QUY CHẾ
PHÁT HÀNH
GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
ĐỂ
HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số
02/2005/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Chương I
Quy định
chung
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định
việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn từ các tổ
chức và cá nhân trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Điều
2. Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá
1. Tổ chức tín dụng
phát hành giấy tờ có giá là các tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động
theo Luật Các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Các tổ chức tín dụng, và đáp ứng các điều kiện quy định tại Quy chế này, bao
gồm :
- Các tổ chức tín dụng
Nhà nước.
- Các tổ chức tín dụng
cổ phần.
- Quỹ Tín dụng nhân
dân trung ương.
- Các tổ chức tín dụng
liên doanh.
- Các tổ chức tín dụng
100% vốn nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động
tại Việt Nam.
2. Riêng Công ty cho
thuê tài chính chỉ được phát hành giấy tờ có giá có thời hạn trên một năm.
Điều
3. Người mua giấy tờ có giá
Người mua giấy tờ có
giá gồm:
- Các tổ chức, cá
nhân Việt Nam.
- Các tổ chức, cá
nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Điều
4. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giấy tờ có giá
là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận
nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả
lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua.
2. Giấy tờ có giá
ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm bao gồm kỳ phiếu, chứng
chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
3. Giấy tờ có giá
dài hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát
hành đến khi hết hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các
giấy tờ có giá dài hạn khác.
4. Giấy tờ có giá
ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ
có ghi tên người sở hữu.
5. Giấy tờ có giá
vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi
tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ
giấy tờ có giá.
6. Mệnh giá
là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành theo hình
thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với giấy tờ có
giá phát hành theo hình thức ghi sổ.
7. Tổng mệnh giá
là tổng các mệnh giá của các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành
trong một năm hoặc trong một đợt phát hành.
8. Thời hạn giấy
tờ có giá là khoảng thời gian từ ngày tổ chức tín dụng nhận nợ đến hết
ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ.
9. Thời hạn phát
hành là khoảng thời gian từ ngày tổ chức tín dụng bắt đầu phát hành đến hết
ngày kết thúc của một đợt phát hành.
10. Lãi suất cố định
là lãi suất không thay đổi được áp dụng trong suốt thời hạn của giấy tờ
có giá.
11. Lãi suất có
điều chỉnh định kỳ là lãi suất thay đổi định kỳ theo thị trường
do tổ chức tín dụng thoả thuận với người mua khi phát hành.
12. Trả lãi trước
là việc bán giấy tờ có giá thấp hơn mệnh giá và người mua được thanh toán
số tiền bằng mệnh giá khi đến hạn.
13. Trả lãi một lần
khi đến hạn thanh toán là việc thanh toán tiền lãi một lần khi đến hạn
thanh toán cùng với tiền gốc (mệnh giá).
14. Trả lãi theo
định kỳ là việc trả lãi căn cứ vào phiếu trả lãi theo định kỳ 6 tháng hoặc
1 năm đối với các giấy tờ có giá dài hạn.
Điều
5. Hình thức phát hành
1. Tổ chức
tín dụng phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ ghi danh, chứng chỉ
vô danh và ghi sổ.
2. Trường hợp phát
hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng phát hành cấp cho
người mua chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.
Điều
6. Hình thức và các yếu tố của giấy tờ có giá
1. Giấy tờ có giá
phát hành dưới hình thức chứng chỉ phải có các yếu tố sau:
- Tên tổ chức tín dụng
phát hành.
- Tên gọi giấy tờ có
giá (kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài
hạn, trái phiếu...).
- Mệnh giá.
- Thời hạn.
- Ngày phát hành.
- Ngày đến hạn thanh
toán.
- Lãi suất; Phương
thức trả lãi; Thời điểm, địa điểm trả lãi.
- Phương thức hoàn
trả.
- Địa điểm thanh
toán tiền gốc giấy tờ có giá.
- Ghi rõ là giấy tờ
có giá ghi danh hoặc vô danh.
