Quyết định 06/2002/QĐ-UB về Quy chế phối hợp hoạt động giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn
Số hiệu | 06/2002/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 31/01/2002 |
Ngày có hiệu lực | 31/01/2002 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lạng Sơn |
Người ký | Đoàn Bá Nhiên |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2002/QĐ-UB |
Lạng sơn, ngày 31 tháng 01 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUI CHẾ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA UBND TỈNH VỚI HỘI NÔNG DÂN TỈNH LẠNG SƠN.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21-6-1994;
Căn cứ Quyết định số 17/1998/QĐ-TTg ngày 24-01-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Qui định trách nhiệm của các Bộ, các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện để các cấp Hội Nông dân Việt Nam hoạt động có hiệu quả;
Sau khi thống nhất với Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết đinh này bản Quy chế phối hợp hoạt động giữa UBND tỉnh với Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn, đã được UBND tỉnh và Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh thông qua ngày tháng năm 2002.
Điều 2: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Hội Nông dân các huyện, thị xã thi hành Quyết đinh này./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN |
QUI CHẾ
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA UBND TỈNH VỚI HỘI NÔNG DÂN TỈNH
LẠNG SƠN.
(Kèm QĐ số: 06/2002/QĐ-UB ngày 31/01/2002 của UBND tỉnh).
Nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của UBND tỉnh và Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn, UBND tỉnh Lạng Sơn và Hội Nông dân tỉnh thống nhất Qui chế phối hợp hoạt động như sau:
Điều 1: Khi xây dựng chương trình, kế hoạch chính sách và các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân, nhiệm vụ của Hội Nông dân, UBND tỉnh thông báo và tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia các kỳ họp UBND tỉnh bàn về các nội dung có liên quan đến nông dân. Khi thành lập các tổ chức tư vấn của UBND tỉnh (Ban, Hội đồng) có chức năng, nội dung hoạt động gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân, UBND tỉnh mời lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh tham gia với tư cách là thành viên chính thức.
Điều 2: Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn nông thôn và trong lĩnh vực nông nghiệp, UBND tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện và tạo điều kiện để Hội Nông dân phát triển các phong trào của nông dân.
UBND tỉnh và các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh thường xuyên thông tin kịp thời về các chủ trương chính sách của Nhà nước và của tỉnh tới Hội Nông dân. Trên cơ sở kiến nghị của tổ chức Hội Nông dân ở cơ sở, Hội Nông dân tỉnh đề nghị UBND tỉnh xem xét điều chỉnh bổ sung kịp thời các cơ chế chính sách của địa phương cho phù hợp với thực tiễn sản xuất và đời sống của nông dân trong tỉnh.
Điều 3: UBND tỉnh tạo mọi điều kiện để các cấp Hội Nông dân thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở nông thôn; tiến hành xem xét, giải quyết những ý kiến phản ánh, kiến nghị của Hội Nông dân theo đúng qui định của pháp luật.
Điều 4: Hội Nông dân tỉnh tham gia phối hợp với UBND tỉnh giải quyết các khiếu kiện của nông dân. Khi giải quyết khiếu kiện có liên quan đến nông dân, các cấp chính quyền cần tham khảo ý kiến của Hội Nông dân về quan điểm xử lý, bảo đảm quyền lợi và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của nông dân. Khi có nông dân đến khiếu kiện từ cấp tỉnh đến huyện trong trường hợp cần thiết thì mời Hội Nông dân cùng cấp để cùng tiếp nông dân, nghe phản ảnh tâm tư nguyện vọng, các đề nghị, kiến nghị của nông dân.
Điều 5: Hội Nông dân tỉnh có trách nhiệm xây dựng hệ thống tổ chức của Hội từ tỉnh đến cơ sở vững mạnh về mọi mặt, hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn để có biện pháp phối hợp chỉ đạo và làm nòng cốt chỉ đạo các phong trào ở địa bàn nông thôn như: Phong trào nông dân thi đua sản xuất-kinh doanh giỏi. Các vấn đề về hợp tác và kinh tế HTX, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; văn hoá xã hội; quản lý bảo vệ, khai thác cơ sở hạ tầng ở xã và thôn xóm.
Điều 6: Hội Nông dân các cấp nắm chắc tình hình nông nghiệp, nông thôn, tâm tư nguyện vọng của nông dân, chủ động và có ý kiến đề xuất với Cấp uỷ, chính quyền những chủ trương, biện pháp đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của nông dân.
Điều 7: Hàng năm Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các ngành hữu quan của tỉnh tiến hành sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua trong nông dân, tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm, thực hiện kịp thời việc biểu dương khen thưởng những hộ "Sản xuất kinh doanh giỏi", những tập thể và cá nhân có nhiều thành tích đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh ở nông thôn.
Điều 8: Hội Nông dân các cấp trong tỉnh thường xuyên tiến hành tổ chức tuyên truyền giáo dục và vận động nông dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động xã hội-nhân đạo. Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể thao trong nông dân, thực hiện có hiệu quả chương trình Dân số-Kế hoạch hoá gia đình, thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư".
Điều 9: Hội Nông dân các cấp phối hợp với UBND cùng cấp tiến hành vận động và tổ chức cho Hội viên Nông dân tham gia học tập, nắm vững nội dung và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tham gia giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nông dân; chống tiêu cực, tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh.
Điều 10: Hội Nông dân tỉnh tổ chức điều hành và quản lý các loại quỹ của Hội theo đúng Điều lệ quy định và pháp luật của Nhà nước, đạt hiệu quả.
UBND các cấp tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nông dân triển khai xây dựng và quản lý các loại quỹ Hội theo đúng quy định.
Điều 11: Vào quý IV hàng năm, UBND tỉnh và Hội Nông dân tỉnh tổ chức họp để trao đổi tình hình, kiểm điểm sự phối hợp hoạt động giữa UBND tỉnh và Hội Nông dân tỉnh trong năm và đề ra nhiệm vụ hoạt động phối hợp cho năm sau.