BỘ
NỘI VỤ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
04/2008/QĐ-BNV
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC NGÀNH
THANH TRA
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công
chức sửa đổi, bổ sung năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển
dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước và Nghị định
số 09/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 117/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ tại công văn số 1889/TCCB ngày 11
tháng 9 năm 2008 về việc ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các
ngạch công chức ngành thanh tra và xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công chức –
Viên chức,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành
thanh tra (có bản tiêu chuẩn nghiệp vụ kèm theo), gồm:
1. Thanh tra viên cao cấp
Mã số ngạch 04.023
2. Thanh tra viên chính
Mã số ngạch 04.024
3. Thanh tra viên
Mã số ngạch 04.025
Điều 2.
Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thanh
tra là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức
ngành thanh tra. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ các
ngạch công chức ngành thanh tra quy định tại Quyết định này hướng dẫn cụ thể về
tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với công chức thanh tra chuyên ngành mình quản lý.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 818/TCCP-VP ngày 21 tháng 10 năm
1993 của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng
Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành
Thanh tra Nhà nước.
Điều 4.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, Thứ trưởng, các Vụ, Cục, tổ chức thuộc Bộ;
- Lưu VT, Vụ CCVC.
|
BỘ
TRƯỞNG
Trần Văn Tuấn
|
TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ
CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC NGÀNH THANH TRA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BNV ngày 17 tháng 11 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
I. THANH TRA
VIÊN CAO CẤP
1. Chức
trách:
Thanh tra viên cao cấp là công
chức chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan Thanh tra nhà nước ở Trung ương, cấp
tỉnh, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan Thanh tra
nhà nước. Thanh tra viên cao cấp được giao trực tiếp hoặc chủ trì thanh tra các
vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh
vực; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước
pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ thanh tra.
2. Nhiệm vụ:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ
chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham
nhũng thuộc thẩm quyền được giao;
- Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức
việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ
sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra được giao;
- Xây dựng báo cáo kết luận
thanh tra làm rõ đúng sai, nguyên nhân, trách nhiệm, kiến nghị biện pháp giải
quyết để chấn chỉnh hoạt động quản lý đối với các ngành, lĩnh vực hoặc các địa
phương;
- Tham gia tổng kết, đánh giá
các cuộc thanh tra lớn, phức tạp, cuộc thanh tra diện rộng được giao;
- Chủ trì tham gia xây dựng các
quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng;
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra viên chính;
- Trong quá trình thanh tra, thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 1, Điều 40 và Điều
50 Luật thanh tra;
3. Năng lực:
- Nắm vững chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu chiến lược phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng thời kỳ, từng ngành, từng lĩnh vực;
- Am hiểu sâu, rộng tình hình
kinh tế - xã hội trong nước và trên thế giới; nắm vững các nguyên tắc, chế độ,
chính sách, quy định của Nhà nước trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn
hóa, xã hội;
- Có kiến thức sâu rộng chuyên
môn, nghiệp vụ nhiều chuyên ngành; có khả năng đảm nhận trách nhiệm là trưởng
đoàn, phó trưởng đoàn thanh tra; có khả năng tổ chức, điều hành thanh tra viên
chính thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao;
- Chủ trì việc tổng kết, nghiên
cứu lý luận về chuyên môn nghiệp vụ; tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Xây dựng chương trình, biên soạn
tài liệu chuyên môn nghiệp vụ để đào tạo, bồi dưỡng cho thanh tra viên chính,
cán bộ quản lý của các tổ chức thanh tra;
- Có năng lực phân tích, khái
quát, tổng hợp những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
4. Trình độ:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở
lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp
vụ ngạch thanh tra viên cao cấp;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp;
- Có trình độ cao cấp lý luận
chính trị;
- Có ngoại ngữ trình độ C trở
lên (1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức);
- Có trình độ tin học văn phòng
- Có thâm niên ở ngạch thanh tra
viên chính hoặc tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm; nếu là cán bộ, công chức
ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương công tác ở cơ quan, tổ chức khác
chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước thì phải có ít nhất 01 (một) năm làm
công tác thanh tra.
II. THANH TRA
VIÊN CHÍNH
1. Chức
trách:
Thanh tra viên chính là công chức
chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan Thanh tra nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh,
cấp huyện, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan
Thanh tra nhà nước. Thanh tra viên chính được giao trực tiếp hoặc chủ trì thanh
tra các vụ việc có quy mô rộng, tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực;
khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật
và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ thanh tra.
