Quyết định 06/1999/QĐ-BGD&ĐT về Quy chế thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở và Bổ túc trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu | 06/1999/QĐ-BGD&ĐT |
Ngày ban hành | 26/02/1999 |
Ngày có hiệu lực | 13/03/1999 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Nguyễn Minh Hiển |
Lĩnh vực | Giáo dục |
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/1999/QĐ-BGD&ĐT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 1999 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THI TỐT NGHIỆP BỔ TÚC TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở và Bổ túc trung học phổ thông".
Điều 2: Bản Qui chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Qui chế này thay cho "Qui chế thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở và Bổ túc trung học" ban hành kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-BGD&ĐT, ngày 10/04/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3: Các ông, bà Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Tổ chức-Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên, Chánh Thanh tra Bộ, Giám đốc các Sở Giáo dục-Đào tạo, Cục trưởng Cục Nhà trường- Bộ Tổng Tham mưu thuộc Bộ Quốc phòng, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
THI TỐT NGHIỆP BỔ TÚC TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 06/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/02/1999
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
NGÀY THI, MÔN THI, NỘI DUNG THI
2. Thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở được tổ chức thống nhất trong từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, mỗi năm hai kỳ. Ngày thi do Sở Giáo dục-Đào tạo qui định và thông báo tới người học ngay từ đầu năm học.
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/1999/QĐ-BGD&ĐT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 1999 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THI TỐT NGHIỆP BỔ TÚC TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở và Bổ túc trung học phổ thông".
Điều 2: Bản Qui chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Qui chế này thay cho "Qui chế thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở và Bổ túc trung học" ban hành kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-BGD&ĐT, ngày 10/04/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3: Các ông, bà Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Tổ chức-Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên, Chánh Thanh tra Bộ, Giám đốc các Sở Giáo dục-Đào tạo, Cục trưởng Cục Nhà trường- Bộ Tổng Tham mưu thuộc Bộ Quốc phòng, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
THI TỐT NGHIỆP BỔ TÚC TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 06/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/02/1999
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
NGÀY THI, MÔN THI, NỘI DUNG THI
2. Thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở được tổ chức thống nhất trong từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, mỗi năm hai kỳ. Ngày thi do Sở Giáo dục-Đào tạo qui định và thông báo tới người học ngay từ đầu năm học.
Đề thi và Hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở do Hội đồng ra đề thi của các Sở Giáo dục-Đào tạo chịu trách nhiệm và được sử dụng thống nhất trong địa phận của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Học hết chương trình Bổ túc trung học cơ sở hoặc Bổ túc trung học phổ thông hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho từng cấp học mà thí sinh đó xin dự thi.
a/ Nếu học trong các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên hoặc các trường Bổ túc thì trong năm học cuối cấp, về kết quả học tập, không bị xếp loại kém. Nếu là học viên trong diện xếp loại hạnh kiểm thì phải có thêm điều kiện hạnh kiểm phải được xếp từ loại trung bình trở lên.
Không nghỉ quá tổng số 45 buổi học của lớp cuối cấp.
b/ Nếu tự học:
Phải có đơn đăng ký tự học với Sở Giáo dục-Đào tạo trước khi khai giảng năm học và được Sở chấp nhận.
Trong mỗi học kỳ, mỗi môn học phải được kiểm tra viết và cho điểm ít nhất hai lần.
Điểm trung bình cả năm cho mỗi môn học phải đạt kết quả từ 5 trở lên.
2. Đã tốt nghiệp trung học cơ sở đối với kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông, đã tốt nghiệp tiểu học đối với kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở.
3. Không bị kỷ luật "cấm thi".
4. Đăng ký dự thi, có đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo qui định tại Điều 8.
Hồ sơ dự thi của thí sinh gồm:
1- Đơn xin dự thi (theo mẫu quy định).
2- Học bạ hoặc phiếu kiểm tra của người tự học (bản chính).
3- 4 ảnh cỡ 3cm x 4cm (1 ảnh dán vào đơn xin dự thi, 1 ảnh dán vào thẻ dự thi, 2 ảnh nộp cho Hội đồng).
4- Bằng tốt nghiệp tiểu học hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với thí sinh dự thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở. Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở ( Phổ thông hoặc Bổ túc) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với thí sinh dự thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông.
5- Các giấy tờ liên quan đến việc hưởng ưu đãi về cộng thêm điểm thi để xét tốt nghiệp (nếu cần) theo qui định tại Điều 10. Các giấy tờ nộp sau ngày thi không có giá trị để xét hưởng ưu đãi điểm.
2. Thí sinh sau mỗi lần dự thi đủ các môn thi qui định trong một kỳ thi, nếu không đỗ và không bị kỷ luật huỷ kết quả thi thì những môn thi đạt từ điểm 5 trở lên được bảo lưu ( gọi là điểm bảo lưu) cho kỳ thi tiếp ngay sau đó và chỉ cho kỳ thi ngay sau đó mà thôi.
3. Các thí sinh có điểm bảo lưu, được dự thi theo hai cách:
a) Hoặc thi tất cả các môn thi quy định trong một kỳ thi.
b) Hoặc chỉ thi các môn thi không có điểm bảo lưu ở kỳ thi ngay trước đó, kể cả môn thi mà kỳ thi trước không phải thi nhưng Bộ qui định trong kỳ thi này.
ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP, XẾP LOẠI TỐT NGHIỆP
Dân tộc thiểu số,
Thương binh,
Bệnh binh được hưởng chế độ như thương binh,
Anh hùng,
Con liệt sĩ,
Con của người được phong tặng danh hiệu Anh hùng,
Con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng,
Con thương binh,
Con bệnh binh được hưởng chế độ như thương binh,
Có tuổi đời từ 35 trở lên tính đến ngày thi,
Có chứng chỉ ngoại ngữ từ trình độ A trở lên,
Có chứng chỉ tin học từ trình độ A trở lên,
Có giấy chứng nhận nghề.
Học viên đạt giải (nhất, nhì, ba) trong kỳ thi học sinh giỏi các bộ môn lớp cuối cấp, do Sở hoặc Bộ tổ chức.
