Quyết định 08/2020/QĐ-UBND quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu | 08/2020/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 19/02/2020 |
Ngày có hiệu lực | 01/03/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Lê Thị Thìn |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHAN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2020/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 02 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 52/TTr-SCT ngày 15 tháng 01 năm 2020; Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 14/BCTĐ-STP ngày 10/01/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và PTNT; Chánh văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
TIÊU CHÍ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN CHỢ KINH
DOANH THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CHỢ TẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 19/02/2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Quy định này quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; đơn vị quản lý, kinh doanh, khai thác chợ; các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thực phẩm tại các chợ tạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Chợ thuộc địa bàn các xã ở các huyện, thị xã, thành phố tổ chức họp chợ cách nhật hoặc họp theo phiên, theo đợt (mỗi tháng không quá 15 phiên).
2. Các chợ có diện tích đất hiện trạng dưới 1.000 m2 (một nghìn mét vuông) và số hộ kinh doanh thực phẩm cố định dưới 25 hộ và không thuộc địa bàn phường, thị trấn.
1. Áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 chợ kinh doanh thực phẩm.
2. Chợ tạm là chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
3. Chợ kiên cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng trên 10 (mười) năm.
ỦY BAN NHAN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2020/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 02 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 52/TTr-SCT ngày 15 tháng 01 năm 2020; Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 14/BCTĐ-STP ngày 10/01/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và PTNT; Chánh văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
TIÊU CHÍ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN CHỢ KINH
DOANH THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CHỢ TẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 19/02/2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Quy định này quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; đơn vị quản lý, kinh doanh, khai thác chợ; các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thực phẩm tại các chợ tạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Chợ thuộc địa bàn các xã ở các huyện, thị xã, thành phố tổ chức họp chợ cách nhật hoặc họp theo phiên, theo đợt (mỗi tháng không quá 15 phiên).
2. Các chợ có diện tích đất hiện trạng dưới 1.000 m2 (một nghìn mét vuông) và số hộ kinh doanh thực phẩm cố định dưới 25 hộ và không thuộc địa bàn phường, thị trấn.
1. Áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 chợ kinh doanh thực phẩm.
2. Chợ tạm là chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
3. Chợ kiên cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng trên 10 (mười) năm.
4. Chợ bán kiên cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 05 (năm) đến 10 (mười) năm.
5. Chợ phiên là chợ họp vào ngày nhất định trong tháng và họp ít nhất 01 (một) lần/tuần hoặc không quá 10 (mười) lần/tháng.
6. Chợ họp cách nhật là chợ họp một ngày nghỉ một ngày.
TIÊU CHÍ CHỢ KINH DOANH THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CHỢ TẠM
1. Tiêu chí về vị trí, địa điểm
Chợ không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác; cách các nguồn gây ô nhiễm tối thiểu 500 m.
2. Tiêu chí về thiết kế
a) Sàn khu vực buôn bán thực phẩm thoát nước tốt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh.
b) Mái che, cột làm bằng vật liệu bền, không bị dột, thấm nước.
3. Tiêu chí về vệ sinh môi trường
a) Có hoạt động dọn vệ sinh, thu gom rác thải hàng ngày; tần suất vệ sinh trong ngày bố trí phù hợp với chợ, đảm bảo giữ chợ sạch sẽ.
b) Trang bị thùng chứa rác thải có nắp đậy kín tại các nơi công cộng trong chợ và các quầy bán thực phẩm. Tại các vị trí đặt thùng rác công cộng có các biển thông báo giữ vệ sinh và chỉ dẫn bỏ rác đúng nơi quy định.
4. Tiêu chí về nhà vệ sinh
Có nhà vệ sinh bố trí cách biệt với khu kinh doanh thực phẩm; bố trí phòng vệ sinh nam, nữ riêng biệt; có chậu rửa tay và xà phòng.
5. Tiêu chí khác
a) Có tổ chức quản lý chợ.
b) Có nội quy chợ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó có quy định về việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm kinh doanh tại chợ. Nội quy được niêm yết tại chợ và phổ biến cho các hộ kinh doanh thực hiện.
Điều 5. Tiêu chí đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ
1. Tiêu chí chung
a) Có biển hiệu ghi rõ tên mặt hàng kinh doanh; họ và tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm.
b) Thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu vực kinh doanh thực phẩm và lối đi hay không gian xung quanh quầy hàng của mình (khu vực trước, sau, phía hai bên của quầy hàng).
c) Trang bị đầy đủ, sử dụng thùng rác có nắp đậy và thu dọn, vệ sinh rác thải hàng ngày.
d) Thực phẩm sống được bày bán cánh ly thực phẩm chín để tránh gây lây nhiễm chéo bằng thiết bị, dụng cụ bảo quản phù hợp.
