Quyết định 02/2007/QĐ-BNN thành lập Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 02/2007/QĐ-BNN
Ngày ban hành 18/01/2007
Ngày có hiệu lực 14/02/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Cao Đức Phát
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2007/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2007 

 

QUYẾT ĐỊNH

THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI 2 TRỰC THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng; số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 của Chính phủ Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Vị trí và chức năng

Thành lập Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Ban Quản lý Dự án Thủy lợi 403.

Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 được giao trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn của nhà nước và các nguồn vốn khác (nếu có) để đầu tư xây dựng công trình thủy lợi (bao gồm các dự án thủy lợi và đê điều) theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 là đơn vị sự nghiệp kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 có trách nhiệm tiếp nhận vốn trực tiếp từ cơ quan cấp vốn để quản lý và tổ chức thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến hoàn thành dự án đưa vào khai thác, sử dụng theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án theo quy định của pháp luật. Chi phí hoạt động của Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 được tính trong kinh phí đầu tư của từng Dự án theo quy định hiện hành.

Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 có trụ sở chính tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương (trụ sở của Ban Quản lý Dự án Thủy lợi 403), cơ sở 2 tại thành phố Hải Phòng, cơ sở 3 tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng thủy lợi thuộc 13 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bạc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cấp quyết định đầu tư. Nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình:

 - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 41 Luật Xây dựng; Điều 5, Điều 6, Điều 12 (không bao gồm khoản 1, 4), Điều 13 (không bao gồm khoản 1) Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ; Điều 1 (khoản 3, 4, 7, 8) Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ;

2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:

 - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 45 (không bao gồm điểm a khoản 2) Luật Xây dựng; Điều 1 (điểm 2 khoản 11 và khoản 12) Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ;

3. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng:

 - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 9, 25, 32, 33, Điều 34 (khoản 2), 35, 36, 61, 62, 63 Luật Đấu thầu; Điều 104 Luật Xây dựng.

4. Khảo sát thiết kế xây dựng:

 - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 50 Luật Xây dựng (không bao gồm điểm a khoản 1); Điều 6, 7, 8, 9, Điều 11 (điểm b khoản 1), Điều 12 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ.

5. Thiết kế xây dựng công trình:

 - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 57 Luật Xây dựng (không bao gồm điểm a khoản 1); Điều 13, 14, 16, 17 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ; Điều 16, Điều 17 (khoản 2, 3, 4) của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ; Điều 1 (khoản 9) Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.

6. Thi công xây dựng công trình:

 - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 68, 72, 75 (không bao gồm điểm a khoản 1) Luật Xây dựng; Điều 18 (khoản 1, 3) Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ; Điều 30, 31, 32, Điều 33 (khoản 3), Điều 34 (khoản 3) Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ;

7. Giám sát thi công xây dựng:

 - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 87, 88, 89 Luật Xây dựng; Điều 21 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ;

8. Nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng:

 - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 80 Luật Xây dựng; Điều 23, 24, 25, 26, Điều 27 (khoản 3), Điều 30, Điều 35 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ;

[...]