong tỉnh phát triển.
4.2. Dự báo thị trường các tỉnh Bắc Lào
- Do chính sách tự do hoá thương mại của bạn nên thị trường hàng hoá tiêu dùng, dịch vụ thương mại lưu thông thông suốt, chủ thể kinh doanh trên thị trường chủ yếu là tư nhân. Hiện nay bạn đang tiến hành chuẩn bị thành lập lại một số doanh nghiệp nhà nước để làm đầu mối quan hệ buôn bán, đầu tư với nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
- Chủ trương của phía bạn Lào là tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng trên tất cả các lĩnh vực.
- Thị trường Lào có thể nói là dễ tính phù hợp với điều kiện của tỉnh Sơn La, nhưng trước mắt nhu cầu chưa đủ lớn.
- Hàng hoá lưu thông tại các tỉnh Bắc Lào chủ yếu là lương thực, thực phẩm tươi sống, nông sản và rau quả là do Lào sản xuất, còn hầu hết các mặt hàng thực phẩm chế biến, hàng công nghiệp tiêu dùng, hàng điện tử, may mặc, tạp phẩm, vật liệu xây dựng... hàng tiêu dùng hàng ngày có xuất xứ từ một số nước ASEAN, trong đó hàng Việt Nam chiếm tỷ trọng 75%.
- Hàng hoá của Thái Lan đưa sang các tỉnh Bắc Lào chủ yếu từ Đông Bắc Thái Lan và Viêng Chăn theo đường bộ qua Luông Pha Băng, đường bay từ Viêng Chăn.
- Hàng hoá đưa sang các tỉnh Bắc Lào có thể được là dụng cụ gia đình bằng nhôm, sứ, nhựa, vật liệu xây dựng, thực phẩm chế biến.
- Một số dịch vụ bạn đang quan tâm như: dịch vụ xây dựng, dịch vụ nông nghiệp; nhà hàng, khách sạn.
- Về hoạt động thương mại, du lịch phía Lào tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Sơn La tổ chức bán hàng trên đất bạn, duy trì hợp chợ biên giới, cho phép nhân dân hai bên đi lại bằng giấy thông hành biên giới nhằm tạo điều kiện để phát triển kinh tế vùng cửa khẩu biên giới hai nước.
4.3. Các vấn đề cần quan tâm
+ Nước bạn Lào đang thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Việt Nam. Thực hiện chính sách thông thoáng đối với hàng xuất, quản lý chặt chẽ đối với hàng nhập.
+ Thực hiện các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo cho thương nhân Lào luôn giữ được vai trò trung gian trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với các nước thứ ba.
+ Chưa chú trọng việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
+ Cơ chế quản lý xuất nhập cảnh của Lào còn lỏng với Thái Lan, Myanmar và cứng đối với Việt Nam.
II. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỬA KHẨU
1. Tổ chức mạng lưới
- Hình thành và củng cố các trung tâm thương mại, hệ thống mạng lưới các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và lưu thông hàng hoá tại khu vực cửa khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm thực hiện chức năng mua, bán, sơ chế, phân loại, bao gói, bảo quản và dự trữ nhỏ với vai trò là những chủ thể nòng cốt trong việc thu gom, tập trung nông sản hàng hoá để cung ứng cho các cơ sở sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu.
- Khuyến khích phát triển mạng lưới hợp tác xã các loại với qui mô vừa và nhỏ tham gia hỗ trợ trong việc cung ứng các dịch vụ kỹ thuật cho kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và sinh hoạt của cư dân tại khu vực cửa khẩu, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Củng cố và phát triển mạng lưới chợ ở các cửa khẩu, đảm bảo vừa thực hiện chức năng là trung tâm giao lưu hàng hoá của cư dân hai bên, vừa là trung tâm các đầu mối tiêu thụ nông sản của các vùng nông sản tập trung và hỗ trợ xuất khẩu.
- Hình thành các văn phòng đại diện, cơ sở kinh doanh ở các trung tâm thương mại của các tỉnh Bắc Lào để làm cầu nối phục vụ các hoạt động xúc tiến hỗ trợ cho kinh doanh thương mại trong nước phát triển.
2. Định hướng phát triển thương mại theo các thành phần kinh tế
- Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu vực cửa khẩu, trong đó kinh tế nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo trong chi phối và điều tiết thị trường.
- Việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu vực cửa khẩu phải đảm bảo các yêu cầu, đó là:
+ Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về vốn, lao động, kỹ thuật của các chủ thể kinh doanh thương mại thuộc các thành phần kinh tế.
+ Đẩy mạnh buôn bán hàng hoá qua biên giới, tác động tích cực tới sản xuất trong tỉnh, trong nước, phục vụ tốt cho nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư.
+ Sắp xếp các tổ chức kinh doanh, hình thành các kênh lưu thông phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng hoá nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của hoạt động thương mại ở khu vực cửa khẩu, biên giới.
Từ những yêu cầu trên, định hướng phát triển hệ thống tổ chức thương mại theo thành phần kinh tế ở khu vực cửa khẩu giữa Sơn La với một số tỉnh Bắc Lào đến năm 2015 theo hướng sau:
2.1. Đối với thương nghiệp nhà nước
- Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh được tổ chức và sắp xếp lại trên cơ sở cổ phần hoá các công ty nhà nước, với tỷ trọng vốn nhà nước chiếm 51% trở lên, đã từng bước tổ chức lại lao động, đổi mới công nghệ, tổ chức quản lý kinh doanh có hiệu quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế, thực hiện vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh thương mại, nhất là trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu.
Việc xây dựng các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực thương mại phải đảm bảo chức năng:
+ Góp phần hình thành và phát triển thị trường, tạo môi trường và điều kiện cho sản xuất trong tỉnh phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế của tỉnh, tăng cường hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.
+ Đảm nhiệm lưu thông những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống, các mặt hàng chính sách cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
+ Đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình kinh doanh và quản lý nhằm thu thập thông tin, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại.
+ Nhiệm vụ của các doanh nghiệp nhà nước phải tạo nguồn hàng và thị trường xuất khẩu, tổ chức nhập khẩu và hình thành kênh phân phối trên địa bàn tỉnh. Cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hoá, vật tư phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, nhất là mặt hàng chính sách cho bà con dân tộc. Thu mua các sản phẩm do nông dân và các doanh nghiệp sản xuất làm ra để phục vụ cho xuất khẩu và bán ở thị trường trong tỉnh, trong nước. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại như Trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống kho bãi.... nhằm nâng cao văn minh thương mại và hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp.
+ Thương nghiệp nhà nước cần phải mở rộng mạng lưới kinh doanh, nhất là tại khu vực cửa khẩu, tăng cường liên kết và sử dụng các thành phần kinh tế như hợp tác xã dịch vụ thương mại, các hộ tư nhân làm đại lý thu mua, tiêu thụ hàng hoá.
2.2. Đối với hợp tác xã thương mại - dịch vụ
- Việc xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã - dịch vụ ở khu vực cửa khẩu có vai trò quan trọng hình thành hệ thống chân rết của thương nghiệp nhà nước, hình thành mạng lưới đại lý bán hàng tiêu dùng phục vụ đời sống hàng ngày của nông dân, đại lý thu mua nông, lâm sản cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu.
Việc tổ chức các loại hình hợp tác xã thương mại trên nền tảng sở hữu tư nhân liên kết với nhau theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi. Tuy nhiên, hoạt động của các hợp tác xã thương mại - dịch vụ cũng cần phải có sự trợ giúp của nhà nước như tư vấn giúp các hợp tác xã thương mại - dịch vụ trong xây dựng điều lệ hoạt động, đăng ký kinh doanh, phương thức quản lý, hạch toán, đào tạo cán bộ.
- Các hợp tác xã thương mại có thể được tổ chức theo mô hình kinh doanh tổng hợp, cùng có thể kinh doanh một nhóm hàng, một khâu mua hoặc một khâu bán đối với một mặt hàng nào đó. Trước mắt hướng các hợp tác xã thương mại - dịch vụ kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ cho các hộ sản xuất về phân bón, thuốc trừ sâu, giống, nông cụ và các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng cho người dân và các mặt hàng chính sách. Ngoài ra, các hợp tác xã thương mại còn tổ chức thu mua nông, lâm sản cung ứng cho thị trường khu vực biên giới, trong tỉnh và các tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu.
Ở những khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì hợp tác xã thương mại - dịch vụ có thể chỉ làm đại lý bán lẻ, cung cấp các mặt hàng chính sách cho bà con dân tộc.