Học viên đạt giải (nhất, nhì, ba) trong kỳ thi về thể dục, thể thao, văn nghệ do ngành Giáo dục-Đào tạo phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức trong năm học lớp cuối cấp.
Mỗi diện nói trên được cộng thêm 1 điểm. Nếu một thí sinh thuộc nhiều diện trở lên thì cũng chỉ được cộng thêm tối đa là 3 điểm vào tổng số điểm thi để xét tốt nghiệp.
a) Dự thi đủ các môn quy định trong một kỳ thi, đạt trung bình cộng điểm thi các môn từ 5 trở lên, không có điểm thi nào dưới 2.
b) Trung bình cộng của các điểm bảo lưu và các điểm thi của các môn thi lại đạt từ 5 trở lên. Điểm các môn thi lại không có điểm nào dưới 2.
Những thí sinh thi đủ các môn quy định, đối với các môn có điểm bảo lưu thì trong hai điểm: điểm bảo lưu và điểm thi lại, điểm nào cao hơn sẽ được chọn để xét tốt nghiệp.
2. Những thí sinh được công nhận tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông được cấp BẰNG TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ( hệ Bổ túc).
1. Thí sinh tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở, Bổ túc trung học phổ thông được xếp loại: giỏi, khá và trung bình theo các tiêu chuẩn sau:
a- Loại giỏi:
Kết quả học tập lớp cuối cấp đạt loại giỏi.
Trung bình cộng điểm thi tốt nghiệp từ 8,0 trở lên, không có điểm thi nào dưới 7.
Đối với thí sinh thuộc diện xếp loại hạnh kiểm thì hạnh kiểm của thí sinh học năm lớp cuối cấp phải đạt loại tốt.
b- Loại khá:
Kết quả học tập lớp cuối cấp đạt từ loại khá trở lên.
Trung bình cộng điểm thi tốt nghiệp từ 7 trở lên, không có điểm thi nào dưới 6.
Đối với thí sinh thuộc diện xếp loại hạnh kiểm thì hạnh kiểm của thí sinh học năm lớp cuối cấp phải đạt từ loại khá trở lên.
c- Loại trung bình: Tất cả các trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp còn lại.
2. Những thí sinh phải sử dụng điểm bảo lưu để xét tốt nghiệp thì đều xếp loại trung bình.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ CHỈ ĐẠO KỲ THI
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
1. Ban hành Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi.
2. Ra đề thi và hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông.
3. Chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý và tổ chức kỳ thi của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Tổng Tham mưu, Quân đội Nhân dân Việt nam
4. Chuẩn y danh sách tốt nghiệp của các Sở Giáo dục-Đào tạo và Cục Nhà trường.
UBND tỉnh, thành phố, trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm:
1. Chỉ đạo Sở Giáo dục-Đào tạo thực hiện nghiêm túc Quy chế và các văn bản hướng dẫn tổ chức thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Giao nhiệm vụ và chỉ đạo các quận, huyện, thị xã, các ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ thi.
3. Ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi cấp tỉnh, thành phố, Hội đồng sao in đề thi Bổ túc trung học phổ thông.
1. Chỉ đạo các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, các trường Bổ túc văn hoá, các Phòng Giáo dục-Đào tạo thực hiện nhiệm vụ: chuẩn bị hồ sơ thi, cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện làm việc cho các Hội đồng.
2. Kiểm tra việc xét duyệt hồ sơ dự thi của thí sinh do các Phòng Giáo dục-Đào tạo, các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, các trường Bổ túc văn hoá đã thực hiện.
3. Trình UBND tỉnh, thành phố, ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi cấp tỉnh, thành phố, Hội đồng Sao in đề thi Bổ túc trung học phổ thông.
4. Ra quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở, các Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo đối với kỳ thi Bổ túc trung học phổ thông và Bổ túc trung học cơ sở.
5. Tiếp nhận đề thi Bổ túc trung học phổ thông của Bộ, tổ chức sao in đề thi để phân phối đến từng thí sinh trong kỳ thi.
6. Lập danh sách thí sinh theo vần chữ cái A,B,C... trong Bảng ghi tên, ghi điểm cho các Hội đồng thi.
7. Tổ chức ra đề thi, sao in, đưa đề thi đến từng thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở.
8. Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các Hội đồng thi.
9. Xét duyệt, công nhận kết quả kỳ thi.
10. Cấp bằng tốt nghiệp cho thí sinh tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở và Bổ túc trung học phổ thông, cấp Giấy chứng nhận thay bằng cho các trường hợp bị mất bằng và cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Bằng tốt nghiệp và Giấy chứng nhận thay bằng chỉ cấp một lần.
11. Gửi các báo cáo về Bộ theo quy định và lưu trữ hồ sơ thi.
Cục Nhà trường chịu trách nhiệm trước Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Giáo dục và Đào tạo về toàn bộ công tác chỉ đạo, quản lý các kỳ thi trong Quân đội như một Sở Giáo dục-Đào tạo.
Phòng Giáo dục-Đào tạo các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm:
1- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thi của thí sinh.
2- Chuẩn bị địa điểm, cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện làm việc cho các Hội đồng thi.
3- Niêm yết các thông báo hướng dẫn về kỳ thi và kết quả các kỳ thi cho thí sinh thuộc khu vực mình quản lý;
4- Lưu trữ một phần hồ sơ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở do Sở Giáo dục-Đào tạo phân cấp;
5- Trả hồ sơ thi và thông báo kết quả thi cho thí sinh.
Các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, các trường Bổ túc văn hoá chịu trách nhiệm:
1- Hoàn thành chương trình học, tổ chức ôn tập cho học viên và kiểm tra xác nhận trình độ kiến thức văn hoá cho những người tự học khi được Sở Giáo dục-Đào tạo giao trách nhiệm;
2- Hướng dẫn học viên lập hồ sơ xin dự thi. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thi của thí sinh khi được Sở Giáo dục-Đào tạo giao trách nhiệm;
3- Lập danh sách thí sinh theo vần chữ cái A,B,C...
4- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học viên học tập quy chế thi, nội quy thi.
