ỦY
BAN NHÂN DÂN
QUẬN BÌNH THẠNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
06/2011/QĐ-UBND
|
Bình
Thạnh, ngày 25 tháng 3 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KINH TẾ
QUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội khóa XII về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền
hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội
đồng nhân dân huyện, quận, phường;
Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh; Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày 28 tháng 5 năm 2008 của
Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp
huyện;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV ngày 18 tháng 6 năm 2008 của
Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15 tháng 5 năm 2008 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về nông
nghiệp và phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 05 tháng 8 năm 2009 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Căn cứ Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân
dân thành phố về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận -
huyện;
Căn cứ Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy chế (mẫu) về tổ chức và hoạt động của
Phòng Kinh tế quận - huyện;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Nội vụ quận Bình Thạnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy chế về tổ chức và hoạt động của Phòng Kinh tế quận.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 7 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân quận, Trưởng Phòng Nội vụ, Trưởng Phòng Kinh tế, Thủ trưởng các cơ
quan có liên quan và các Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thu Hà
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KINH TẾ QUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2011 của
Ủy ban nhân dân quận)
Chương I
VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Vị trí:
Phòng Kinh tế
quận là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận; chịu
sự chỉ đạo,
quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân
dân quận; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ Sở Công
thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
Phòng Kinh tế
quận có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Chức năng:
Phòng Kinh tế
quận có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện quản lý nhà nước
về các lĩnh vực: tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp;
thương mại; dịch vụ; quản lý năng lượng; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất
quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
Chương II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
GIAO:
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Phòng Kinh tế
quận có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Nhiệm vụ
và quyền hạn chung thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước được
a) Trình Ủy
ban nhân dân quận dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5
năm và hàng năm về phát triển các ngành trên địa bàn quận theo chức năng, nhiệm
vụ của Phòng; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách
hành chính nhà nước và phân cấp quản lý trong lĩnh vực được giao trên địa bàn.
Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho lĩnh vực quản lý nhà nước được phân
công;
b) Tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ cải cách
hành chính về lĩnh vực được phân công sau khi được ban hành, phê duyệt; thông
tin, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn văn bản pháp luật, cơ chế,
chính sách, chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được
giao;
c) Giúp Ủy
ban nhân dân quận quản lý nhà nước đối với hoạt động của các thành phần kinh tế
trên địa bàn quận trong phạm vi lĩnh vực các ngành kinh tế được phân công; hướng
dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn thuộc
lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công;
d) Hướng dẫn
chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực được phân công cho cán bộ, công chức phường trên
địa bàn quận;
đ) Giúp Ủy
ban nhân dân quận thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp
và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép thuộc phạm vi
trách nhiệm và thẩm quyền của Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân
công của Ủy ban nhân dân quận;
e) Được quyền
yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc quận và Ủy ban nhân dân phường cung cấp số liệu
có liên quan đến lĩnh vực quản lý thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng; thực hiện
công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất liên quan đến chức năng, nhiệm
vụ được giao của Phòng theo quy định của Ủy ban nhân dân quận và các Sở - ngành
liên quan;
g) Chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra và đề xuất xử lý vi phạm
đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật thuộc các lĩnh vực
được phân công trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham
nhũng, lãng phí trong hoạt động các lĩnh vực được phân công trên địa bàn theo
quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân quận;
h) Tổ chức
triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân đóng trên địa bàn trong việc triển khai, ứng dụng tiến bộ
khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản
lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng;
i) Quản lý
tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban
nhân dân quận;
k) Theo dõi,
tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm
vụ được giao với Ủy ban nhân dân quận, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan có
thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể về kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân:
a) Giúp Ủy
ban nhân dân quận thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp
và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép theo phân
công của Ủy ban nhân dân quận; thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định đăng
ký, cấp và thu hồi giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) thuốc lá, sản
xuất và kinh doanh rượu thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của Phòng theo
quy định của pháp luật;
b) Tổ chức,
hướng dẫn và thực hiện chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức các hoạt
động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương
mại và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn;
c) Tổng hợp
theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế,
chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ
chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn quận.
3. Nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể về khoa học - công nghệ và năng lượng:
a) Trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định thành lập Hội đồng Khoa học và Công nghệ
theo quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ, hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công
nghệ và làm thường trực Hội đồng Khoa học và Công nghệ của Ủy ban nhân dân quận;
b) Phát triển
phong trào lao động sáng tạo, phổ biến, lựa chọn các tiến bộ khoa học và công
nghệ, các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các sáng chế,
sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để hỗ trợ áp dụng tại các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn quận; tổ chức thực hiện các dịch vụ
khoa học và công nghệ trên địa bàn. Theo dõi, giám sát, phối hợp và hỗ trợ các
đơn vị tổ chức thực hiện các dự án chuyển giao công nghệ vào sản xuất và đời sống
trên địa bàn;
c) Quản lý
nhà nước đối với hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ, ứng
dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ, hạt nhân theo quy định của
pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ;
d) Xây dựng hệ
thống thông tin, thống kê, lưu trữ về khoa học và công nghệ tại địa phương theo
hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ;
đ) Triển khai
thực hiện quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển điện lực, phát triển việc ứng
dụng năng lượng mới, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các dạng năng lượng
khác trên địa bàn quản lý;
e) Triển khai
thực hiện quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu, phát triển sản xuất và sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả năng lượng trên địa bàn quản lý;
g) Tổ chức
triển khai thực hiện quy định về quản lý hoạt động điện lực trên địa bàn; các
quy định về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và các công trình điện
khác trên địa bàn quản lý;
h) Tổ chức tập
huấn kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện, tập huấn về hoạt
động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và an toàn điện cho cán bộ quản lý
năng lượng, cán bộ và nhân viên của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và các
tổ chức quản lý điện trên địa bàn; hướng dẫn và kiểm tra việc áp dụng tiêu chuẩn,
quy chuẩn, quy phạm an toàn điện trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả, hoạt động điện lực và sử dụng điện, các quy trình, quy định về an
toàn điện áp dụng trong nội bộ cơ quan, doanh nghiệp;
i) Tổ chức
triển khai thực hiện phương án giá điện trên địa bàn quản lý. Phối hợp với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành điện lực
theo quy định của pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
năng lượng.
4. Nhiệm vụ
và quyền hạn cụ thể về nông nghiệp và phát triển nông thôn:
a) Phối hợp
công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh trên địa
bàn;
b) Phối hợp
các cơ quan liên quan tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ;
phối hợp bảo vệ công trình phòng, chống lũ, lụt, bão.
5. Thực hiện
một số nhiệm vụ khác:
a) Tham mưu Ủy
ban nhân dân quận xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển chợ, siêu
thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng thương mại trên địa bàn quận; giúp Ủy
ban nhân dân quận thực hiện quản lý nhà nước đối với chợ, siêu thị, trung tâm
thương mại, các cửa hàng thương mại trên địa bàn quận.
b) Phối hợp với
Phòng Nội vụ tham mưu và đề xuất Ủy ban nhân dân quận về công tác nhân sự Ban
quản lý các chợ trên địa bàn quận.
c) Thực hiện
một số nhiệm vụ khác về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành theo sự phân
công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân quận và theo quy định của pháp
luật.
Chương III
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN
CHẾ
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Phòng Kinh
tế quận có Trưởng phòng và không quá 03 Phó Trưởng phòng.
a) Trưởng
phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận và
trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng, đồng thời chịu trách nhiệm trước
Giám đốc các Sở liên quan về thực hiện các mặt công tác chuyên môn của phòng;
b) Phó Trưởng
phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước
pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó
Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền điều hành các hoạt động của Phòng;
c) Việc bổ
nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định
theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
d) Cán bộ,
công chức chuyên môn, nghiệp vụ được bố trí tương xứng với nhiệm vụ được giao.
