THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
UBND QUẬN TÂN BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 02/2010/QĐ-UBND
|
Tân Bình, ngày 02 tháng 7 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CHỢ TÂN BÌNH.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH
Căn cứ
Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP
ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ
Thông tin số 06/2003/TT-BTM
ngày 15 tháng 8 năm 2003 của Bộ Thương mại Hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý chợ;
Xét đề
nghị của Trưởng phòng Nội vụ tại Tờ trình số 53/TTr-NV ngày 28 tháng 6 năm
2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế về tổ
chức và hoạt động của Ban quản lý chợ Tân Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 ngày
kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 131/QĐ-UB ngày 20 tháng 9 năm 2004 của Ủy
ban nhân dân quận về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý
chợ Tân Bình; Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban nhân
dân quận về việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho Ban quản lý chợ Tân
Bình.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, Trưởng
phòng Nội vụ, Trưởng ban quản lý chợ Tân Bình và Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Sở Thương
mại TP
- TTQU-TTUB/Q
- Như điều 3
- Lưu.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Thái Thị Dư
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CHỢ TÂN BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 02/2010/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2010 của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình)
Chương I
VỊ TRÍ VÀ CHỨC
NĂNG
Điều 1.
1.1 Vị
trí:
Ban quản lý chợ Tân
Bình là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân quận Tân
Bình; chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Ủy ban
nhân dân quận, đồng thời, chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Thương mại thành phố.
Ban Quản lý chợ Tân Bình là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi
phí hoạt động thường xuyên; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản riêng tại
Kho Bạc nhà nước.
1.2. Chức năng:
Ban Quản lý chợ Tân Bình thực hiện chức
năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ
theo quy định của pháp luật.
Chương II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN
HẠN
Điều 2. Nhiệm vụ
2.1.
Trình Ủy ban nhân dân quận quyết định:
- Phê duyệt phương án sử dụng điểm
kinh doanh và bố trí, sắp xếp các
ngành nghề kinh doanh tại chợ;
- Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê,
thời hạn và các biện pháp quản lý điểm kinh doanh tại chợ;
- Phê duyệt Nội quy chợ;
- Phê duyệt
phương án đảm bảo phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an
toàn thực phẩm trong phạm vi chợ;
- Phê duyệt kế hoạch
sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất
và phát triển các hoạt động của chợ khi có nhu cầu.
2.2. Chịu
trách nhiệm quản lý tài sản và kết quả
tài chính của Ban Quản lý chợ theo quy định
của pháp luật.
2.3. Bố
trí sắp xếp các khu vực kinh doanh bảo đảm các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của thương nhân
kinh doanh tại chợ.
2.4. Tổng
hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định
kỳ cho các cơ quan quản lý nhà nước
theo quy định.
Điều 3. Quyền hạn:
- Tổ chức đấu thầu
theo quy định của pháp luật để lựa chọn thương nhân sử dụng
hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo phương án đã
được duyệt;
- Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm
kinh doanh lại chợ theo phương án đã được duyệt;
- Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động
chợ, tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ;
- Phối hợp với chính quyền địa phương
và các cơ quan chức năng chuyên môn tổ chức đảm bảo phòng cháy, chữa cháy, vệ
sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm
trong phạm vi chợ;
- Tổ chức kinh
doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như trông giữ phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hóa, cho thuê kho bảo quản cất giữ hàng hóa, bảo vệ hàng hóa đêm, cung cấp thông tin thị trường,
kiểm định số lượng, chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường,
ăn uống vui chơi giải trí, cung cấp điện cho hộ thương nhân và các hoạt động
khác trong phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật và theo hướng ngày
càng văn minh hiện đại;
- Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử
dụng điểm kinh doanh của thương nhân và các loại phí, lệ phí khác theo quy định pháp luật;
- Phối hợp với chính quyền địa phương
và các cơ quan, đoàn thể tổ chức thông tin kinh tế, xã hội,
tuyên truyền vận động, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các
chính sách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với nhà nước của thương
nhân kinh doanh tại chợ; tổ chức các hoạt động văn hóa, xã
hội tại chợ.
Chương III
TỔ CHỨC BỘ MÁY
VÀ BIÊN CHẾ
Điều 4. Tổ chức bộ
máy
4.1. Ban
quản lý chợ Tân Bình do Trưởng ban phụ
trách, có từ hai đến ba Phó Trưởng ban.
Trưởng ban và Phó trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân quận bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định.
- Trưởng Ban phụ
trách chung, điều hành toàn bộ các hoạt động của Ban Quản
lý và phụ trách những công tác trọng tâm; chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận về toàn bộ hoạt động của
chợ và của Ban quản lý; đồng thời
chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ do phòng ban chuyên môn quận
và sở ngành thành phố quản lý.
- Phó Trưởng ban
là người giúp việc cho Trưởng Ban, phụ trách và theo dõi một số
công việc cụ thể của đơn vị và chịu trách nhiệm trước Trưởng
ban và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; đồng thời liên đới trách nhiệm trước cấp trên về những
phần việc được phân công phụ trách; được ủy quyền thực hiện
một số công việc cụ thể khi Trưởng ban đi vắng.
- Các Phó trưởng ban khi giải quyết
công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách có liên quan đến nội dung chuyên môn của
Phó trưởng ban khác, Phó trưởng ban phải chủ động bàn bạc
thống nhất hướng giải quyết, chỉ trình Trưởng ban quyết định các vấn đề chưa nhất trí với các
Phó trưởng ban khác hoặc những vấn đề
mới phát sinh mà chưa có chủ trương, kế hoạch
và biện pháp giải quyết.