5- Phối hợp chặt chẽ với Phòng Giáo dục-Đào tạo để tổ chức tốt kỳ thi
6- Lưu trữ Bảng ghi tên, ghi điểm
Trưởng ban: là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Một số Phó Trưởng ban là Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên cùng với một số cán bộ lãnh đạo của các cơ quan trực thuộc Bộ có liên quan;
Một số uỷ viên: là chuyên viên của Vụ Giáo dục Thường xuyên và một số cơ quan có liên quan trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi tốt nghiệp của Bộ là:
Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức kỳ thi của các địa phương và trong quân đội.
Đình chỉ kỳ thi hoặc huỷ bỏ kết quả thi ở những nơi đã vi phạm Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi của Bộ.
Đình chỉ việc tham gia công tác thi của các thành viên Hội đồng thi, các nhân viên bảo vệ, phục vụ kỳ thi, các thành viên trong Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi cấp dưới khi thấy những người đó vi phạm Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi hoặc không đủ năng lực đảm nhiệm việc đang làm.
Yêu cầu Sở Giáo dục-Đào tạo thành lập Hội đồng phúc khảo khi thấy việc chấm của Hội đồng chấm thi không chính xác.
Đề nghị Bộ trưởng khen thưởng những đơn vị và cá nhân có thành tích hoặc thi hành kỷ luật những đơn vị, cá nhân vi phạm Quy chế thi.
Việc chỉ đạo, kiểm tra và giám sát thi ở địa phương hoặc trong Quân đội có thể do một thành viên hoặc một đoàn gồm nhiều thành viên của Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi đảm nhiệm.
Trưởng ban là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở;
Một số Phó Trưởng ban là Trưởng hoặc Phó trưởng phòng chuyên môn.
Một số uỷ viên: là chuyên viên ở các phòng chuyên môn và một số cán bộ quản lý các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, các Trường Bổ túc văn hoá, đại diện các ban ngành có liên quan.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi tốt nghiệp của tỉnh, thành phố là:
Chỉ đạo, kiểm tra sự chuẩn bị kỳ thi của các Phòng Giáo dục-Đào tạo, các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và các Trường Bổ túc văn hoá, của các Hội đồng thi về việc thực hiện các Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi.
Kiến nghị với Giám đốc Sở đình chỉ việc tham gia công tác thi của các thành viên Hội đồng thi, các nhân viên bảo vệ và phục vụ kỳ thi khi thấy người đó vi phạm Qui chế thi, các văn bản hướng dẫn hoặc không đủ năng lực đảm nhiệm việc đang làm.
Đề nghị Giám đốc Sở không công nhận kết quả thi của một số thí sinh, một phòng thi, một Hội đồng thi khi thấy có hiện tượng vi phạm Quy chế thi nghiêm trọng.
Đề nghị Giám đốc Sở khen thưởng hoặc thi hành kỷ luật những người làm công tác thi.
Việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi của tỉnh, thành phố có thể do một thành viên hoặc một đoàn gồm nhiều thành viên trong Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi tỉnh, thành phố đảm nhiệm.
Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi và các Hội đồng thi, phối hợp, tạo điều kiện để thanh tra thi làm nhiệm vụ.
HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN VÀ RA ĐỀ THI
Toàn bộ việc tuyển chọn, ra đề thi cho mỗi kỳ thi được giao cho Hội đồng Tuyển chọn và ra đề thi.
Nhiệm vụ của Hội đồng là:
1. Soạn thảo các bộ đề thi chính thức và đề thi dự bị kèm theo hướng dẫn chấm thi.
2. Tổ chức đánh máy, in hoặc nạp đĩa mềm vi tính, mã hoá và phân phối đề thi, hướng dẫn chấm thi cho các địa phương.
a) Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên.
c) Thư ký Hội đồng là các chuyên viên am hiểu về công tác thi của Vụ Giáo dục Thường xuyên.
d) Các uỷ viên của Hội đồng là những cán bộ chỉ đạo, nghiên cứu về Giáo dục Thường xuyên hoặc giáo viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn.
2. Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở theo nguyên tắc sau:
a) Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Giáo dục -Đào tạo.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng Giáo dục Thường xuyên hoặc phòng chuyên môn của Sở Giáo dục-Đào tạo.
c) Thư ký Hội đồng là một chuyên viên am hiểu về thi Bổ túc trung học cơ sở của Sở Giáo dục-Đào tạo.
d) Các uỷ viên của Hội đồng là các cán bộ chỉ đạo các bộ môn của Sở Giáo dục-Đào tạo hoặc các giáo viên được Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo lựa chọn.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên trong hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng:
Điều hành mọi công việc của Hội đồng.
Quyết định chọn và duyệt đề, hướng dẫn chấm.
Tổ chức phân phối đề thi và hướng dẫn chấm thi cho các địa phương.
Khen thưởng và thi hành kỷ luật hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng và thi hành kỷ luật các thành viên trong Hội đồng.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng:
Giúp Chủ tịch Hội đồng trong công tác điều hành, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về phần việc được Chủ tịch phân công hoặc uỷ nhiệm.
c) Thư ký Hội đồng: Giúp Chủ tịch và các Phó Chủ tịch:
Dự thảo các văn bản chung;
Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho Hội đồng.
d) Các uỷ viên:
Tuyển chọn và ra đề thi, hướng dẫn chấm thi đối với bộ môn được phân công, bảo đảm chính xác, trong phạm vi chương trình học.
đ) Nhân viên kỹ thuật vi tính, đánh máy và in đề:
Đánh máy đúng bản thảo, in rõ ràng hoặc nạp đĩa mềm vi tính chính xác, an toàn, đủ số lượng.
Nguyên tắc và thể thức làm việc của Hội đồng:
1. Tập trung và cách ly từ khi tập trung Hội đồng đến hết thời gian thi môn cuối cùng của kỳ thi.
2. Chủ tịch Hội đồng là người duy nhất quyết định công việc của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng trực tiếp hoặc thông qua các Phó Chủ tịch điều hành công việc của các thành viên trong Hội đồng.
3. Đề thi, hướng dẫn chấm thi và các vấn đề có liên quan đến đề thi của bộ môn, kể cả nội dung của các cuộc họp Hội đồng phải được giữ bí mật từ khi Hội đồng bắt đầu làm việc cho đến hết giờ thi môn cuối cùng.
