Quyết định 05/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 05/QĐ-TTg
Ngày ban hành 04/01/2023
Ngày có hiệu lực 04/01/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phạm Bình Minh
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Các tchức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

Căn cứ Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030;

Theo đề nghị của Ngân hàng Chính sách xã hội tại văn bản s 28/TTr-HĐQT ngày 22 tháng 6 năm 2022 và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 122/TTr-NHNN ngày 16 tháng 11 năm 2022, văn bản s 156/TTr-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030” với những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bng xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

b) Duy trì và tiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý vn tín dụng chính sách xã hội đặc thù, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

c) Tập trung, thống nhất chức năng tín dụng chính sách từ các ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Chính sách xã hội. Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển theo hướng ổn định, bn vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội thành tổ chức có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài, đồng thời duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ, tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần. Nhà nước tập trung nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội phù hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia và các nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

b) Mục tiêu cụ thể

- Thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Tăng cường nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Trong đó: (i) tăng trưởng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bình quân hằng năm khoảng 10%; (ii) cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, bền vững, hằng năm tăng dần tỷ trọng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ phát hành trái phiếu Ngân hàng Chính sách xã hội được Chính phủ bảo lãnh.

- Thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội được Chính phủ giao và các chương trình tín dụng do các địa phương, các tổ chức, đơn vị giao vốn ủy thác; 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.

- Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%/tổng dư nợ.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội: hằng năm ngân sách địa phương ủy thác nguồn vốn để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác chiếm khoảng 15% - 20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của Ngân hàng Chính sách xã hội; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội.

- Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, có đạo đức nghề nghiệp, có đầy đủ kỹ năng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu lực hệ thống kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

- ng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật. Xây dựng nền tảng ngân hàng số, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp, hiện đại hóa công tác quản trị điều hành của Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm phục vụ tốt hơn các đối tượng chính sách góp phần thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ và Chiến lược Công nghệ thông tin ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 định hướng đến 2030.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

[...]