Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 05/2007/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020

Số hiệu 05/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/02/2007
Ngày có hiệu lực 24/02/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Trần Xuân Lộc
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2007/QĐ-UBND

Phủ Lý, ngày 14 tháng 02 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT-BKH ngày 22 tháng 7 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, lãnh thổ;

Xét đề nghị của Sở Bưu chính, Viễn thông (tại Tờ trình số 312/TTr-BCVT ngày 25 /10/2006), đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Tờ trình số 707/TTr-SKHĐT ngày 28/11/2006) và hồ sơ trình duyệt Quy hoạch Phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020, với nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển Bưu chính, Viễn thông.

a) Bưu chính:

Phổ cập đa dịch vụ đến các bưu cục, điểm bưu điện văn hoá xã. Phát triển bưu chính theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, kết hợp cung cấp các dịch vụ công ích với các dịch vụ thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ bưu chính trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Phát triển bưu chính đi đôi với đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và bảo vệ người tiêu dùng.

b) Viễn thông:

Phát triển viễn thông đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và là điều kiện phát triển cho các ngành kinh tế khác. Phát triển viễn thông và Internet trong xu thế hội tụ với công nghệ thông tin và truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao.

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet có công nghệ hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, đảm bảo chất lượng phủ sóng đến tận vùng sâu, vùng xa trên địa bàn của tỉnh.

Phát huy nội lực để mở rộng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông, tạo lập thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường dịch vụ viễn thông, Internet. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông, phổ cập dịch vụ, phát triển dịch vụ viễn thông tính công ích. Nguồn vốn chủ yếu cho đầu tư phát triển là của các tổ chức, các doanh nghiệp.

2. Mục tiêu

a) Bưu chính:

Thực hiện phổ cập các dịch vụ bưu chính có chất lượng cao, hoàn thiện mạng lưới điểm dịch vụ, cung cấp dịch vụ đa dạng, phong phú và hiện đại. Chú trọng phát triển đại lý, kiốt đa dịch vụ, hạn chế hoặc giảm bớt bưu cục hoạt động kém hiệu quả. Duy trì và nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính cơ bản, dịch vụ công ích tại tất cả các điểm phục vụ, giảm thời gian tác nghiệp các dịch vụ.

Giai đoạn 2006 – 2010 phấn đấu 100% số xã trên địa bàn tỉnh có điểm Bưu điện văn hóa xã. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Bưu chính phấn đấu đạt và vượt mức bình quân chung của cả nước: dịch vụ bưu phẩm tăng 7-9%, bưu kiện tăng 6-8%, chuyển phát nhanh tăng 30 – 35%, phát hành báo chí tăng 9 – 11%, chuyển tiền nhanh tăng 7%, tiết kiệm bưu điện tăng 10 -15%.

Đến năm 2010 giảm chỉ tiêu dân số trên điểm phục vụ xuống dưới mức 5460 người/1điểm, bán kính phục vụ bình quân 1 điểm là ≤ 1,34Km.

b) Viễn thông:

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông của tỉnh có công nghệ hiện đại, độ bao phủ rộng khắp, dung lượng lớn, cung cấp đa dịch vụ, chất lượng tốt, giá cước hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng dịch vụ.

Viễn thông và Internet theo hướng hội tụ với công nghệ thông tin và truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phục vụ nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Cung cấp dịch vụ viễn thông công ích nhằm tuyên truyền, cung cấp các thông tin tới mọi tầng lớp nhân dân ở vùng kinh tế khó khăn, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Đến năm 2010, tỉnh Hà Nam sẽ nằm trong nhóm các tỉnh phát triển trung bình khá về lĩnh vực viễn thông và Internet của cả nước, mật độ điện thoại toàn tỉnh phấn đấu ở mức 43 máy/100 dân, trong đó mật độ điện thoại cố định là 15 máy và điện thoại di động là 28 máy; tỷ lệ dân số sử dụng Internet đạt khoảng 37%, tỷ lệ thuê bao, băng rộng đạt 50%.

3. Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2010.

a) Bưu chính:

[...]