đ) Sản phẩm thực phẩm không để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng có khả năng gây mất an toàn thực phẩm.
e) Bảo đảm sử dụng, kinh doanh chất phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường; thuộc danh mục được phép sử dụng và không vượt quá giới hạn cho phép. Không sử dụng, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có thời hạn sử dụng.
h) Không bày bán thực phẩm trực tiếp trên mặt sàn chợ.
i) Thực phẩm kinh doanh tại chợ bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tiêu chí đối với các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật
a) Các loại sản phẩm động vật bày bán bảo đảm vệ sinh thú y.
b) Bàn bán sản phẩm động vật không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn từ mặt sàn, cao cách mặt sàn nhà ít nhất 60 cm, mặt bàn được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không thôi nhiễm, không bị ăn mòn, có bề mặt nhẵn, dễ làm vệ sinh và khử trùng.
c) Dao, thớt và các dụng cụ khác dùng pha lọc và chứa đựng sản phẩm động vật được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ làm vệ sinh và khử trùng; không sử dụng các chất độc hại để bảo quản sản phẩm. Làm sạch và khử trùng trang thiết bị, dụng cụ bày bán, pha lọc và chứa đựng sản phẩm động vật trước và sau khi bán.
3. Tiêu chí đối với cơ sở kinh doanh rau, củ, quả
a) Bảo đảm không phun, ngâm, tẩm các loại hóa chất cấm (không có trong danh mục được phép sử dụng theo quy định) để bảo quản rau, củ, quả.
b) Có trang thiết bị, dụng cụ bày bán rau, củ, quả hợp vệ sinh bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.
c) Kệ, bàn bày bán sản phẩm phải cách mặt sàn nền nhà tối thiểu 30 cm.
4. Tiêu chí đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
a) Nơi chế biến, nơi bán thức ăn phải sạch sẽ, thoáng mát, tách biệt nhau để dễ vệ sinh và không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh.
b) Nguyên liệu sử dụng trong chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.
c) Thực phẩm được bày bán trong trang thiết bị bảo quản phù hợp, hợp vệ sinh, chống được bụi bẩn, côn trùng, động vật gây hại.
d) Bảo đảm không sử dụng các chất phụ gia thực phẩm không có trong danh mục được phép sử dụng.
đ) Mặt bàn cách mặt sàn nền nhà tối thiểu 60 cm.
5. Tiêu chí đối với các cơ sở kinh doanh các loại thực phẩm khô và các loại thực phẩm khác
Thực phẩm bày bán phải ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng theo quy định, không bày bán thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm (mốc, quá hạn sử dụng, bảo quản bằng hóa chất không được phép sử dụng…).
6. Tiêu chí đối với người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ
a) Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm có kiến thức an toàn thực phẩm.
b) Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm có đủ sức khỏe theo quy định; đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của cơ quan có thẩm quyền, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm được các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên xác nhận không mắc dịch.
c) Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến và không bao gói, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm sử dụng bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang).
7. Tiêu chí về truy xuất nguồn gốc
Sản phẩm kinh doanh tại chợ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc hoặc có sổ sách ghi chép lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm; các thông tin cần thiết bao gồm: tên, địa chỉ của người cung cấp; tên loại hàng hóa cung cấp; ngày giao hàng; số lượng, khối lượng hàng hóa được cung cấp.
Điều 6. Tiêu chí đối với tổ chức quản lý chợ
1. Xây dựng nội quy chợ, trong đó bao gồm quy định về công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm tại chợ.
2. Hướng dẫn các hộ kinh doanh thực phẩm thực hiện nội quy kinh doanh tại chợ.
3. Kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ.
4. Báo cáo và lưu hồ sơ về việc kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ.
5. Cán bộ quản lý về an toàn thực phẩm và ban quản lý tại chợ phải có kiến thức bảo đảm an toàn thực phẩm.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN CHỢ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 7. Thẩm quyền công nhận và công bố
Giám đốc Sở Công Thương xét, công nhận và công bố chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm.
