Quyết định 02/2014/QĐ-UBND về quản lý đối với công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Số hiệu | 02/2014/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 06/03/2014 |
Ngày có hiệu lực | 16/03/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tiền Giang |
Người ký | Trần Kim Mai |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2014/QĐ-UBND |
Tiền Giang, ngày 06 tháng 3 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định về công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý đối với công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thị xã tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế các quy định về công chức xã, phường, thị trấn tại Quyết định số 53/2004/QĐ-UB ngày 25 tháng 10 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2014 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Quy định này quy định quản lý đối với công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là công chức cấp xã) bao gồm: nghĩa vụ, quyền lợi và những việc công chức cấp xã không được làm; thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm; điều động, tiếp nhận, đánh giá công chức cấp xã; chế độ tiền lương, phụ cấp, đào tạo, bồi dưỡng; khen thưởng, xử lý kỷ luật; thôi việc, thủ tục nghỉ hưu; quản lý hồ sơ và quản lý công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Công chức quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về làm công chức cấp xã.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý công chức cấp xã
1. Bảo đảm dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2014/QĐ-UBND |
Tiền Giang, ngày 06 tháng 3 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định về công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý đối với công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thị xã tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế các quy định về công chức xã, phường, thị trấn tại Quyết định số 53/2004/QĐ-UB ngày 25 tháng 10 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2014 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Quy định này quy định quản lý đối với công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là công chức cấp xã) bao gồm: nghĩa vụ, quyền lợi và những việc công chức cấp xã không được làm; thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm; điều động, tiếp nhận, đánh giá công chức cấp xã; chế độ tiền lương, phụ cấp, đào tạo, bồi dưỡng; khen thưởng, xử lý kỷ luật; thôi việc, thủ tục nghỉ hưu; quản lý hồ sơ và quản lý công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Công chức quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về làm công chức cấp xã.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý công chức cấp xã
1. Bảo đảm dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
2. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm cá nhân và phân cấp quản lý, nhằm tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác nội vụ ở cấp xã.
3. Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí, tiêu chuẩn chức danh và số lượng công chức cấp xã theo từng chức danh được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định và phải thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
NGHĨA VỤ, QUYỀN LỢI VÀ NHỮNG VIỆC CÔNG CHỨC CẤP XÃ KHÔNG ĐƯỢC LÀM
Điều 4. Nghĩa vụ của công chức cấp xã
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam, có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
2. Có lối sống lành mạnh, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; công tâm thạo việc; không tham nhũng, không quan liêu, hách dịch, cửa quyền; có ý thức kỷ luật trong công tác; trung thực, không cơ hội.
3. Gương mẫu thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú; chịu sự giám sát và lắng nghe ý kiến của nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
4. Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của cơ quan; gìn giữ và bảo vệ của công; bảo vệ bí mật của Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm để hoàn thành nhiệm vụ, công vụ được giao.
6. Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định, trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả việc thi hành quyết định đó.
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ; công chức giữ chức danh lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý.
Điều 5. Quyền lợi của công chức cấp xã
1. Được nghỉ lễ, nghỉ hàng năm và nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của Bộ luật Lao động. Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ không hưởng lương sau khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan quản lý và sử dụng công chức.
2. Được hưởng lương và các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành; được đào tạo, bồi dưỡng; được ưu tiên trong việc thi tuyển, xét tuyển vào làm việc ở các tổ chức, cơ quan Nhà nước từ cấp huyện trở lên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn; công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
3. Có quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật; được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ; được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công vụ được giao.
4. Có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những khiếu nại, tố cáo và khởi kiện đó.
5. Khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được pháp luật và nhân dân bảo vệ.
6. Công chức bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để công nhận là thương binh hoặc liệt sĩ theo quy định của pháp luật, được hưởng chế độ chính sách tương tự như đối với thương binh, liệt sĩ và được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Những việc công chức cấp xã không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, công vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
3. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
4. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để tham ô, hối lộ, vụ lợi.
5. Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước dưới mọi hình thức.
6. Nhận bất kỳ tiền, kim loại, trang sức, vật dụng, quà cáp có giá trị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào trong thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao.
7. Ngoài những việc không được làm nêu trên, công chức cấp xã thực hiện những việc không được làm theo quy định của pháp luật và của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
TUYỂN DỤNG, BỔ NHIỆM CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 7. Thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm công chức cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định tuyển dụng đối với các chức danh Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (đối với xã); Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội trên cơ sở kết quả trúng tuyển của Hội đồng tuyển dụng hoặc Phòng Nội vụ cấp huyện (trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng) theo Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã theo quy định tại khoản 3 Điều 38 và khoản 2 Điều 50 Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 8. Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi tiếp nhận các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ phải báo cáo và có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Nội vụ kết quả thực hiện theo quy định.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định thu hút nhân lực có trình độ đại học (hệ chính quy), có chuyên môn phù hợp với chức danh công chức cấp xã về công tác tại xã, phường, thị trấn theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
ĐIỀU ĐỘNG, TIẾP NHẬN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 9. Điều động, tiếp nhận công chức cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc điều động, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn này chuyển sang làm việc ở xã, phường, thị trấn khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện hoặc giữa hai đơn vị hành chính cấp huyện trong tỉnh.