Trường hợp là giấy tờ
có giá ghi danh ghi rõ: tên tổ chức, số giấy phép thành lập hoặc giấy phép
đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua giấy tờ có giá (nếu người mua là
tổ chức); tên, số giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ của người mua giấy tờ có
giá (nếu người mua là cá nhân).
- Chữ ký của Tổng
Giám đốc hay người được uỷ quyền và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng quy định
- Ký hiệu, số sê-ri
phát hành.
- Các điều kiện, điều
khoản về chuyển nhượng, chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá tại chính tổ chức
tín dụng phát hành; Xử lý đối với các trường hợp rủi ro, các trường hợp không
được thanh toán.
2. Ngoài các yếu tố
quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng phát hành có thể quy định
thêm các nội dung ghi chú, chỉ dẫn khác liên quan đến giấy tờ có giá.
3. Đối với giấy tờ
có giá phát hành theo hình thức ghi sổ, các yếu tố quy định tại Khoản 1 Điều
này phải được ghi vào trong giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.
4. Đối với trường hợp
giấy tờ có giá trả lãi theo định kỳ, phiếu trả lãi kèm theo giấy tờ có giá phải
có các chi tiết liên quan đến giấy tờ có giá (số sê ri, mệnh giá), lãi suất,
số tiền được lĩnh, kỳ hạn lĩnh lãi.
5. Giấy tờ có giá
phát hành theo hình thức chứng chỉ phải được thiết kế và in ấn để đảm bảo khả
năng chống giả cao.
Điều
7. Đồng tiền phát hành và thanh toán
1. Giấy tờ có giá được
phát hành bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ.
2. Việc phát hành,
thanh toán và chuyển nhượng giấy tờ có giá bằng ngoại tệ phải tuân theo các
quy định về quản lý ngoại hối của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều
8. Phương thức phát hành
Các tổ chức tín dụng
thực hiện phát hành giấy tờ có giá theo các phương thức:
1. Trực tiếp phát
hành giấy tờ có giá.
2. Phát hành qua tổ
chức tín dụng làm đại lý hoặc uỷ thác phát hành giấy tờ có giá.
Điều
9. Thời hạn phát hành
Thời hạn phát hành của
một đợt phát hành không quá 60 ngày, bao gồm cả những ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ
theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng chỉ được phát hành vượt thời hạn
trên khi được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều
10. Lãi suất
Lãi suất giấy tờ có
giá do tổ chức tín dụng phát hành quy định phù hợp với lãi suất thị trường, đảm
bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.
Điều
11. Thủ tục phát hành và thanh toán giấy tờ có giá
Thủ tục phát hành và
thanh toán giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng quy định phù hợp với đặc điểm,
mô hình quản lý của tổ chức tín dụng đảm bảo việc phát hành và thanh toán giấy
tờ có giá được chính xác và an toàn.
Điều
12. Thanh toán gốc và lãi
1. Tổ chức tín dụng
thanh toán tiền gốc cho người mua giấy tờ có giá khi giấy tờ có giá đến hạn
thanh toán.
2. Tổ chức tín dụng
thoả thuận trả lãi theo lãi suất cố định, lãi suất có điều chỉnh định kỳ.
3. Tổ chức tín dụng
thực hiện trả lãi theo phương thức trả lãi trước, hoặc trả lãi một lần khi đến
hạn thanh toán, hoặc trả lãi theo định kỳ.
Điều
13. Chuyển nhượng giấy tờ có giá, xử lý tranh chấp và xử lý các trường hợp rủi
ro khác
1. Giấy tờ có giá được
chuyển nhượng quyền sở hữu dưới các hình thức mua, bán, cho, tặng, trao đổi
và thừa kế theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục chuyển
nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá, xử lý các trường hợp rủi ro (nhàu nát,
rách, mất giấy tờ có giá và các trường hợp rủi ro khác) do tổ chức tín dụng
quy định phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với đặc điểm, điều kiện
kinh doanh của mình và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người mua giấy tờ có
giá.