2.3. Đối với thương nghiệp tư nhân
- Với nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng của nhà nước, thương nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong việc phát triển thị trường.
Nhờ có tổ chức gọn nhẹ, nhanh nhạy với thị trường, thương nghiệp tư nhân đang ngày càng hoạt động có hiệu quả và tỏ ra thích hợp với lĩnh vực kinh doanh thương mại.
- Phát triển thương nghiệp tư nhân ở khu vực cửa khẩu biên giới, vùng sâu, vùng xa không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp tư nhân hoạt động thương mại từ việc thuê đất làm trụ sở, xây dựng kho bãi, xưởng sản xuất chế biến, các thủ tục vay vốn, đăng ký kinh doanh, nhà nước bảo hộ quyền tự do kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp do kinh doanh đem lại. Khuyến khích thương nhân hoạt động theo đúng pháp luật, tạo điều kiện cho họ trong kinh doanh xuất, nhập khẩu qua biên giới và hoạt động tại các khu kinh tế cửa khẩu, chợ cửa khẩu, khu thương mại cửa khẩu.
Nhà nước hỗ trợ thương nghiệp tư nhân qua các chính sách về tín dụng, thuế, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin và các dịch vụ khác về thị trường, quản trị kinh doanh.
Khuyến khích thương nghiệp tư nhân mở rộng thị trường, tham gia nhiều hơn vào xuất khẩu, đầu tư và sản xuất, tạo ra nhiều mặt hàng mới.
2.4. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
3. Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và xây dựng cơ sở vật chất thương mại dịch vụ
3.1. Đối với khu vực cửa khẩu Chiềng Khương - Bản Đán, đối với khu vực cửa khẩu cần tập trung:
- Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm: Giải phóng mặt bằng, hoàn chỉnh hệ thống điện, nước, nâng cấp hệ thống giao thông nội bộ khu vực với tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
- Đầu tư xây dựng cơ sở phục vụ cho hoạt động thương mại, dịch vụ bao gồm:
+ Nâng cấp cửa hàng thương nghiệp Chiềng Khương thành trung tâm thương mại cửa khẩu với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 50%.
+ Nâng cấp chợ Chiềng Khương với vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 50%.
+ Xây dựng kho ngoại quan và cơ sở chế biến nông sản tập trung với tổng vốn đầu tư ước tính 20 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%.
+ Xây dựng bến xe khách, quỹ tín dụng, trung tâm bưu chính viễn thông với tổng mức vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng.
3.2. Đối với khu cửa khẩu Lóng Sập - Pa Háng
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi khu vực trung tâm cửa khẩu bao gồm hệ thống điện, nước, đường nội bộ khu vực với tổng vốn đầu tư 80 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
- Đầu tư xây dựng 1 trung tâm thương mại dịch vụ gồm hệ thống các khu bán hàng, quảng cáo, cơ sở tín dụng, bưu chính viễn thông, văn phòng đại diện... với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ đồng, trong đó 50% từ ngân sách nhà nước.
- Đầu tư nâng cấp chợ thành trung tâm giao dịch hàng hoá nông sản và dịch vụ kỹ thuật với tổng vốn ước tính 10 tỷ đồng, trong đó 50% vốn ngân sách nhà nước.
- Đầu tư xây dựng hệ thống kho ngoại quan, cơ sở chế biến bảo quản hàng hoá nông sản với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỷ đồng, trong đó 50% vốn ngân sách nhà nước.
3.3. Đối với khu vực trạm tiểu ngạch Lạnh Bánh
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gồm hệ thống điện, nước, đường giao thông nội bộ với tổng mức vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng từ vốn ngân sách nhà nước.
- Xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ bao gồm hệ thống các quầy hàng, kho hàng, cơ sở dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông, văn phòng đại diện với tổng mức vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng, trong đó 50% vốn ngân sách nhà nước.
- Xây dựng hệ thống chợ, cửa hàng hợp tác xã với tổng mức vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Xây dựng hệ thống cơ sở chế biến, bảo quản và dự trữ hàng hoá tại khu vực cửa khẩu với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng, trong đó 50% từ vốn ngân sách nhà nước.
3.4. Đối với khu trạm tiểu ngạch Nà Cài
- Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng gồm các công trình điện, nước và đường giao thông nội vùng, văn phòng đại diện... với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỷ đồng, trong đó 50% từ ngân sách nhà nước.