2. Đối với Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã:
a) Điều động, tiếp nhận Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã được thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc điều động, tiếp nhận Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi trao đổi, thống nhất với Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện điều động Trưởng Công an xã theo đề nghị của Trưởng Công an cấp huyện sau khi trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã;
c) Trường hợp Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã là sĩ quan; hạ sĩ quan thuộc các đơn vị lực lượng vũ trang được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã công tác thì thực hiện theo quy định phân cấp của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc điều động công chức cấp xã đến cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; điều động, tiếp nhận công chức cấp xã ra ngoài tỉnh hoặc từ tỉnh, thành phố khác đến sau khi có ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Công chức cấp xã được điều động, tiếp nhận làm việc tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (theo quy định của Chính phủ) được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Trình tự, thủ tục đánh giá công chức cấp xã
Trình tự, thủ tục đánh giá công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ, hướng dẫn của Sở Nội vụ và các quy định hiện hành khác có liên quan.
CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP VÀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 11. Chuyển xếp lương và phụ cấp đối với công chức cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc chuyển xếp lương và phụ cấp cho công chức cấp xã trên cơ sở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải phù hợp với chức danh công chức đảm nhiệm và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ; Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định số lượng, chức danh cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã; số lượng, chức danh và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và các quy định hiện hành khác có liên quan.
2. Ủy quyền Giám đốc Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chuyển xếp lương đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ.
Điều 12. Nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức cấp xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn cho công chức cấp xã theo quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Điều 13. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
1. Công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp tiêu chuẩn, chức danh đang đảm nhiệm và theo quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền.
2. Khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng các chế độ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và các quy định hiện hành khác có liên quan.
3. Công chức cấp xã được cử đi đào tạo nhưng tự ý không tham gia khóa học khi đã có quyết định cử đi đào tạo và đã được cấp kinh phí đào tạo; tự ý bỏ học; bỏ việc hoặc thôi việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết sau khi được đào tạo thì phải đền bù chi phí đào tạo đã được hỗ trợ và bị xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ KỶ LUẬT CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 14. Khen thưởng đối với công chức cấp xã
Công chức cấp xã có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Điều 15. Xử lý kỷ luật đối với công chức cấp xã
Việc xử lý kỷ luật đối với công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Chương VI Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ.
THÔI VIỆC VÀ THỦ TỤC NGHỈ HƯU ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1. Công chức cấp xã được hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Theo nguyện vọng và được Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý;
b) Do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức;
c) Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Trưởng Công an xã, ngoài các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, khi bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức, cách chức mà không sắp xếp được chức danh công chức khác ở cấp xã thì cũng được giải quyết chế độ thôi việc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành.
2. Thủ tục giải quyết thôi việc, trợ cấp thôi việc, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc, chế độ bảo hiểm xã hội khi thôi việc đối với công chức cấp xã được áp dụng theo quy định tại các điều 4, 5, 6 và 8 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức (viết tắt là Nghị định số 46/2010/NĐ-CP).
Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã khi thôi việc, ngoài chế độ thôi việc được hưởng theo quy định tại Nghị định số 46/2010/NĐ-CP còn được hưởng các chế độ thôi việc khác quy định tại Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã.
3. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc đối với công chức cấp xã được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên của Ủy ban nhân dân cấp xã được cấp có thẩm quyền giao hàng năm.
4. Công chức cấp xã được giải quyết chế độ thôi việc phải có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận tại thời điểm thôi việc.
1. Thời điểm nghỉ hưu:
Việc xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm nghỉ hưu được lùi đối với công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
2. Thông báo nghỉ hưu và quyết định nghỉ hưu đối với công chức cấp xã:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí cho công chức trước 06 tháng; ra quyết định cho công chức cấp xã nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí trước 03 tháng, tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Mẫu thông báo và quyết định nghỉ hưu thực hiện theo Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP;
b) Căn cứ quyết định nghỉ hưu quy định tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội tiến hành các thủ tục theo quy định để công chức cấp xã được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu;
c) Công chức cấp xã được nghỉ hưu phải có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận trước thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu.
QUẢN LÝ HỒ SƠ CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 18. Lập hồ sơ công chức cấp xã
Việc lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã được thực hiện theo Thông tư số 11/2012/TT-BNV ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức; Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức và Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Điều 19. Quản lý hồ sơ công chức cấp xã
1. Hồ sơ công chức cấp xã phải có đầy đủ tài liệu theo quy định, bảo đảm chính xác diễn biến quá trình công tác của công chức cấp xã.
2. Hồ sơ công chức cấp xã được lưu giữ tại Phòng Nội vụ 01 bộ và Ủy ban nhân dân cấp xã 01 bộ để quản lý, khai thác và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 20. Nội dung quản lý công chức cấp xã
Thực hiện theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ.
Điều 21. Thẩm quyền quản lý công chức cấp xã
1. Ủy ban nhân dân tỉnh:
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ.
2. Sở Nội vụ:
a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đánh giá công chức cấp xã hàng năm theo quy định;
b) Thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng, quản lý, thực hiện chế độ tập sự; điều động, tiếp nhận, đánh giá công chức; chế độ tiền lương, phụ cấp, đào tạo, bồi dưỡng; khen thưởng, xử lý kỷ luật; thôi việc, thủ tục nghỉ hưu; lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ công chức cấp xã; từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã;
c) Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã;
d) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã;
đ) Tổng hợp, thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng công chức cấp xã của các huyện, thành phố và thị xã trong toàn tỉnh.
3. Sở Tài chính:
Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ và phân cấp quản lý ngân sách của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã:
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 46 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ.
Sở Nội vụ có trách nhiệm triển khai, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy định này; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, chỉ đạo, giải quyết./.