4. Mọi thành viên của Hội đồng đều phải làm việc theo đúng các quy định về quy trình làm việc của Hội đồng do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.
Nhiệm vụ của Hội đồng sao in đề thi là:
1. Tiếp nhận, bảo quản đĩa mềm chứa đề thi và hướng dẫn chấm thi.
2. Tiến hành giải mã, sao in đề thi cho từng thí sinh, vào bì, niêm phong và chuyển đến từng Hội đồng coi thi Tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông.
1. Thành phần của Hội đồng sao in đề thi gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên.
2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm các thành viên trong Hội đồng:
Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo.
Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng ( hoặc Phó) Phòng Giáo dục Thường xuyên hoặc phòng chuyên môn được giao chỉ đạo công tác Bổ túc trung học phổ thông.
Các uỷ viên có thể là chuyên viên bộ môn của các phòng nói trên hoặc cán bộ sử dụng máy vi tính. Số lượng các uỷ viên do Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo qui định căn cứ vào khối lượng công việc của Hội đồng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên trong Hội đồng sao in đề thi là:
1. Chủ tịch Hội đồng:
Điều hành toàn bộ công việc của hội đồng.
Quyết định số lượng đề thi cần sao in cho từng môn thi.
Chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc bảo mật đề thi.
Đề nghị Hội đồng tuyển chọn và ra đề thi của Bộ giải đáp các vấn đề về việc giải mã và các vấn đề về sử dụng máy tính để in đề thi.
Đề nghị cấp trên khen thưởng và thi hành kỷ luật các thành viên trong Hội đồng.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng: giúp Chủ tịch Hội đồng trong công tác điều hành và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về phần việc được Chủ tịch phân công hoặc uỷ nhiệm.
3. Các uỷ viên:
Thực hiện các hướng dẫn của Hội đồng Tuyển chọn và ra đề thi của Bộ về việc giải mã các đề thi và hướng dẫn chấm thi.
Tiến hành sao in đề thi rõ ràng, đúng số lượng theo sự phân công của Chủ tịch.
Tiến hành vào bì, niêm phong đề thi theo qui định bảo mật.
Chuyển đề thi đến từng Hội đồng coi thi.
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về việc bảo mật đề thi.
Nguyên tắc và thể thức làm việc của Hội đồng:
1. Chủ tịch Hội đồng là người diều hành các công việc của hội đồng. Chủ tịch Hội đồng trực tiếp hoặc thông qua Phó Chủ tịch điều hành công việc của các thành viên trong hội đồng.
2. Các thành viên trong Hội đồng sao in đề thi, nhân viên bảo vệ phải là những người không có cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột thịt dự kỳ thi đó.
3. Làm việc tập trung, cách ly từ khi mở niêm phong đĩa mềm chứa đề thi đến khi thi xong môn cuối cùng.
4. Thời gian bắt đầu sao in đề thi do Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo quyết định căn cứ vào số lượng thí sinh dự thi, địa điểm các Hội đồng coi thi, điều kiện tổ chức sao in và vận chuyển đề thi...
5. Số lượng đề của mỗi môn thi của từng Hội đồng coi thi bằng số lượng thí sinh của Hội đồng cộng thêm 01 đề cho Chủ tịch Hội đồng.
6. Các công việc giải mã, sao in, vào bì bộ môn chỉ được thực hiện trong phòng máy. Trong một phòng máy chỉ được phép in, vào bì lần lượt từng môn thi.
Nhiệm vụ của Hội đồng coi thi là:
1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự thi của thí sinh do Sở Giáo dục-Đào tạo giao, quản lý hồ sơ đó trong thời gian thi.
2. Kiểm tra, tiếp nhận địa điểm, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của Hội đồng.
3. Tiếp nhận, bảo quản và sử dụng đề thi theo hướng dẫn.
4. Tổ chức quản lý và giám sát thí sinh thi các môn theo đúng lịch thi, nội quy thi, Quy chế thi.
5. Thu nhận bài thi do thí sinh nộp, làm thủ tục niêm phong bài thi, hồ sơ thi, bảo quản và bàn giao đầy đủ cho Hội đồng chấm thi.
Quyền hạn của Hội đồng coi thi là:
1. Không tiếp nhận địa điểm thi nếu địa điểm đó không có đủ những điều kiện bảo đảm cho kỳ thi có thể tiến hành theo đúng Qui chế thi và các văn bản hướng dẫn của Bộ.
2. Không cho thí sinh dự thi nếu phát hiện hồ sơ của thí sinh không đúng với qui định của Qui chế thi và các văn bản hướng dẫn.
3. Đình chỉ một phần, hoặc toàn bộ kỳ thi trong phạm vi quản lý của hội đồng nếu thấy Qui chế thi bị vi phạm nghiêm trọng, không có điều kiện bảo đảm để kết quả kỳ thi phản ánh trung thực trình độ học vấn của phần lớn thí sinh. Quyền này chỉ sử dụng sau khi đã báo cáo với Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo và Chính quyền địa phương mà không được giải quyết.
4. Thi hành kỷ luật đối với thí sinh vi phạm nội quy thi.
5. Đề nghị cấp trên thi hành kỷ luật đối với các thành viên Hội đồng vi phạm Qui chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi.
6. Đề nghị các cấp giáo dục có thẩm quyền khen thưởng những đơn vị hoặc cá nhân làm tốt công tác phục vụ kỳ thi.
1. Thành phần của Hội đồng coi thi gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các giám thị.
2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm các thành viên trong Hội đồng:
Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường trung học hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên; hoặc cán bộ chỉ đạo của Sở hay Phòng Giáo dục-Đào tạo có năng lực quản lý, có trình độ về chuyên môn, nắm vững nghiệp vụ về thi và quy chế thi.
Phó Chủ tịch Hội đồng là những cán bộ, giáo viên có năng lực quản lý, chuyên môn và nắm vững nghiệp vụ thi cử.
Thư ký Hội đồng là cán bộ, giáo viên đã từng coi thi Bổ túc, nắm vững nghiệp vụ thi, có thể xây dựng được các bảng, biểu và ghi chép trung thực các biên bản cần thiết.