- Xây dựng chợ, cửa hàng hợp tác xã, cơ sở thu mua bảo quản hàng hoá nông sản với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng, trong đó 50% từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Đầu tư xây dựng cơ sở chế biến bảo quản hàng hoá nông sản phục vụ sản xuất và xuất khẩu với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng, trong đó 50% vốn ngân sách nhà nước.
3.5. Đối với các khu vực một số tỉnh Bắc Lào
Tập trung đầu tư xây dựng một số văn phòng đại diện, cửa hàng kinh doanh, nhà hàng, khách sạn ở một số tỉnh sau:
- Tại trung tâm thị xã Sầm Nưa (tỉnh Hủa Phăn - Lào): xây dựng 1 văn phòng đại diện, 1 nhà hàng khách sạn với tổng mức vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng, trong đó 50% vốn ngân sách nhà nước.
- Tại trung tâm huyện Sốp Bâu (tỉnh Hủa Phăn - Lào): xây dựng 1 cửa hàng thương nghiệp tổng hợp và 1 kho dự trữ hàng hoá nông sản với tổng mức đầu tư khoảng 5 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 30% từ ngân sách.
- Tại trung tâm tỉnh Luông Pha Băng: xây dựng 1 văn phòng đại diện kèm theo 1 trung tâm giới thiệu hàng hoá, sản phẩm của Sơn La với tổng mức vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
- Tại trung tâm xã Chiềng Khừa và huyện Mường Ét: Xây dựng 1 văn phòng đại diện kèm theo 1 cơ sở trưng bày và giới thiệu sản phẩm hàng hoá của Sơn La với tổng vốn đầu tư khoảng 8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước.
4. Tổng hợp nhu cầu vốn và phân đoạn đầu tư
Danh mục đầu tư |
Tổng số vốn (tỷ đồng) |
Giai đoạn đầu tư (tỷ đồng) |
|||||
2006 - 2010 |
2011 - 2015 |
||||||
T. số |
N.sách |
Khác |
N.sách |
Khác |
N.sách |
Khác |
|
Tổng vốn đầu tư |
418 |
328 |
90 |
230 |
57 |
98 |
33 |
I. Khu vực cửa khẩu Chiềng Khương |
|
|
|
|
|
|
|
1. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm: Giải phóng mặt bằng, hoàn chỉnh hệ thống điện, nước, nâng cấp hệ thống giao thông nội bộ khu vực. |
100 |
100 |
|
70 |
|
30 |
|
2. Nâng cấp cửa hàng thương nghiệp Chiềng Khương thành trung tâm thương mại cửa khẩu. |
15 |
7,5 |
7,5 |
7,5 |
7,5 |
|
|
3. Nâng cấp chợ Chiềng Khương. |
10 |
5 |
5 |
5 |
5 |
|
|
4. Xây dựng kho ngoại quan và cơ sở chế biến nông sản tập trung. |
20 |
6 |
14 |
4 |
10 |
2 |
4 |
5. Xây dựng bến xe khách, quỹ tín dụng, trung tâm bưu chính viễn thông |
10 |
5 |
5 |
5 |
5 |
|
|
II. Khu vực cửa khẩu Lóng Sập. |
|
|
|
|
|
|
|
1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi khu vực trung tâm cửa khẩu bao gồm hệ thống điện, nước, đường nội bộ khu vực. |
80 |
80 |
|
60 |
|
20 |
|
2. Đầu tư xây dựng 1 trung tâm thương mại dịch vụ gồm hệ thống các khu bán hàng, quảng cáo, cơ sở tín dụng, bưu chính viễn thông, văn phòng đại diện. |
20 |
10 |
10 |
8 |
5 |
2 |
5 |
3. Đầu tư nâng cấp chợ thành trung tâm giao dịch hàng hoá nông sản và dịch vụ kỹ thuật. |
10 |
5 |
5 |
|
|
5 |
5 |
4. Đầu tư xây dựng hệ thống kho ngoại quan, cơ sở chế biến bảo quản hàng hoá nông sản. |
15 |
7,5 |
7,5 |
5 |
5 |
2,5 |
2,5 |
III. Khu vực cửa khẩu Lạnh Bánh. |
|
|
|
|
|
|
|
1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gồm hệ thống điện, nước, đường giao thông nội bộ. |
50 |
50 |
|
30 |
|
20 |
|
2. Xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ bao gồm hệ thống các quầy hàng, kho hàng, cơ sở dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông văn phòng đại diện. |