2. Nhiệm vụ:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng
kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền được giao;
- Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức
việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ
sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra được giao;
- Xây dựng báo cáo kết luận
thanh tra làm rõ đúng, sai, nguyên nhân, trách nhiệm, kiến nghị biện pháp giải
quyết để chấn chỉnh hoạt động quản lý trong phạm vi ngành hoặc địa phương;
- Tổ chức đánh giá, rút kinh
nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao;
- Có khả năng tham gia xây dựng
các quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham
nhũng; tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra viên;
- Trong quá trình thanh tra, thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 1, Điều 40 và Điều
50 Luật thanh tra;
3. Năng lực:
- Nắm vững chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm vững thực tiễn hoạt động quản
lý nhà nước và quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, đề xuất và tổ chức thực hiện
có hiệu quả các cuộc thanh tra được giao;
- Nắm vững nguyên tắc, chế độ,
chính sách, quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội;
- Am hiểu sâu tình hình kinh tế
- xã hội;
- Có kiến thức chuyên môn, nghiệp
vụ chuyên ngành theo lĩnh vực được phân công; có khả năng đảm nhận trách nhiệm
là trưởng đoàn, phó trưởng đoàn thanh tra; tổ chức điều hành hướng dẫn thanh
tra viên, cộng tác viên thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao;
- Có năng lực phân tích, đánh
giá những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực, địa phương.
4. Trình độ:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở
lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp
vụ ngạch thanh tra viên chính;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính;
- Có trình độ trung cấp lý luận
chính trị hoặc tương đương trở lên;
- Có ngoại ngữ trình độ B trở
lên (1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức). Đối với công chức
công tác tại các địa phương ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,
hải đảo có sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phục vụ trực tiếp cho công tác thì được
thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ hoặc chứng nhận biết tiếng dân tộc
thiểu số do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Có trình độ tin học văn phòng;
- Có thâm niên ở ngạch thanh tra
viên hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm; nếu là cán bộ, công chức ngạch
chuyên viên chính hoặc tương đương công tác ở cơ quan, tổ chức khác chuyển sang
cơ quan Thanh tra Nhà nước thì phải có ít nhất 01 (một) năm làm công tác thanh
tra.
III. THANH
TRA VIÊN
1. Chức
trách:
Thanh tra viên là công chức
chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan Thanh tra nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh,
cấp huyện, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan
Thanh tra nhà nước. Thanh tra viên được giao thanh tra các vụ việc có quy mô hẹp,
độ phức tạp trung bình; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu
trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ
thanh tra.
2. Nhiệm vụ:
- Tham gia xây dựng kế hoạch, tổ
chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham
nhũng thuộc thẩm quyền được giao;
- Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức
việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ
sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra được giao;
- Lập biên bản, viết báo cáo kết
luận thanh tra làm rõ đúng sai, nguyên nhân, trách nhiệm, kiến nghị biện pháp
giải quyết;
- Tổ chức rút kinh nghiệm việc
thực hiện các cuộc thanh tra được giao;
- Trong quá trình thanh tra, thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 1, Điều 40 và Điều
50 Luật thanh tra;
3. Năng lực:
- Am hiểu chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào hoạt động thanh
tra;
- Nắm được nguyên tắc, chế độ,
chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội;
- Nắm được tình hình kinh tế -
xã hội;
- Nắm được quy trình nghiệp vụ
thanh tra; có khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Có khả năng phân tích, tổng hợp,
đánh giá tình hình hoạt động quản lý ở cấp cơ sở.
4. Trình độ:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở
lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp
vụ ngạch thanh tra viên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên;
- Có ngoại ngữ trình độ B trở
lên (1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức). Đối với công chức
công tác tại các địa phương ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,
hải đảo có sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phục vụ trực tiếp cho công tác thì được
thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ hoặc chứng nhận biết tiếng dân tộc
thiểu số do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Có trình độ tin học văn phòng;
- Có ít nhất 02 (hai) năm làm
công tác thanh tra đối với người mới được tuyển dụng vào ngành thanh tra (không
kể thời gian tập sự); nếu là cán bộ, công chức ngạch chuyên viên hoặc tương
đương công tác ở cơ quan, tổ chức khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước
thì phải có ít nhất 01 (một) năm làm công tác thanh tra.