3. Việc xử lý các
tranh chấp liên quan đến giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định pháp luật
hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều
14. Cầm cố, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá
1. Giấy tờ có giá được
sử dụng làm tài sản cầm cố tại các tổ chức tín dụng theo các quy định của
pháp luật về bảo đảm tiền vay nếu tổ chức tín dụng đó chấp thuận.
2. Giấy tờ có giá được
chiết khấu, tái chiết khấu theo quy định hiện hành của pháp luật về chiết khấu
và tái chiết khấu giấy tờ có giá.
Điều
15. Bảo quản, giao nhận, vận chuyển giấy tờ có giá
Việc bảo quản, giao
nhận, vận chuyển giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định
hiện hành của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước.
Chương II
Phát
hành giấy tờ có giá ngắn hạn
Điều
16. Mệnh giá của giấy tờ có giá ngắn hạn
Mệnh giá của giấy tờ
có giá ngắn hạn được in sẵn hoặc theo thoả thuận của tổ chức tín dụng phát
hành đối với người mua.
Điều
17. Điều kiện phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn
Tổ chức tín dụng được
phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn khi tuân thủ đầy đủ các hạn chế để đảm bảo
an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân
hàng Nhà nước.
Điều
18. Tổ chức phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn
1. Tổ chức tín dụng
chủ động tổ chức các đợt phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm.
2. Trước thời điểm
phát hành từng đợt ít nhất là 20 ngày làm việc, tổ chức tín dụng phải gửi
Thông báo phát hành của đợt phát hành dự kiến về Ngân hàng Nhà nước.
Thông báo phát hành
bao gồm các nội dung sau:
- Tên tổ chức tín dụng
phát hành.
- Tên gọi giấy tờ có
giá (kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn...).
- Tổng mệnh giá của
đợt phát hành.
- Thời hạn giấy tờ
có giá; Hình thức phát hành.
- Ngày phát hành.
- Ngày đến hạn thanh
toán.
- Lãi suất; Phương
thức trả lãi; Thời điểm, địa điểm trả lãi.
- Phương thức hoàn
trả.
- Địa điểm thanh
toán tiền gốc giấy tờ có giá.
- Kết quả phát hành
giấy tờ có giá ngắn hạn của các đợt phát hành trước trong năm tài chính (nếu
có)
- Các nội dung thông
báo khác của tổ chức tín dụng phát hành.
Chương
III
Phát
hành giấy tờ có giá dài hạn
Điều
19. Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn
1. Mệnh giá của giấy
tờ có giá dài hạn bằng đồng Việt Nam phát hành theo hình thức chứng chỉ tối
thiểu là một triệu đồng và tối đa là một tỷ đồng. Các mệnh giá lớn hơn mệnh
giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu.
2. Mệnh giá của giấy
tờ có giá dài hạn bằng ngoại tệ phát hành theo hình thức chứng chỉ tối thiểu
là một trăm đô la Mỹ hoặc ngoại tệ khác tương đương, tối đa là một trăm nghìn
đô la Mỹ hoặc ngoại tệ khác tương đương. Các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối
thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu.
3. Mệnh giá của giấy
tờ có giá dài hạn là trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn
trên giấy tờ có giá.
4. Mệnh giá của giấy
tờ có giá dài hạn là chứng chỉ tiền gửi dài hạn phát hành theo hình thức chứng
chỉ được in sẵn hoặc theo thoả thuận của tổ chức tín dụng phát hành với người
mua.
5. Mệnh giá của giấy
tờ có giá dài hạn phát hành theo hình thức ghi sổ do tổ chức tín dụng phát
hành thoả thuận với người mua.
Điều
20. Ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá dài hạn là
trái phiếu
Giấy tờ có giá dài hạn
là trái phiếu phát hành cùng một đợt được ghi cùng ngày phát hành và cùng
ngày đến hạn thanh toán.
Điều
21. Điều kiện phát hành giấy tờ có giá dài hạn
Tổ chức tín dụng được
phát hành giấy tờ có giá dài hạn khi đáp ứng đầy đủ điều kiện sau:
1. Tuân thủ các hạn
chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín
dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng
dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Có tình hình tài
chính lành mạnh theo đánh giá của Thanh tra Ngân hàng.