10 |
5 |
5 |
3 |
2 |
2 |
3 |
3. Xây dựng hệ thống chợ, cửa hàng hợp tác xã. |
5 |
5 |
|
5 |
|
|
|
4. Xây dựng hệ thống cơ sở chế biến, bảo quản và dự trữ hàng hoá tại khu vực cửa khẩu. |
10 |
5 |
5 |
|
|
5 |
5 |
IV. Khu vực cửa khẩu Nà Cài. |
|
|
|
|
|
|
|
1. Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng gồm các công trình điện, nước và đường giao thông nội vùng, văn phòng đại diện. |
15 |
7,5 |
7,5 |
4 |
4 |
3,5 |
3,5 |
2. Xây dựng chợ, cửa hàng hợp tác xã, cơ sở thu mua bảo quản hàng hoá nông sản. |
10 |
5 |
5 |
4 |
3 |
1 |
2 |
3. Đầu tư xây dựng cơ sở chế biến bảo quản hàng hoá nông sản phục vụ sản xuất và xuất khẩu. |
10 |
5 |
5 |
5 |
3 |
|
2 |
V. Khu vực các tỉnh Bắc Lào. |
|
|
|
|
|
|
|
1. Tại trung tâm thị xã Sầm Nưa (tỉnh Hủa Phăn - Lào): xây dựng 1 văn phòng đại diện, 1 nhà hàng khách sạn. |
10 |
5 |
5 |
3 |
4 |
2 |
1 |
2. Tại trung tâm huyện Sốp Bâu (tỉnh Hủa Phăn - Lào): xây dựng 1 cửa hàng thương nghiệp tổng hợp và 1 kho dự trữ hàng hoá nông sản. |
5 |
1,5 |
3,5 |
1,5 |
3,5 |
|
|
3. Tại trung tâm tỉnh Luông Pha Băng: xây dựng 1 văn phòng đại diện kèm theo 1 trung tâm giới thiệu hàng hoá, sản phẩm của Sơn La. |
5 |
5 |
|
5 |
|
|
|
4. Tại trung tâm xã Chiềng Khừa và huyện Mường Ét: Xây dựng 1 văn phòng đại diện kèm theo 1 cơ sở trưng bày và giới thiệu sản phẩm hàng hoá của Sơn La. |
8 |
8 |
|
5 |
|
3 |
|
1. Giải pháp về hệ thống chính sách
1.1. Về Thương mại - Xuất nhập khẩu
- Cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến thương mại như hội thảo thương mại, hội chợ, triển lãm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
- Có chính sách hỗ trợ vốn kinh doanh khuyến khích phát triển xuất khẩu, hỗ trợ kinh phí đào tạo, sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu:
- Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở các tỉnh Bắc Lào trước mắt là Hủa Phăn và Luông Pha Băng để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.
1.2. Chính sách Du lịch - Xuất nhập cảnh
- Tạo điều kiện thông thoáng hơn nữa bằng việc đơn giản hoá về thủ tục xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam có nhu cầu đi du lịch, buôn bán với tỉnh Hủa Phăn và Luông pha Băng.
- Cấp giấy thông hành dài hạn hơn từ 1 đến 2 năm, có giá trị nhiều lần cho các đối tượng có nhu cầu.
- Giao cho một công ty chuyên kinh doanh về du lịch của tỉnh làm đầu mối trong kinh doanh du lịch biên giới và thực hiện kinh doanh du lịch đối với khách là người Lào.
1.3. Chế độ tài chính - Ngân hàng
- Việc mua bán, thanh quyết toán và các quan hệ giao dịch thương mại, dịch vụ giữa các doanh nghiệp tại các khu cửa khẩu được thực hiện bằng đồng Việt Nam, đồng Kíp (Lào) và các ngoại tệ chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Đẩy mạnh hệ thống hoạt động ngân hàng, mở rộng diện cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất và dịch vụ với phương thức cho vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh phù hợp với cây trồng và con nuôi.
- Phân bố hợp lý nguồn vốn đầu tư nhằm tạo ra sự liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu.
- Huy động nhiều nguồn vốn vào các dự án phát triển dịch vụ như du lịch, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, giao thông vận tải.