Điều 8. Hồ sơ đề nghị công nhận
Trên cơ sở phê duyệt kết quả rà soát của Chủ tịch UBND tỉnh và các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm tại Chương II Quy định này, UBND xã chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý chợ lập 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm và nộp trực tiếp hoặc theo đường bưu điện về Sở Công Thương, hồ sơ bao gồm:
1. Tờ trình của UBND xã đề nghị xét công nhận chợ kinh doanh thực phẩm (theo mẫu tại Phụ lục số 01).
2. Bản tự đánh giá hoàn thành các tiêu chí chợ đáp ứng yêu cầu tại Chương II Quy định này của Ban Quản lý chợ (có xác nhận của UBND xã theo mẫu tại Phụ lục số 02).
3. Báo cáo về sự hình thành, quá trình đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ và thực hiện các yêu cầu kinh doanh chợ thực phẩm.
4. Danh sách các thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ, kèm theo bản sao Giấy xác nhận kiến thức ATTP của cấp có thẩm quyền (theo mẫu tại Phụ lục số 03).
5. Sơ đồ bố trí các vị trí kinh doanh, khu vệ sinh, khu thu gom chất thải.
6. Danh sách lao động quản lý, giám sát ATTP.
Điều 9. Trình tự, thủ tục công nhận
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của UBND xã), Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm thành lập Tổ thẩm định để kiểm tra, đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng tiêu chí theo Chương II Quy định này.
a) Tổ thẩm định được thành lập tối thiểu 05 thành viên, gồm đại diện các đơn vị: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan (nếu cần). Tổ trưởng Tổ thẩm định là đại diện Sở Công Thương.
b) Tổ thẩm định tổ chức họp, thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận đạt chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm.
c) Tổ thẩm định có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chợ kinh doanh thực phẩm.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Tổ thẩm định), Giám đốc Sở Công Thương ban hành Quyết định công nhận chợ kinh doanh thực phẩm.
3. Công bố
a) Giám đốc Sở Công Thương công bố chợ kinh doanh thực phẩm và công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở Công Thương.
b) Thời hạn công bố chợ kinh doanh thực phẩm không quá 20 ngày, kể từ ngày quyết định công nhận. Việc tổ chức công bố chợ đạt chợ kinh doanh thực phẩm do UBND xã thực hiện đảm bảo trang trọng, tiết kiệm.
c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận chợ kinh doanh thực phẩm là 02 năm.
d) Việc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận chợ kinh doanh thực phẩm được thực hiện các bước trình tự, thủ tục như cấp mới.
4. Trường hợp chợ chưa đảm bảo chợ kinh doanh thực phẩm, Sở Công Thương có văn bản thông báo và yêu cầu, hướng dẫn UBND xã hoàn thiện các yêu cầu theo quy định để được xem xét, công nhận chợ kinh doanh thực phẩm.
Điều 10. Thu hồi quyết định công nhận
Hàng năm các chợ được công nhận là chợ kinh doanh thực phẩm nhưng không duy trì được các tiêu chí quy định tại Chương II Quy định này (thông qua phản ánh của người dân, các hộ tiểu thương hoặc các đoàn giám sát), Sở Công Thương tổ chức kiểm tra và thu hồi quyết định công nhận.
1. UBND các huyện, thị xã, thành phố thống kê các chợ thuộc đối tượng theo Quy định này gửi về Sở Công Thương xem xét, tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để làm cơ sở cho các xã lập hồ sơ đề nghị công nhận.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, phát sinh hoặc có những vấn đề chưa phù hợp, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kịp thời gửi ý kiến bằng văn bản về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
MẪU TỜ TRÌNH CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LÝ CHỢ ĐỀ NGHỊ THẨM
TRA, THẨM ĐỊNH CHỢ AN TOÀN THỰC PHẨM
(Kèm theo Quyết định số 08 /2020/QĐ-UBND ngày 19 tháng 02 năm 2020 của UBND
tỉnh Thanh Hóa)
UBND XÃ /PHƯỜNG/THỊ
TRẤN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/TTr-UBND |
………, ngày …. tháng … năm 20… |
TỜ TRÌNH
V/v đề nghị công nhận chợ ……, xã/ phường/ thị trấn ……, huyện / thị xã/ thành phố ……đạt chợ kinh doanh thực phẩm
Kính gửi: Sở Công Thương
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số …/QĐ-UBND ngày …/ /2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá,
UBND xã/ phường/ thị trấn ……….., huyện/ thị xã/ thành phố ………… kính trình ……(1)…... thẩm định, công nhận chợ ……là chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu.
Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:
1. Bản tự đánh giá hoàn thành các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu
2. Báo cáo quá trình thực hiện các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu.
3. Danh sách các thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ, kèm theo bản sao Giấy xác nhận kiến thức ATTP.
4. Sơ đồ bố trí các vị trí kinh doanh, khu vệ sinh, khu vực thu gom chất thải.
5. Danh sách lao động quản lý, giám sát ATTP tại chợ, kèm theo bản sao Giấy xác nhận kiến thức ATTP.
Kính đề nghị Sở Công Thương xem xét, thẩm định./.
Nơi nhận: |
TM. UBND XÃ
…………… |
MẪU TỰ ĐÁNH GIÁ HOÀN THIỆN CÁC TIÊU CHÍ CHỢ
ATTP
(Kèm theo Quyết định số 08 /2020/QĐ-UBND ngày 19 tháng 02 năm 2020 của UBND
tỉnh Thanh Hóa)
TÊN ĐƠN VỊ
QUẢN LÝ CHỢ (1) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số…………… |
……, ngày …… tháng …… năm 20 …… |
BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ
Hoàn thiện các nội dung chợ kinh doanh thực phẩm
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số …/QĐ-UBND ngày …/ /2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá,
……(1)…… tự đánh giá mức độ hoàn thành các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu đối với chợ…… , xã/ phường/ thị trấn ……, huyện/ thị xã/ thành phố …… như sau:
I. Đánh giá các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu
TT |
Nội dung |
Đánh giá |
Ghi chú |
|
Đạt |
Không đạt |
|||
A. Các yêu cầu chung |
||||
1 |
Chợ không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác; cách các nguồn gây ô nhiễm tối thiểu 500m. |
|
|
|
2 |
Sàn khu vực buôn bán thực phẩm thoát nước tốt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh. |
|
|
|
3 |
Mái che, cột làm bằng vật liệu bền; không bị dột, thấm nước. |
|
|
|
4 |
Có hoạt động dọn vệ sinh, thu gom rác thải hàng ngày; tần suất vệ sinh trong ngày bố trí phù hợp với chợ, bảo đảm giữ chợ sạch sẽ. |
|
|
|
5 |
Trang bị thùng chứa rác thải có nắp đậy kín tại các nơi công cộng trong chợ. Tại các vị trí đặt thùng rác công cộng có các biển thông báo giữ vệ sinh và chỉ dẫn bỏ rác đúng nơi quy định. |
|
|
|
6 |
Có nhà vệ sinh bố trí cách biệt với khu kinh doanh thực phẩm; bố trí phòng vệ sinh nam, nữ riêng biệt. |
|
|
|
7 |
Thành lập Ban quản lý chợ. |
|
|
|
B. Yêu cầu đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ |
||||
1 |
Yêu cầu chung |
|
|
|
1.1 |
Có biển hiệu ghi rõ tên mặt hàng kinh doanh; họ và tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm. |
|
|
|
1.2 |
Thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu vực kinh doanh thực phẩm và lối đi hay không gian xung quanh quầy hàng của mình (khu vực trước, sau, phía hai bên của quầy hàng) |
|
|
|
1.3 |
Trang bị đầy đủ, sử dụng thùng rác có nắp đậy và thu dọn, vệ sinh rác thải hàng ngày |
|
|
|
1.4 |
Thực phẩm sống được bày bán cánh ly thực phẩm chín để tránh gây lây nhiễm chéo bằng thiết bị, dụng cụ bảo quản phù hợp |
|
|
|
1.5 |
Sản phẩm thực phẩm không để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng có khả năng gây mất an toàn thực phẩm. |
|
|
|
1.6 |
Bảo đảm sử dụng, kinh doanh chất phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường; thuộc danh mục được phép sử dụng và không vượt quá giới hạn cho phép. Không sử dụng, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có thời hạn sử dụng. |
|
|
|
1.7 |
Không bày bán thực phẩm trực tiếp trên mặt sàn chợ. |
|
|
|
1.8 |
Thực phẩm kinh doanh tại chợ bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành. |
|
|
|
2 |
Đối với các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật |
|
|
|
2.1 |
Các loại sản phẩm động vật bày bán bảo đảm vệ sinh thú y |
|
|
|
2.2 |
Bàn bán sản phẩm động vật không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn từ mặt sàn, cao cách sàn chợ ít nhất 60 cm, mặt bàn được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không thôi nhiễm, không bị ăn mòn, có bề mặt nhẵn, dễ làm vệ sinh và khử trùng. |
|
|
|
2.3 |