Giám thị là những giáo viên có tinh thần trách nhiệm, nắm vững nghiệp vụ thi và có trình độ chuyên môn đủ đáp ứng yêu cầu của Hội đồng.
Nguyên tắc thành lập Hội đồng coi thi:
1. Số lượng Hội đồng coi thi do Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo quyết định trên cơ sở:
Bảo đảm sự chỉ đạo chặt chẽ của Sở Giáo dục-Đào tạo;
Có đủ điều kiện và phương tiện để Hội đồng làm việc và đảm bảo an toàn cho kỳ thi;
Có đủ cán bộ quản lý Hội đồng, đúng tiêu chuẩn như điều 32 quy định;
Thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt của thí sinh.
2. Số lượng phòng thi của từng Hội đồng tuỳ thuộc số thí sinh dự thi và bảo đảm cho mỗi phòng thi không quá 25 thí sinh
3. Việc bổ nhiệm các thành viên Hội đồng phải bảo đảm:
Không bố trí vào Hội đồng những người có học viên dự thi tại Hội đồng đó.
Trong mỗi phòng thi phải có đủ 2 giám thị, không kể giám thị ngoài phòng thi. Số giám thị ngoài phòng thi do Sở Giáo dục-Đào tạo, Cục Nhà trường quy định tuỳ theo yêu cầu riêng của từng Hội đồng nhưng đảm bảo tối thiểu cứ 3 phòng thi phải có 1 giám thị ngoài phòng thi.
Trong Hội đồng coi thi, ứng với mỗi môn thi, phải có ít nhất một giáo viên dạy môn đó ở cấp học tương ứng với kỳ thi.
Nhiệm vụ và quyền hạn của từng thành viên trong Hội đồng:
1. Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo:
Điều hành toàn bộ công việc của Hội đồng;
Hướng dẫn các thành viên của Hội đồng nắm được và thực hiện đúng qui chế thi, các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi của các cấp quản lý giáo dục.
Tổ chức cho thí sinh học tập nội quy thi;
Xem xét và quyết định những hình thức kỷ luật đối với những người vi phạm qui chế thi, nội qui thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi của Bộ và Sở Giáo dục-Đào tạo.
Quyết định tiếp nhận hay không tiếp nhận địa điểm thi, quyết định tiếp tục hay đình chỉ kỳ thi khi xẩy ra những trường hợp ghi ở Điều 31 sau khi tham khảo ý kiến các thành viên trong Hội đồng.
Quyết định không cho thí sinh dự thi nếu những thí sinh đó không có đủ hồ sơ qui định.
Giao nộp toàn bộ bài thi, hồ sơ thi đã niêm phong cho Hội đồng chấm thi.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng giúp Chủ tịch trong công tác điều hành và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về phần việc được Chủ tịch Hội đồng phân công.
3. Thư ký Hội đồng chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng soạn thảo các văn bản, lập các bảng biểu cần thiết, ghi biên bản các cuộc họp và các sự việc xẩy ra trong quá trình làm việc của Hội đồng.
4. Giám thị chịu trách nhiệm:
Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thí sinh thực hiện đúng nội qui trong khu vực được Chủ tịch Hội đồng phân công;
Giao đề thi đã in sẵn cho thí sinh.
Thu bài do thí sinh nộp, kiểm tra đủ số bài, số tờ của từng bài và nộp đầy đủ cho Chủ tịch hoặc người được Chủ tịch Hội đồng uỷ nhiệm.
Lập biên bản và đề nghị kỷ luật những thí sinh vi phạm qui chế thi.
Làm một số việc cần thiết phục vụ nhiệm vụ coi thi do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Nguyên tắc và thể thức làm việc của Hội đồng:
1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký có mặt tại địa điểm thi trước ngày thi, thời gian cụ thể do Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo, Cục trưởng Cục Nhà trường quyết định, để làm các công việc:
Kiểm tra việc chuẩn bị cho kỳ thi của địa phương, tiếp nhận địa điểm thi, cơ sở vật chất và các phương tiện để tổ chức kỳ thi.
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thi, xác nhận lần cuối cùng quyền dự thi của thí sinh, niêm yết danh sách thí sinh dự thi.
Giải quyết những công việc cần thiết của kỳ thi, thống nhất những qui định về hiệu lệnh, phương pháp tiến hành kỳ thi, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Hội đồng.
2. Các giám thị trong Hội đồng có mặt tại địa điểm thi trước ngày thi ít nhất một ngày để họp Hội đồng, nghiên cứu các văn bản, các qui định có liên quan đến kỳ thi và làm một số phần việc của Hội đồng.
3. Trước mỗi buổi thi phải tập trung toàn thể Hội đồng để phổ biến những việc cần làm trong buổi thi, phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng trong buổi thi đó.
4. Sau buổi thi phải niêm phong ngay bài thi của buổi thi đó trước tập thể Hội đồng và rút kinh nghiệm của buổi thi.
5. Sau khi thi xong môn cuối cùng, họp Hội đồng để:
Nhận xét đánh giá việc tổ chức kỳ thi;
Đề nghị khen thưởng kỷ luật;
Chứng kiến và ký xác nhận việc niêm phong bài thi, các hồ sơ thi, ký vào biên bản tổng kết Hội đồng.
Toàn bộ công việc đánh giá kết quả thi của từng thí sinh thuộc thẩm quyền của Hội đồng chấm thi.
Nhiệm vụ của Hội đồng chấm thi là:
1. Tiếp nhận toàn bộ bài thi, hồ sơ coi thi do các Hội đồng coi thi bàn giao và bảo quản trong trong thời gian chấm thi.
2. Kiểm tra và tiếp nhận địa điểm, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của Hội đồng.
3. Chấm toàn bộ bài thi của thí sinh theo bản hướng dẫn chấm của Hội đồng tuyển chọn và ra đề thi.
4. Ghi điểm các bài thi vào bảng ghi tên, ghi điểm và lập danh sách thí sinh trúng tuyển.
5. Đánh giá tổng quát về đề thi và chất lượng bài thi của thí sinh. Góp ý kiến về đề thi, hướng dẫn chấm thi và công việc tổ chức kỳ thi.