1.4. Cơ chế chính sách
1.4.1. Chính sách đầu tư
Thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các chính sách hiện hành.
1.4.2. Về vốn
- Đối với các chợ biên giới, vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ theo hướng lồng ghép với nguồn vốn thuộc các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với miền núi đã và đang được thực hiện.
- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng các công trình thương mại quy mô lớn như: Trung tâm thương mại, văn phòng đại diện, chợ khu vực biên giới và có cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi lãi suất thấp để đầu tư sản xuất, xây dựng văn phòng giao dịch, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trên đất bạn Lào.
1.4.3. Về tổ chức các thành phần kinh tế kinh doanh thương mại
Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi và tự do cho thương nghiệp tư nhân phát triển thông qua việc ban hành các cơ chế tín dụng, thuế và đào tạo nhân lực, thủ tục thành lập doanh nghiệp, thuế đất, sử dụng các công trình thương mại, hỗ trợ thiết thực có hiệu quả trong việc mở rộng mạng lưới kinh doanh.
1.4.4. Về tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo cho nhu cầu phát triển của thương mại.
- Tăng cường cơ chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, buôn bán qua biên giới.
- Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch (ở cấp tỉnh và huyện).
- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục giúp các tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại trên địa bàn các cửa khẩu đẩy mạnh hoạt động của mình trên cơ sở tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.
1.4.5. Chính sách khen thưởng
- Áp dụng chế độ thưởng các cá nhân, tổ chức có khả năng và điều kiện ở trong nước cũng như người Việt Nam tại Lào có thành tích trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường tại Lào.
- Có chính sách khen thưởng hàng năm đối với lực lượng hải quan cửa khẩu, đã tạo điều kiện và tham gia tích cực vào quá trình tổ chức các hoạt động phục vụ xuất nhập khẩu hàng hoá.
2. Giải pháp về công nghệ nâng cao chất lượng hàng hoá
- Xây dựng chính sách khoa học, công nghệ của tỉnh để đảm bảo phát triển khoa học gắn chặt với sản xuất, phát triển công nghệ tiên tiến.
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.
- Mở rộng các loại hình hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng các mô hình trang trại, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật xuống đến từng bản, từng xã.
3. Giải pháp về mở rộng mặt hàng
- Gắn kết việc tiêu thụ nông sản với cung ứng vật tư, hàng tiêu dùng thông qua ký kết và thực hiện các hợp đồng.
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, tiếp cận thị trường, đảm bảo cho các bên khi thực hiện hợp đồng.
- Doanh nghiệp nhà nước phải đóng vai trò nòng cốt qua việc thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước, đảm bảo lợi ích cho nông dân.
4. Giải pháp về phát triển và huy động nguồn nhân lực
- Đầu tư vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ cho công tác đào tạo.
- Đổi mới nhận thức cho nhân dân trong việc định hướng nghề nghiệp, đặc biệt coi trọng các ngành nghề lao động kỹ thuật cao.
- Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
- Hỗ trợ đào tạo thợ thủ công trong các ngành nghề truyền thống.
- Có chính sách khuyến khích những cán bộ có năng lực trong hoạt động lĩnh vực hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch và sinh viên được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng để thu hút lực lượng lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, tại các vùng cửa khẩu để phục vụ cho phát triển thương mại cửa khẩu và đẩy mạnh buôn bán qua biên giới.
- Huy động các nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực từ những Việt Kiều là người Sơn La đang công tác, làm việc ở nước ngoài đầu tư vào các khu vực cửa khẩu, biên giới.
5. Vốn đầu tư
Trên cơ sở tổng nhu cầu về vốn trong đề án, hàng năm tỉnh giành ưu tiên vốn để đáp ứng nhu cầu vốn phù hợp với từng giai đoạn nhằm tạo điều kiện để thu hút thêm các nguồn đầu tư từ các nhà kinh doanh, các tổ chức kinh tế khác vào khu vực cửa khẩu.
IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC BỘ, NGÀNH
- Chính Phủ của cả 2 nước cho phép xây dựng và ban hành các chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, quan tâm đầu tư mạng lưới thương mại khu vực biên giới bằng nguồn vốn ngân sách của Nhà nước để xây dựng các chợ, cửa hàng vùng biên.