2. Căn cứ vào
chức năng, nhiệm vụ nêu trên, đặc điểm tình hình cụ thể đơn vị, trình độ, năng
lực cán bộ, Phòng Kinh tế quận tổ chức thành các Tổ chuyên môn, gồm những công
chức được phân công đảm nhận các chức danh công việc trên các mặt công tác:
- Tổ quản lý
Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp;
- Tổ quản lý
Thương mại, Dịch vụ;
- Tổ quản lý
Khoa học - Công nghệ và Năng lượng;
- Tổ quản lý Đăng
ký Kinh doanh;
- Tổ quản lý
Kinh tế hợp tác xã, Kinh tế tập thể, Kinh tế tư nhân.
Tùy theo quy
mô hoạt động và tính chất công việc và nhân sự cụ thể của địa phương, Trưởng
phòng báo cáo thông qua Ủy ban nhân dân quận về phương án có thể bố trí cán bộ phụ
trách riêng từng lĩnh vực hoặc ghép nhiều lĩnh vực vào cùng một tổ trên cơ sở
tinh gọn, hiệu quả và tiết kiệm, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan.
Về công tác
cán bộ: Trưởng Phòng Kinh tế quận phối hợp với Trưởng Phòng Nội vụ đề xuất việc
bổ nhiệm, bố trí và miễn nhiệm các chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban
quản lý chợ trong phạm vi quản lý quận và theo quy định của công tác cán bộ hiện
hành.
Điều 4. Biên chế
Căn cứ vào khối
lượng công việc và tình hình cán bộ cụ thể để xác định từng chức danh và tiêu
chuẩn nghiệp vụ công chức để phân bổ biên chế cho phù hợp, đảm bảo thực hiện và
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Số lượng biên
chế cụ thể làm công tác quản lý ngành của Phòng Kinh tế do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân quận quyết định trong tổng biên chế hành chính của quận trên cơ sở chỉ tiêu
biên chế hành chính được Ủy ban nhân dân thành phố giao cho quận hàng năm.
Cán bộ, công
chức Phòng Kinh tế quận có chức danh, nhiệm vụ cụ thể, có bảng tên đặt tại nơi
làm việc, có đeo thẻ công chức theo quy định. Cán bộ, công chức phải có thái độ,
phong cách làm việc lịch sự, tận tụy, khiêm tốn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến
của lãnh đạo Phòng, đồng nghiệp và các tổ chức hoặc cá nhân đến liên hệ công
tác.
Chương IV
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN
HỆ CÔNG TÁC
Điều 5. Chế độ làm việc
1. Trưởng
phòng phụ trách, điều hành tất cả các hoạt động của Phòng và phụ trách công tác
trọng tâm. Các Phó Trưởng phòng phụ trách và trực tiếp giải quyết các công tác
được Trưởng phòng phân công;
2. Khi giải
quyết công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách có liên quan đến nội dung chuyên
môn của Phó Trưởng phòng khác, Phó Trưởng phòng chủ động bàn bạc thống nhất hướng
giải quyết, chỉ trình Trưởng phòng quyết định các vấn đề chưa nhất trí với các
Phó Trưởng phòng khác hoặc những vấn đề mới phát sinh mà chưa có chủ trương, kế
hoạch và biện pháp giải quyết;
3. Trong trường
hợp Trưởng Phòng trực tiếp yêu cầu các cán bộ, chuyên viên giải quyết công việc
thuộc phạm vi thẩm quyền của Phó Trưởng phòng, yêu cầu đó được thực hiện nhưng
cán bộ, chuyên viên giải quyết phải báo cáo cho Phó Trưởng phòng trực tiếp phụ
trách biết.
Điều 6. Chế độ sinh hoạt hội họp
1. Hàng tuần,
lãnh đạo Phòng họp giao ban một lần để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và phổ
biến kế hoạch công tác cho tuần sau.
2. Sau khi giao
ban lãnh đạo Phòng, các bộ phận họp với Phó Trưởng phòng trực tiếp phụ trách để
đánh giá công việc, bàn phương hướng triển khai công tác và thống nhất lịch
công tác.
3. Mỗi tháng
họp toàn thể cơ quan một lần.
4. Mỗi thành
viên trong từng bộ phận có lịch công tác do lãnh đạo Phòng trực tiếp phê duyệt.
5. Lịch làm
việc với các cơ sở của Phòng (các tổ chức và cá nhân có liên quan) phải nêu cụ
thể trong lịch công tác hàng tuần, tháng của đơn vị; nội dung làm việc được
Phòng chuẩn bị chu đáo để kịp thời giải quyết có hiệu quả các yêu cầu phát sinh
liên quan đến hoạt động chuyên môn của Phòng.