- Trường hợp Trưởng ban trực tiếp yêu cầu các viên chức giải quyết công việc thuộc phạm
vi thẩm quyền của Phó trưởng ban, yêu cầu đó được thực hiện nhưng viên chức phải báo cáo cho Phó trưởng ban trực tiếp phụ trách biết.
4.2. Cơ cấu
tổ chức của đơn vị gồm các đội, tổ trực thuộc do các viên chức chuyên môn, nghiệp
vụ đảm nhận các chức danh, công việc do Trưởng ban quản lý
phân công. Các bộ phận gồm:
- Đội Nghiệp vụ bao gồm:
+ Tổ Tài vụ: Kế toán
và tổ thu
+ Tổ Hành chính-Tổ chức
+ Tổ Quản lý kinh doanh
+ Tổ thực hiện công tác sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất toàn khu vực.
- Đội Bảo vệ phụ trách công tác an
ninh trật tự; an toàn phòng cháy và chữa cháy. Tùy theo số lượng nhân sự được phân bổ thành các tổ bảo vệ phù hợp với khối lượng quản lý thực tế.
- Đội Vệ sinh -
Điện bao gồm:
+ Tổ Điện: thực hiện
công tác quản lý và sửa chữa điện
+ Tổ Vệ sinh: thực hiện công tác vệ
sinh và vệ sinh môi trường toàn khu vực chợ.
Điều 5. Biên chế:
Số lượng định
biên cụ thể do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân quận quyết định hàng năm trên cơ sở
khối lượng công việc và tình hình thực tế của
đơn vị.
Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 6. Chế độ
sinh hoạt làm việc
6.1. Chế độ hội họp
- Hàng tuần, lãnh
đạo Ban Quản lý họp giao ban một lần để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và phổ biến kế
hoạch công tác cho tuần sau.
- Sau khi giao ban lãnh đạo Ban Quản lý, Trưởng,
phó các đội họp với Phó Trưởng ban trực tiếp phụ trách để
đánh giá công việc, bàn phương hướng triển khai công tác và thống nhất lịch
công tác.
- Mỗi tháng họp
toàn thể cán bộ viên chức một lần, có thể họp theo từng đội do Đội trưởng chủ
trì và chuẩn bị nội dung có mời Phó Trưởng ban hoặc Trưởng
ban phụ trách trực tiếp dự.
- Lịch làm việc với các tổ chức, cá
nhân có liên quan đều phải thể hiện trong lịch công tác tuần, tháng của đơn vị.
Nội dung làm việc phải được chuẩn bị chu đáo để giải quyết
có hiệu quả các yêu cầu phát sinh liên quan đến hoạt động chuyên môn, hoạt động
kinh doanh của đơn vị.
- Lịch làm việc trong tuần phải được đăng ký theo từng bộ phận công tác. Lãnh đạo Ban quản lý trực tiếp
phê duyệt.
6.2. Chế độ làm việc
- Thực hiện chế độ làm việc theo quy
định của nhà nước và theo quy chế của đơn vị.
- Cán bộ, viên chức của đơn vị có chức
danh, nhiệm vụ cụ thể, có bảng tên đặt tại bàn làm việc và đeo thẻ theo quy định. Đồng thời phải có thái độ,
phong cách làm việc lịch sự, tận tụy, khiêm tốn, tôn trọng
và lắng nghe ý kiến của lãnh đạo đơn vị, của đồng nghiệp,
của cán bộ cơ quan khác đến liên hệ công tác và lắng nghe,
nắm bắt tâm tư nguyện vọng của thương
nhân, giải quyết thỏa đáng và kịp thời, đúng quy định pháp luật.
Điều 7. Quan hệ
công tác:
7.1. Đối với Ủy ban nhân dân quận:
Đơn vị chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp,
toàn diện của Ủy ban nhân dân quận. Trưởng Ban trực tiếp nhận chỉ thị
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận (hoặc Phó Chủ tịch phụ trách khối); thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân quận (định kỳ,
đột xuất) về thực hiện các mặt công
tác của Ban quản lý.
7.2. Đối với Sở Công thương:
Trưởng Ban Quản
lý chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn
chuyên môn của Sở Thương mại và báo cáo công tác chuyên môn theo yêu cầu của
Giám Đốc Sở Công thương thành phố.
7.3. Đối với các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân phường:
- Thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp
và hợp tác bình đẳng trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ được quy định.
- Chịu sự hướng dẫn kiểm tra về
chuyên môn của phòng Tài chính-Kế hoạch; phòng Kinh tế;
Kho Bạc nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng quy định các chủ
trương, chính sách, chế độ của nhà nước.
- Khi phối hợp giải quyết công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách, nếu chưa nhất trí với
ý kiến của các ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân phường, đơn vị có trách nhiệm
tập hợp các ý kiến và trình Ủy ban nhân dân quận quyết định.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8.
Tất cả cán bộ, viên
chức Ban quản lý có trách nhiệm thực hiện quy chế này. Trưởng ban có trách nhiệm
xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, viên chức
trong đơn vị.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn
đề gì chưa phù hợp, vấn đề phát sinh mới, Trưởng ban phối hợp Trưởng phòng Nội vụ đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận bổ sung hoặc sửa đổi quy chế cho phù hợp./.