- Đối với khu vực của khẩu biên giới trên địa bàn tỉnh Sơn La do mức thu còn quá ít nên không áp dụng được Quyết định 53/CP của Thủ tướng Chính phủ để đầu tư lại, đề nghị Chính phủ hỗ trợ đầu tư đối với các cửa khẩu biên giới thuộc các tỉnh nghèo.
- Cho phép tỉnh Sơn La xây dựng khu kinh tế cửa khẩu tại Chiềng Khương - Bản Đán, Lóng Sập - Pa Háng, nâng cấp cửa khẩu phụ Nà Cài và trạm cửa khẩu Lạnh Bánh thành cửa khẩu quốc gia.
- Mở rộng hơn nữa quy chế chợ biên giới về địa điểm mở, về quản lý hàng hoá nhập, xuất tại chợ, không hạn chế số lượng kinh doanh, đặc biệt là các mặt hàng vật tư, thiết bị cần thiết cho sản xuất.
- Đề nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ nâng cấp đường quốc lộ 43, quốc lộ 4G và xây dựng Cảng hàng không Nà Sản.
- Để đón khách du lịch từ Lào, Thái Lan, Myanmar trong những năm tới, đề nghị Tổng cục Du lịch cho phép tỉnh Sơn La được đón khách bằng thẻ du lịch.
- Đề nghị Bộ Thương mại hai nước nghiên cứu phép để có thể xây dựng được các cửa hàng bán hàng hoá, dịch vụ của Sơn La tại tỉnh Hủa Phăn và các tỉnh Bắc Lào.
1. Về Chính trị - An ninh - Quốc phòng
- Góp phần vào quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào được tăng cường. Đồng thời, đảm bảo giữ vững an ninh và chủ quyền quốc gia trong hoạt động đối ngoại.
- Tạo sự thông thoáng về cơ chế chính sách với khu vực cửa khẩu song vẫn đảm thực hiện tốt công tác quản lý an ninh biên giới quốc gia. Đời sống nhân dân tại các khu kinh tế cửa khẩu được cải thiện một bước quan trọng.
- Chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu kinh tế cửa khẩu được giữ vững; buôn lậu, gian lận thương mại, tệ nạn xã hội trong khu kinh tế cửa khẩu được kiểm soát và xử lý có hiệu quả.
2. Về mặt Kinh tế - Xã hội
- Tăng nguồn thu ngân sách từ khu vực cửa khẩu hàng năm từ 15 - 20%.
- Tác động trực tiếp đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, mũi nhọn của khu cửa khẩu là thương mại và dịch vụ.
- Thu hút đầu tư của các tổ chức, các thành phần kinh tế đến Sơn La thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển.
- Giải quyết việc làm cho người lao động khu vực thành thị và nông thôn, góp phần xoá đói, giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân vùng biên giới.
G. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Sơn La có trách nhiệm phối hợp với Sở KH - ĐT, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Hải quan và các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh lập kế hoạch xuất, nhập khẩu; kế hoạch xúc tiến thương mại; kế hoạch hỗ trợ vốn cho các đơn vị kinh doanh xuất khẩu, đào tạo, dạy nghề cho lao động với dự án "Quỹ khuyến khích phát triển xuất khẩu" trình UBND tỉnh quyết định theo kế hoạch hàng năm; lập và hướng dẫn thực hiện Quy chế xét thưởng khuyến khích xuất khẩu.
H. THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Thời gian thực hiện từ năm 2006 đến năm 2015 và được chia làm 2 giai đoạn chính:
- Từ năm 2006 - 2010: Đầu tư xây dựng các khu chức năng chính về hoạt động thương mại: khu kinh tế cửa khẩu, chợ, bến xe, ngân hàng…, đầu tư xây dựng văn phòng đại diện của Sơn La tại tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng Trước mắt sẽ đề nghị Chính phủ cho phép Sơn La được nâng cấp cửa khẩu quốc gia Chiềng Khương - Bản Đán thành cửa khẩu Quốc tế.
- Từ năm 2011 - 2015: Đầu tư xây dựng các công trình còn lại và mở rộng xây dựng các văn phòng đại diện của tỉnh Sơn La tại các tỉnh Bắc Lào còn lại.
Trên đây là nội dung của đề án Phát triển thương mại cửa khẩu và đẩy mạnh buôn bán qua biên giới giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào thời kỳ 2006 - 2015./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|