Điều
22. Hồ sơ đề nghị phát hành giấy tờ có giá dài hạn
Hồ sơ đề nghị phát
hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính gồm:
1. Đề nghị phát hành
giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính.
2. Phương án phát
hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính, trong đó nêu rõ mục đích phát
hành, phương án sử dụng, số lần dự kiến phát hành, tổng mệnh giá phát hành, mệnh
giá, tên gọi của giấy tờ có giá, thời hạn, lãi suất, phạm vi phát hành, cách
thức, địa điểm trả gốc và lãi; các điều kiện và điều khoản về quyền và nghĩa
vụ của tổ chức tín dụng và người mua. Phương án phát hành giấy tờ có giá dài hạn
phải được Hội đồng quản trị thông qua.
3. Các báo cáo tài
chính của hai năm liên tục gần nhất và tính đến thời điểm có đơn đề nghị phát
hành. Các tổ chức tín dụng có thời gian hoạt động dưới 02 năm gửi các báo cáo
tài chính từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm có đơn đề nghị phát hành.
Các báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập đủ
điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nội dung của các báo cáo tài
chính thực hiện theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về
chế độ báo cáo đối với các tổ chức tín dụng.
4. Kế hoạch kinh
doanh; kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn của năm tài chính.
5. Điều lệ và Giấy
phép hoạt động (đối với tổ chức tín dụng phát hành lần đầu).
6. Các thay đổi về bộ
máy tổ chức và các thay đổi khác (nếu có).
Điều
23. Hình thức và thời hạn xem xét quyết định
1. Trên cơ sở xem
xét hồ sơ đề nghị phát hành và điều kiện phát hành, Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước ra quyết định về việc phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm
tài chính của tổ chức tín dụng.
2. Thời hạn xem xét
và ra quyết định về việc phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính của
tổ chức tín dụng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ
đề nghị phát hành của tổ chức tín dụng.
Điều
24. Tổ chức phát hành
1. Tổ chức tín dụng
chủ động tổ chức các đợt phát hành giấy tờ có giá dài hạn trong phạm vi kế hoạch
phát hành của năm tài chính đã được xét duyệt. Tổ chức tín dụng chỉ được phát
hành vượt quá kế hoạch đã được xét duyệt khi có quyết định bổ sung bằng văn bản
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Hồ sơ đề nghị xem
xét bổ sung kế hoạch phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính bao gồm:
đơn đề nghị phát hành giấy tờ có giá dài hạn bổ sung, kế hoạch phát hành giấy
tờ có giá dài hạn điều chỉnh, kế hoạch kinh doanh của năm tài chính điều chỉnh.
2. Trước thời điểm
phát hành ít nhất 20 ngày làm việc, tổ chức tín dụng phải gửi Thông báo kế hoạch
đợt phát hành giấy tờ có giá dài hạn về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền
tệ). Nếu trước ngày phát hành dự kiến 10 ngày làm việc, Ngân hàng Nhà nước
không có ý kiến bằng văn bản thì tổ chức tín dụng được tổ chức phát hành giấy
tờ có giá dài hạn.
3. Thông báo phát
hành giấy tờ có giá dài hạn bao gồm các nội dung sau:
- Tên tổ chức tín dụng
phát hành.
- Tên gọi giấy tờ có
giá (trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn...)
- Tổng mệnh giá của
đợt phát hành.
- Thời hạn giấy tờ
có giá; Hình thức phát hành.
- Ngày phát hành.
- Ngày đến hạn thanh
toán.
- Lãi suất; Phương
thức trả lãi; Thời điểm, địa điểm trả lãi.
- Phương thức hoàn
trả.
- Địa điểm thanh
toán tiền gốc giấy tờ có giá.
- Kết quả phát hành
giấy tờ có giá dài hạn của các đợt phát hành trước trong năm tài chính (nếu
có).
- Các nội dung thông
báo khác của tổ chức tín dụng phát hành.
Chương IV
Trách nhiệm
của tổ chức tín dụng, các đơn vị thuộc Ngân hàng
Nhà
nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
Điều
25. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng
1. Gửi hồ sơ đề nghị
phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ
Chính sách tiền tệ)
2. Gửi thông báo
phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn từng đợt đến Ngân hàng Nhà nước
(Vụ Chính sách tiền tệ).
3. Công bố công khai
về việc phát hành giấy tờ có giá và tổ chức phát hành giấy tờ có giá theo quy
định tại Điều 18 và Điều 24 Quy chế này.
4. Thanh toán tiền gốc,
lãi đúng hạn và đầy đủ cho người mua giấy tờ có giá.
5. Chậm nhất sau 10
ngày làm việc kể từ khi kết thúc đợt phát hành, tổ chức tín dụng báo cáo bằng
văn bản về kết quả phát hành giấy tờ có giá về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính
sách tiền tệ) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín
dụng đóng trụ sở chính.
Điều
26. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
Phối hợp với Vụ
Chính sách tiền tệ (khi cần thiết) trình Thống đốc xem xét, quyết định
việc phát hành giấy tờ có giá dài hạn hàng năm của các tổ chức tín dụng trên
địa bàn.
Điều
27. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Vụ Chính sách
tiền tệ
a. Tiếp nhận hồ sơ đề
nghị phát hành giấy tờ có giá dài hạn hàng năm, thông báo phát hành giấy tờ
có giá ngắn hạn và dài hạn, báo cáo kết quả phát hành giấy tờ có giá của các
tổ chức tín dụng.
b. Chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liên quan xem xét đề nghị phát hành giấy tờ có giá dài hạn
hàng năm của tổ chức tín dụng để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
c. Nghiên cứu tình
hình phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng để kiến nghị Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung những quy định về phát hành giấy tờ có
giá của các tổ chức tín dụng.
2. Vụ Các ngân
hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng
a. Cung cấp cho Vụ
Chính sách tiền tệ về tình hình tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng và những
thay đổi của tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
b. Phối hợp với Vụ
Chính sách tiền tệ xem xét và có ý kiến về việc xử lý đề nghị phát hành giấy
tờ có giá dài hạn hàng năm của tổ chức tín dụng.
3. Thanh tra ngân
hàng
a. Cung cấp cho Vụ
Chính sách tiền tệ về tình hình tuân thủ các hạn chế để đảm bảo an toàn trong
hoạt động của tổ chức tín dụng đề nghị phát hành giấy tờ có giá dài hạn theo
quy định của Luật Các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
b. Cung cấp cho Vụ
Chính sách tiền tệ các đánh giá của Thanh tra ngân hàng về tình hình hoạt động
và tình hình tài chính của tổ chức tín dụng đề nghị phát hành giấy tờ có giá
dài hạn qua quá trình thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa.
c. Phối hợp với Vụ
Chính sách tiền tệ xem xét và có ý kiến về việc xử lý đề nghị phát hành giấy
tờ có giá dài hạn hàng năm của tổ chức tín dụng.
d. Thanh tra, giám
sát việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng; Xử lý theo thẩm quyền
và kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các trường hợp vi phạm các
quy định tại Quyết định này.
4. Vụ Quản lý ngoại
hối
Phối hợp với Vụ
Chính sách tiền tệ để xem xét và có ý kiến về việc xử lý đề nghị phát hành giấy
tờ có giá dài hạn bằng ngoại tệ hàng năm của các tổ chức tín dụng.
5. Vụ Kế toán -
Tài chính
Hướng dẫn tài khoản
hạch toán nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn của các tổ
chức tín dụng.
6. Cục Phát hành
và Kho quỹ
Tư vấn cho các tổ chức
tín dụng về thiết kế mẫu và in giấy tờ có giá đảm bảo khả năng chống giả cao
khi tổ chức tín dụng đề nghị.
Điều
28. Xử lý vi phạm
Các tổ chức và cá
nhân vi phạm các quy định tại Quy chế này tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm
sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân
hàng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều
29. Sửa đổi, bổ sung
Việc sửa đổi, bổ
sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
|