6. Phòng Kinh
tế có thể tổ chức họp đột xuất để triển khai công việc cần thiết và cấp bách
theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân quận hoặc lãnh đạo các Sở - ngành thành phố có
liên quan.
Điều 7. Chế độ thông tin báo cáo
Theo định kỳ
(hoặc đột xuất), các đơn vị có liên quan có trách nhiệm thực hiện việc báo cáo
tình hình hoạt động, thống kê số liệu liên quan đến lĩnh vực của cơ quan, đơn vị
mình về Phòng Kinh tế để phục vụ cho việc tổng hợp báo cáo hoặc tham mưu báo
cáo theo quy định.
Điều 8. Mối quan hệ công tác
1. Đối với Ủy
ban nhân dân quận:
- Phòng Kinh
tế chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân quận về
toàn bộ công tác theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng, Trưởng phòng trực tiếp nhận
chỉ đạo và nội dung công tác từ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách khối và phải
thường xuyên báo cáo với Thường trực Ủy ban nhân dân quận về những mặt công tác
đã được phân công;
- Theo định kỳ
phải báo cáo với Thường trực Ủy ban nhân dân quận về nội dung công tác của
Phòng và đề xuất các biện pháp giải quyết công tác chuyên môn trong quản lý nhà
nước thuộc lĩnh vực liên quan.
2. Đối với
các Sở - ngành liên quan:
Phòng Kinh tế
chịu sự hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các Sở - ngành liên
quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng, thực hiện việc báo cáo công tác chuyên
môn định kỳ và theo yêu cầu của Giám đốc các Sở liên quan.
3. Đối với
các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân quận:
Thực hiện mối
quan hệ hợp tác và phối hợp trên cơ sở bình đẳng, theo chức năng, nhiệm vụ, dưới
sự điều hành chung của Ủy ban nhân dân quận, nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch,
nhiệm vụ chính trị của quận. Trường hợp chủ trì phối hợp giải quyết công việc,
nếu chưa nhất trí với ý kiến của Trưởng các phòng chuyên môn khác, Trưởng Phòng
Kinh tế chủ động tập hợp các ý kiến và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận xem
xét, quyết định.
4. Đối với
các Ủy ban nhân dân phường:
a) Phối hợp hỗ
trợ và tạo điều kiện để các Ủy ban nhân dân phường, thực hiện các nội dung quản
lý nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
b) Hướng dẫn,
kiểm tra cán bộ các phường, về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực công
tác do Phòng quản lý;
c) Tổ chức
giao ban với các Ủy ban nhân dân phường về lĩnh vực Phòng phụ trách.
5. Đối với Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, các đơn vị sự nghiệp, các ban, ngành, đoàn
thể, các tổ chức xã hội của quận:
Khi Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam quận, phường, các đơn vị sự nghiệp, các ban, ngành, đoàn
thể, các tổ chức xã hội của quận có yêu cầu, kiến nghị các vấn đề thuộc chức
năng của Phòng, Trưởng phòng có trách nhiệm trình bày, giải quyết hoặc trình Ủy
ban nhân dân quận giải quyết các yêu cầu đó theo thẩm quyền.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Căn cứ Quy chế này, Trưởng
Phòng Kinh tế quận có trách nhiệm cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của Phòng, quyền
hạn, trách nhiệm, chức danh, tiêu chuẩn công chức của Phòng phù hợp với đặc điểm
của địa phương, nhưng không trái với nội dung Quy chế này, trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận quyết định để thi hành.
Điều 10. Trưởng Phòng Kinh tế
và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện Quy chế tổ
chức và hoạt động của Phòng Kinh tế sau khi được Ủy ban nhân dân quận quyết định
ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh các vấn đề vượt quá thẩm quyền
thì nghiên cứu đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân quận xem xét, giải quyết
hoặc bổ sung và sửa đổi Quy chế cho phù hợp sau khi có sự thỏa thuận của Trưởng
Phòng Nội vụ quận./.