6. Giao nộp đầy đủ hồ sơ chấm thi và bài thi cho Sở Giáo dục-Đào tạo hoặc Cục Nhà trường- Bộ Tổng Tham mưu.
7. Chấp hành yêu cầu của Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi nhằm thực hiện đúng những quy định trong Quy chế và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi.
1. Không nhận địa điểm làm việc nếu xét thấy không đảm bảo những điều kiện, phương tiện làm việc để đánh giá chính xác, công bằng kết quả kỳ thi và an toàn của Hội đồng.
2. Không chấm bài thi của những thí sinh vi phạm qui chế thi đã bị Hội đồng coi thi lập biên bản đề nghị không chấm.
3. Lập biên bản đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo huỷ kết quả những bài thi giống nhau chứng tỏ thí sinh đã chép bài của nhau trong khi thi.
4. Không công nhận tốt nghiệp đối với những thí sinh:
Không được chấm bài thi như trên;
Hồ sơ thi không hợp lệ;
Không đủ điều kiện dự thi.
1. Thành phần của Hội đồng chấm thi gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các Giám khảo.
2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm các thành viên trong Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, Hiệu trưởng trường Bổ túc văn hoá hoặc Phổ thông cấp cơ sở (đối với kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở), cấp trung học phổ thông (đối với kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông).
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là cán bộ quản lý từ Phó Hiệu trưởng trường trung học hoặc Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên trở lên, có trình độ chuyên môn và nắm vững nghiệp vụ thi.
c) Thư ký Hội đồng là những cán bộ, giáo viên nắm vững nghiệp vụ thi, có khả năng ghi chép các biên bản và lập các bảng, biểu của Hội đồng.
d) Tổ trưởng, tổ phó chấm thi phải là giáo viên đã dạy lớp cuối cấp ít nhất là 2 năm, đã từng chấm thi tốt nghiệp Bổ túc trung học.
đ) Giám khảo là những giáo viên đã từng dạy lớp cuối cấp học đó.
Nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên trong Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn:
Điều hành toàn bộ công việc của Hội đồng;
Chủ trì các cuộc họp của Hội đồng;
Chịu trách nhiệm về đánh số phách, cắt phách, hồi phách và quản lý việc lên điểm, đánh dấu xác định những thí sinh đủ điều kiện tốt nghiệp và những thí sinh không tốt nghiệp.
Xem xét và kết luận các hình thức kỷ luật đối với những người vi phạm Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi;
Đề nghị khen thưởng các thành viên có thành tích và những thí sinh tốt nghiệp loại giỏi.
Yêu cầu giám khảo chấm lại những bài thi của thí sinh khi thấy giám khảo đó chấm không đúng hướng dẫn chấm. Đình chỉ việc chấm thi của giám khảo khi giám khảo đó cố tình chấm sai mặc dù đã yêu cầu chấm lại.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng điều hành một số công việc của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về những phần việc được phân công.
c) Thư ký Hội đồng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về việc soạn thảo các văn bản, lập các bảng, biểu theo quy định, ghi biên bản các cuộc họp Hội đồng.
d) Tổ trưởng, tổ phó chấm thi chịu trách nhiệm:
Nghiên cứu trước và tổ chức cho các giám khảo trong tổ nghiên cứu bản Hướng dẫn chấm thi của Hội đồng tuyển chọn và ra đề thi;
Giúp Chủ tịch Hội đồng giao, nhận và phân phối bài thi cho các giám khảo trong tổ chấm;
Điều hành việc chấm thi trong tổ và trực tiếp chấm một số bài thi của thí sinh;
Giúp Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, giám sát việc chấm thi của các giám khảo.
đ) Giám khảo chịu trách nhiệm đánh giá và cho điểm các bài thi được giao theo đúng Hướng dẫn chấm thi. Trong trường hợp hai giám khảo không thống nhất điểm bài thi thì xin ý kiến của Tổ trưởng. Nếu không nhất trí với ý kiến của Tổ trưởng thì đưa ra tổ chấm chung.
Nguyên tắc và thể thức làm việc của Hội đồng:
1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch phải có mặt tại địa điểm chấm thi trước để làm một số phần việc dành riêng cho Lãnh đạo Hội đồng. Thời gian cụ thể do Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo quyết định căn cứ vào số lượng bài thi mà Hội đồng phải chấm.
Tổ trưởng, tổ phó chấm thi phải có mặt trước giám khảo một ngày để nghiên cứu trước bản hướng dẫn chấm thi và chuẩn bị cho việc chấm thi của tổ.
2. Tổ trưởng điều khiển tổ nghiên cứu và thực hiện đúng bản Hướng dẫn chấm thi. Nếu trong tổ có ý kiến thắc mắc không tự giải quyết được hoặc phát hiện có sự nhầm lẫn trong văn bản thì yêu cầu Chủ tịch xin ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi, tuyệt đối không được tự thay đổi hướng dẫn chấm và biểu điểm.
3. Trước khi giao bài cho giám khảo, tổ phải chấm chung l0 bài để giúp cho mọi thành viên của tổ đều quán triệt văn bản hướng dẫn chấm thi. Khi cho điểm các bài chấm chung phải ghi rõ "bài chấm chung" kèm theo chữ ký của tổ trưởng và một giám khảo.
4. Trừ những bài chấm chung, mỗi bài thi phải được hai giám khảo chấm độc lập, ghi điểm riêng theo số phách. Sau khi mỗi bài đã được hai giám khảo chấm xong, tổ trưởng mới giao lại cho hai giám khảo đó để thống nhất ghi điểm vào bài thi, vừa bằng chữ, vừa bằng số và cùng ký tên. Điểm của bài thi được ghi bằng mực đỏ. Nếu hai giám khảo muốn thay đổi điểm thì gạch chéo điểm đã cho và ghi điểm mới bằng cả số và chữ rồi cùng ký tên xác nhận việc sửa điểm.
5. Điểm bài thi là tổng số điểm của từng phần cộng lại. Điểm nhỏ nhất của từng phần là 0,25. Điểm toàn bài là một số nguyên hoặc số thập phân từ 0 đến 10 mà phần thập phân chỉ là 0 hoặc 5.