Dao, thớt và các dụng cụ khác dùng pha lọc và chứa đựng sản phẩm động vật được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ làm vệ sinh và khử trùng; không sử dụng các chất độc hại để bảo quản sản phẩm. |
|
|
|
3 |
Đối với cơ sở kinh doanh rau, củ, quả |
|
|
|
3.1 |
Bảo đảm không phun, ngâm, tẩm các loại hóa chất cấm (không có trong danh mục được phép sử dụng theo quy định) để bảo quản rau, củ, quả. |
|
|
|
3.2 |
Có trang thiết bị, dụng cụ bày bán rau, củ, quả hợp vệ sinh bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. |
|
|
|
3.3 |
Kệ, bàn trưng bầy phải cách mặt sàn chợ tối thiểu 30cm |
|
|
|
4 |
Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống |
|
|
|
4.1 |
Nơi chế biến, nơi bán thức ăn phải sạch sẽ, thoáng mát, tách biệt nhau để dễ vệ sinh và không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh. |
|
|
|
4.2 |
Nguyên liệu sử dụng trong chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định. |
|
|
|
4.3 |
Thực phẩm được bày bán trong trang thiết bị bảo quản phù hợp, hợp vệ sinh, chống được bụi bẩn, côn trùng, động vật gây hại. |
|
|
|
4.4 |
Bảo đảm không sử dụng các chất phụ gia thực phẩm không có trong danh mục được phép sử dụng. |
|
|
|
4.5 |
Mặt bàn cách mặt sàn chợ tối thiểu 60 cm. |
|
|
|
5 |
Đối với các cơ sở kinh doanh các loại thực phẩm khô và các loại thực phẩm khác: Thực phẩm bày bán ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng theo quy định, không bày bán thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm (mốc, quá hạn sử dụng, bảo quản bằng hóa chất không được phép sử dụng…). |
|
|
|
6 |
Yêu cầu đối với người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ |
|
|
|
6.1 |
Có Giấy Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm. |
|
|
|
6.2 |
Có Giấy khám sức khỏe định kỳ theo quy định. |
|
|
|
6.3 |
Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến và không bao gói, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm sử dụng bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang) |
|
|
|
7 |
Yêu cầu truy xuất nguồn gốc |
|
|
|
7.1 |
Các hộ tiểu thương có sổ sách ghi chép lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm. |
|
|
|
7.2 |
Sổ ghi chép của các hộ có đầy đủ thông tin cần thiết bao gồm: tên, địa chỉ của người cung cấp; tên loại hàng hóa cung cấp; ngày giao hàng; số lượng, khối lượng hàng hóa được cung cấp |
|
|
|
C. Yêu cầu đối với tổ chức quản lý chợ |
||||
1 |
Thành lập Tổ giám sát ATTP tại chợ |
|
|
|
2 |
Xây dựng nội quy chợ, trong đó bao gồm quy định về công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm tại chợ. |
|
|
|
3 |
Hướng dẫn các hộ kinh doanh thực phẩm thực hiện nội quy kinh doanh tại chợ. |
|
|
|
4 |
Kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ. |
|
|
|
5 |
Báo cáo và lưu hồ sơ về việc kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ |
|
|
|
6 |
Cán bộ quản lý về an toàn thực phẩm tại chợ phải có kiến thức bảo đảm an toàn thực phẩm |
|
|
|
II. Đề xuất và kiến nghị
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
|
Đại diện cơ
sở quản lý chợ |
MẪU DANH SÁCH CÁC THƯƠNG NHÂN, HỘ TIỂU THƯƠNG,
NGƯỜI KINH DOANH THỰC PHẨM TẠI CHỢ
(Kèm theo Quyết định số 08 /2020/QĐ-UBND ngày 19 tháng 02 năm 2020 của UBND
tỉnh Thanh Hóa)
ĐƠN VỊ QUẢN
LÝ CHỢ (1) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số……………. |
………….., ngày ………. tháng …... năm 20 ……… |
DANH SÁCH
Các thương nhân, hộ tiểu thương và người kinh doanh thực phẩm tại chợ ......
TT |
Họ và tên |
Số CMND/ |
Ngày cấp |
Mặt hàng kinh doanh |
Ký tên |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
Danh sách này có ...... người, kèm theo bản sao hợp lệ Giấy xác nhận kiến thức ATTP của cấp có thẩm quyền cho các thương nhân, do ......(1) ...... lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các nội dung, thông tin có liên quan và chữ ký của các thương nhân./.
|
Đại diện đơn vị quản lý chợ
(Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
(1) Tên đơn vị quản lý chợ (UBND xã, phường, thị trấn hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã