Thứ 6, Ngày 15/11/2024

Quyết định số 04/2003/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy định về làm đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 Trung học Phổ thông theo Quyết định 01/2000/QĐ-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 04/2003/QĐ-BGDĐT
Ngày ban hành 17/01/2003
Ngày có hiệu lực 01/02/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Minh Hiển
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/2003/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY ĐỊNH VỀ LÀM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 01/2000/QĐ-BGDĐT NGÀY 24/01/2000 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ,
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo đục và Đào tạo; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông,

 QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi một số điều trong Quy định về làm đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 01/2000/QĐ-BGDĐT ngày 24/1/000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

 1. Khoản 2 Điều 1 được sửa đổi như sau: Phạm vi của nội dung đề thi:

Theo quy định trong Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông hiện hành.

 2. Điều 2 được sửa đổi như sau: Tính bí mật của đề thi

 1. Đề thi học sinh giỏi quốc gia là tài liệu mật thuộc danh mục tài liệu mật quốc gia quy định tại Quyết định số 81/TTg ngày 02/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục bí mật nhà nước trong ngành giáo dục và đào tạo.

 2. Các thành viên tiếp xúc với đề thi và hướng dẫn chấm, kể cả người được mời đọc góp ý đề thi (nếu có) phải cách ly triệt để với môi trường bên ngoài từ lúc vào khu vực làm đề thi cho đến khi thi xong môn cuối cùng của kỳ thi

 3. Khoản 3 Điều 5 được sửa đổi như sau: Uỷ viên soạn thảo đề thi

 a) Các ủy viên soạn thảo đề thi là các chuyên gia khoa học, chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên ở các cơ quan trung ương và trường đại học, có phẩm chất đạo đức tốt và uy tín khoa học cao, có trình độ chuyên môn vững vàng, không thuộc biên chế giảng dạy hoặc hợp đồng thỉnh giảng ở khối lớp hoặc trường trung học phổ thông (kể cả chuyên và không chuyên), không tham gia luyện học sinh các đội tuyển dự thi học sinh giỏi dưới bất kỳ hình thức nào.

 b) Ủy viên soạn thảo đề thi có nhiệm vụ: soạn thảo các đề thi và hướng dẫn chấm; nhân bản đề thi đã được duyệt (kể cả sao bằng đối với các môn ngoại ngữ); vào bì và niêm phong bì đề môn thi; đọc lại đề thi; kiểm tra bằng (với các môn ngoại ngữ); tham gia vào bì chung và làm một số việc khác theo sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng.

 c) Mỗi môn thi có 1 tổ soạn thảo đề thi, gồm từ 2 đến 3 ủy viên (trong đó có 1 tổ trưởng)

 4. Thêm khoản 9 vào sau khoản 8 Điều 5 như sau:

Những người có con đẻ, em ruột, em vợ hoặc em chồng, người được giảm hộ hoặc người được đỡ đầu, dự kỳ thi sẽ không được tham gia Hội đồng soạn thảo đề thi của năm mở kỳ thi:

 5. Khoản 3 Điều 6 được sửa đổi như sau: Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, các ủy viên soạn thảo đề thi các thư ký Hội đồng, người phụ nách máy tính, người đánh máy và in đề thi thực hiện nhiệm vụ được giao theo lề lối làm việc quy định tại Chương III của Quy định này

 6. Hủy bỏ khoản 4 và khoản 5 của Điều 6

 7. Điều 7 được sửa đổi như sau: Địa điểm làm việc, cơ sở vật chất và thiết bị

 1. Địa điểm làm việc của Hội đồng soạn thảo đề thi được đặt tại một khu vực riêng biệt (sau đây gọi là khu vực làm đề thi) do Chủ tịch Hội đồng quyết định: Khu vực làm đề thi phải có đủ tiện nghi làm việc, sinh hoạt, biệt lập, bảo đảm an toàn và thuận tiện cho công tác bảo vệ an ninh.

Các phòng làm việc, ở, ăn, bảo vệ tại khu vực làm đề thi đều phải có cửa và khóa chắc chắn, cửa sổ có chốt cài; phòng làm việc có tủ và khóa tủ.

 2. Các máy tính, máy in, máy ghi âm, máy sao băng, máy cassette, băng cassette phải được kiểm tra (trước khi bàn giao cho các tổ làm việc); đảm bảo cho các thiết bị này hoạt động tất và không chứa bất kỳ thông tin nào có liên quan tới đề thi.

 3. Toàn bộ khu vực làm đề thi chỉ sử dụng 1 máy điện thoại cố định đặt tại phòng bảo vệ

 8. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi như sau: "Việc soạn thảo đề thi và hướng dẫn chấm phải được thực hiện trên máy tính. Tổ soạn thảo đề thi tiến hành soạn thảo mới hoặc từ các đề thi đề xuất tuyển chọn, sửa đổi thành các đề thi để trình Chủ tịch hội đồng duyệt ký (kể cả nội dung thi nghe hiểu đối với các môn ngoại ngữ): ứng với mỗi ngày thi, mỗi bảng thi, mỗi môn thi, phải trình ít nhất 2 đề thi (có hướng dẫn chấm kèm theo) để Chủ tịch Hội đồng lựa chọn; phải báo cáo đầy đủ về quan điểm, nội dung cơ bản của đề thi, đặc biệt cần nói rõ nội dung nào được soạn thảo từ đề thi đề xuất và nội dung nào hoàn toàn mới (không liên quan đến các đề thi đề xuất)".

 9. Khoản 2 Điều 11 được sửa đổi như sau:

 "a) Nếu thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể mời chuyên gia đến khu vực làm đề thi để đọc góp ý cho đề thi trước khi ký duyệt. Trong trường hợp này, các chuyền gia được mời cũng phải cách ly triệt để từ lúc vào khu vực làm đề thi cho tới kỳ thi xong môn cuối cùng của kỳ thi và chịu trách nhiệm giữ bí mật đề thi và hướng dẫn chấm đã tiếp xúc như thành viên của Hội đồng có tiếp xúc với đề thi. Những người có con đẻ, em ruột, em vợ hoặc em chồng, người được giám hộ hoặc người được đỡ đầu, dự kỳ thi sẽ không được mời tham gia đọc góp ý đề thi.

 b) Trên cơ sở những đề thi (kèm theo hướng dẫn chấm) do tổ soạn thảo đề thi đề nghị và ý kiến của người được mời đọc góp ý (nếu có), Chủ tịch Hội đồng cân nhắc và quyết định lựa chọn những đề thi của môn thi dùng cho kỳ thi (gồm các đề thi chính thức và các đề thi dự bị theo quy định); khi chưa quyết định, Chủ tịch Hội đồng có thể yêu cầu tổ soạn thảo đề thi sửa đổi hoặc soạn thảo lại".

[...]