6. Ngoài Hội đồng phúc khảo, không ai có quyền thay đổi điểm bài thi do hai giám khảo đã nhất trí ghi.
7. Chỉ được hồi phách khi đã chấm xong toàn bộ các bài thi. Nghiêm cấm Hội đồng chấm thi chấm lại và thay đổi điểm những bài đã hồi phách.
8. Việc ghi điểm bài thi vào bảng ghi tên, ghi điểm của mỗi phòng thi do một nhóm giám khảo thực hiện, phải có: một người đọc, một người ghi, một người kiểm tra. Nếu có nhầm lẫn thì người ghi điểm gạch chéo điểm ghi sai, ghi điểm mới bên cạnh. Ở phần chú thích ghi lý do sửa điểm. Cuối mỗi bảng ghi điểm bài thi phải ghi rõ: họ tên người đọc, người ghi, người kiểm tra, tổng số điểm sửa đổi, rồi cả ba người cùng ký.
Trường hợp lập bảng ghi tên ghi điểm qua máy vi tính cũng phải bảo đảm một người đọc, một người nạp đĩa mềm, một người kiểm tra và cuối bảng ghi tên, ghi điểm phải ghi rõ họ, tên của cả ba người và ba người cùng ký.
2- Đơn xin phúc khảo phải nộp cho Sở Giáo dục-Đào tạo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả kỳ thi.
3- Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo căn cứ vào hướng dẫn của Bộ và nội dung cụ thể ghi trong đơn của thí sinh để quyết định việc phúc khảo bài thi. Những trường hợp không phúc khảo phải thông báo cho đương sự rõ.
Toàn bộ việc phúc khảo các bài thi của Hội đồng chấm thi thuộc thẩm quyền của Hội đồng phúc khảo.
1. Có đơn phúc khảo của thí sinh như quy định ở Điều 42.
2. Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo thấy có hiện tượng chấm thi không theo đúng hướng dẫn chấm của Hội đồng tuyển chọn và ra đề thi.
3. Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi của Bộ yêu cầu.
Thành phần của Hội đồng Phúc khảo gồm:
1. Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng phòng Giáo dục Thường xuyên hoặc Trưởng phòng chuyên môn của Sở Giáo dục - Đào tạo.
3. Thư ký Hội đồng là chuyên viên phụ trách công tác thi Bổ túc của Sở Giáo dục - Đào tạo.
4. Giám khảo là những giáo viên nắm chắc kiến thức bộ môn, trong quá trình chấm thi luôn thể hiện tính công bằng, chính xác.
Những người bị tố giác là có vi phạm Quy chế thi không được tham gia Hội đồng phúc khảo.
Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm làm lại số phách sao cho giữ được bí mật tên thí sinh.
Hội đồng phúc khảo chỉ điều chỉnh điểm của bài thi khi điểm chấm lại chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 1 điểm trở lên.
XÉT DUYỆT, CÔNG NHẬN KẾT QUẢ THI,
Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo, Cục trưởng Cục Nhà trường chịu trách nhiệm sơ duyệt kết quả của Hội đồng Chấm thi Tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông. Kết quả kỳ thi được công bố chính thức sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn y.
Kết quả thi được niêm yết công khai tại phòng Giáo dục-Đào tạo quận, huyện, thị xã hoặc tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên hay Trường Bổ túc văn hoá.
1. Trách nhiệm:
Kiểm tra danh sách thí sinh tốt nghiệp do Hội đồng chấm thi đề nghị.
Ký công nhận danh sách thí sinh tốt nghiệp và ký Bằng tốt nghiệp cho thí sinh sau khi được Bộ phê duyệt.
2. Quyền hạn:
Huỷ bỏ kết quả kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở.
Huỷ bỏ kết quả thi của thí sinh, của phòng thi ở kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông.
Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo huỷ bỏ kết quả kỳ thi của một Hội đồng thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông.
Hồ sơ để báo cáo kết quả kỳ thi do Sở Giáo dục-Đào tạo gửi về Bộ:
1. Đối với kỳ thi Tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông bao gồm:
Báo cáo tổng kết công tác chỉ đạo kỳ thi của Sở Giáo dục-Đào tạo, Cục Nhà trường kèm theo các loại thống kê số liệu;
Bảng ghi tên, ghi điểm bài thi của thí sinh kèm danh sách thí sinh tốt nghiệp;
Các quyết định thành lập hội đồng sao in đề thi, coi thi, chấm thi, ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi;
Các biên bản của Hội đồng coi thi;
Biên bản tổng kết của Hội đồng chấm thi và các biên bản của các tổ chấm thi bộ môn;
Những biên bản khác liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông.
Hồ sơ Phúc khảo (nếu có) gồm: quyết định thành lập hội đồng, biên bản tổng kết, danh sách tốt nghiệp sau phúc khảo và các biên bản khác liên quan.
2. Đối với kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở bao gồm:
Báo cáo về việc tổ chức kỳ thi và kết quả thi;
Quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi;
Một bộ đề thi và hướng dẫn chấm thi.
3. Thời hạn nộp hồ sơ:
Chậm nhất sau 25 ngày kể từ ngày thi môn cuối cùng, tất cả các hồ sơ trên phải có ở Bộ (Vụ Giáo dục Thường xuyên).
Chậm nhất sau 50 ngày kể từ ngày thi môn cuối cùng, tất cả các hồ sơ phúc khảo ( nếu có) phải có ở Bộ (Vụ Giáo dục Thường xuyên).
1. Sở Giáo dục-Đào tạo, Cục Nhà trường lưu trữ:
a) Không thời hạn;
Bảng ghi tên, ghi điểm bài thi,
Danh sách thí sinh tốt nghiệp,
Sổ cấp bằng tốt nghiệp.
b) Trong 3 năm:
Quyết định thành lập các Hội đồng thi Bổ túc trung học phổ thông;
Hồ sơ khiếu nại của thí sinh;
Hồ sơ kỷ luật.
c) Trong 1 năm:
Quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi BTTHCS;
Đề thi và hướng dẫn chấm thi (kể cả phong bì đựng đề thi);
Các loại biên bản;
Bài thi của thí sinh;
Các loại hồ sơ khác.
2. Mốc thời gian lưu trữ: Tính từ ngày thi môn cuối cùng của mỗi kỳ thi.
3. Hồ sơ xin dự thi của thí sinh trả lại các Phòng Giáo dục-Đào tạo, các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên hoặc các trường Bổ túc để trả lại thí sinh sau khi hoàn tất mọi công việc của kỳ thi.
Các hình thức khen thưởng gồm có:
1. Được Sở Giáo dục-Đào tạo, Cục Nhà trường cấp Giấy khen.
2. Được UBND tỉnh, thành phố hoặc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam cấp Bằng khen.
3. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bằng khen.
Các hình thức kỷ luật gồm có:
1. Khiển trách.
2. Cảnh cáo.
3. Hạ bậc công tác, hạ cấp bậc kỹ thuật, hạ lương, chuyển đi làm công tác khác.
4. Buộc thôi việc hoặc có thể truy tố trước pháp luật.
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng trong những trường hợp phạm khuyết điểm do thiếu tinh thần trách nhiệm song chưa gây tác hại lớn:
Không có mặt tại Hội đồng thi đúng thời gian quy định.
Làm việc riêng trong khi coi thi.
Trong trường hợp phải chép đề thi, giám thị đã chép sai, chép sót đề thi hoặc có trách nhiệm kiểm tra việc chép đề thi nhưng không phát hiện ra chỗ sai, sót, gây khó khăn trong việc làm bài của thí sinh, nhưng chưa đến mức phải thi lại đề dự bị.
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo được áp dụng trong các trường hợp khuyết điểm gây ra tương đối nghiêm trọng đến kết quả thi:
Làm thất lạc hồ sơ thi, làm cho một thí sinh mất quyền dự thi hoặc mất bài thi của một thí sinh, làm cho hội đồng thi không xác định được kết quả thi của thí sinh đó.
Chấm bài thi không chính xác so với hướng dẫn chấm của Hội đồng tuyển chọn và ra đề thi.
Những nơi còn dùng cách chép đề trong kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở mà giám thị chép sai, chép sót đề thi hoặc người có trách nhiệm kiểm tra việc chép đề nhưng không phát hiện ra chỗ sai, chỗ sót làm thí sinh phải thi đề dự bị.
Chuyển đề thi ra ngoài phòng thi.
Dung túng cho thí sinh đem tài liệu vào phòng thi, nhìn bài, chép bài của nhau trong khi thi.
Cộng sai, cộng sót điểm thi làm sai lệch kết quả thi của thí sinh.
Không chấp hành sự phân công của Hội đồng.
3. Hình thức kỷ luật hạ cấp bậc, hạ lương được áp dụng trong các trường hợp vi phạm Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn gây tác hại lớn đến việc tổ chức kỳ thi.
Giải bài và chuyển cho thí sinh lúc đang thi.
Ra đề thi sai kiến thức cơ bản hoặc ngoài phạm vi chương trình phải tổ chức thi lại.
Để lộ đề thi gây tác hại nghiêm trọng đến việc tổ chức kỳ thi.
4. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc hoặc truy tố trước pháp luật được áp dụng trong những trường hợp cố tình vi phạm Qui chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi gây tác hại nghiêm trọng đến kết quả kỳ thi:
Cố tình chữa điểm bài thi để thí sinh được tốt nghiệp.
Ăn hối lộ để thí sinh tốt nghiệp.
Cố tình làm lộ đề thi, gây tác hại nghiêm trọng đến việc tổ chức kỳ thi.
Hành hung người làm công tác thi, gây mất trật tự, an ninh ở khu vực thi.
Trong tất cả các trường hợp trên, cấp quản lý trực tiếp người vi phạm kỷ luật phải đình chỉ ngay công việc đang làm tại Hội đồng thi của đương sự và đề nghị với cấp trên thi hành kỷ luật.
Các hình thức kỷ luật áp dụng với thí sinh bao gồm:
1. Giám thị khiển trách trong phòng thi.
2. Chủ tịch Hội đồng coi thi:
Cảnh cáo trước toàn thể thí sinh trong Hội đồng.
Không cho tiếp tục dự thi các môn còn lại.
Yêu cầu Hội đồng chấm thi không chấm bài thi.
3. Chủ tịch Hội đồng chấm thi quyết định không chấm bài thi.
4. Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo quyết định:
Xoá bỏ kết quả thi của một bài thi hoặc xóa bỏ kết quả của cả kỳ thi.
Tước quyền dự thi từ 1 đến 3 kỳ thi tiếp sau.
Đề nghị truy tố trước pháp luật.
Khi áp dụng hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo phải thông báo về cơ quan, đơn vị quản lý hoặc gia đình người bị kỷ luật biết.
1. Giám thị khiển trách trong phòng thi; Chủ tịch Hội đồng cảnh cáo trước toàn thể thí sinh thuộc Hội đồng thi trong các trường hợp:
Đã nhắc tới lần thứ hai mà vẫn nhắc bài cho thí sinh khác.
Đã nhắc đến lần thứ hai mà vẫn hỏi bài thí sinh khác.
2. Huỷ bỏ kết quả bài thi trong những trường hợp:
Giữ tài liệu bị cấm mang vào phòng thi trong thời gian thi dù chưa sử dụng.
Đưa hoặc nhận bài giải sẵn hoặc giấy nháp của người khác dù chưa sử dụng.
Có bài giống nhau chứng tỏ đã chép bài của nhau trong khi thi.
Cố tình không nộp bài thi, dùng bài làm hoặc giấy nháp của người khác nộp làm bài thi của mình.
Bài làm tỏ ra không nghiêm túc (có những câu tỏ ra không tôn trọng người làm công tác thi).
3. Huỷ bỏ kết quả kỳ thi hoặc tước quyền dự thi hoặc truy tố trước pháp luật:
Làm mất an ninh, trật tự, gây rối loạn ở khu vực thi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiến hành kỳ thi và kết quả thi.
Xúi dục người khác gây gổ, đe doạ, xúc phạm đến người làm công tác thi, gây rối loạn làm mất trật tự ở khu vực thi.
Lăng mạ, hành hung người làm công tác thi và bảo vệ kỳ thi.
Có hành động phá hoại, khiến kỳ thi không thể tiến hành được.
Khai man hồ sơ thi.
Nhờ người thi hộ hay thi hộ người khác.