Quyết định 01/QĐ-BNV về Chương trình công tác của Bộ Nội vụ năm 2023

Số hiệu 01/QĐ-BNV
Ngày ban hành 01/01/2023
Ngày có hiệu lực 01/01/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Phạm Thị Thanh Trà
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC CỦA BỘ NỘI VỤ NĂM 2023

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 63/2022/NĐ-CP ngày 12/9/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chyếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình công tác của Bộ Nội vụ năm 2023.

Điều 2. Quyết định này là căn cứ triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác định kỳ và cơ sở để xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà;
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Lưu
: VT, VP (THTK).

BỘ TRƯỞNG




Phạm Thị Thanh Trà

 

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC CỦA BỘ NỘI VỤ NĂM 2023

(Kèm theo Quyết định số 01/QĐ-BNV ngày 01 tháng 01 năm 2023 của Bộ Nội vụ)

I. PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Tiếp tục quán triệt Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Nghị quyết số 27-NQ/TW, số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quốc hội và Chính phủ; căn cứ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu thực tiễn đặt ra, phát huy kết quả đạt được năm 2022. Năm 2023, Bộ Nội vụ đề ra phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo, hiệu quả” nhằm tạo sự thay đổi và chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực của ngành Nội vụ, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Ưu tiên đầu tư toàn diện cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thuộc lĩnh vực Nội vụ, nhất là đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả về tổ chức bộ máy, biên chế; công vụ, công chức; xây dựng chính quyền địa phương, tập trung cho cấp xã, xây dựng chính quyền đô thị nhằm đáp ứng yêu cu kiến tạo, phát triển và quản trị nn hành chính các cấp.

2. Đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, cơ bản hoàn thiện mô hình chế độ công vụ theo vị trí việc làm; thực hiện thống nhất kim định chất lượng đầu vào công chức làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ; hoàn thiện tiêu chuẩn, chức danh ngạch công chức và tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đổi mới và nâng cao chất lượng thi tuyển, nâng ngạch công chức; thực hiện xét tuyển thăng hạng viên chức tiến tới xóa bviệc xếp hạng viên chức, nâng cao chất lượng, hiệu quđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; quy định các chế độ, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài và khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và các quy định liên quan cán bộ, công chức, viên chức nhằm bảo đm đồng bộ quy định của Đảng, đồng thời thiết thực nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Trình cấp có thẩm quyền về lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và hoàn thành hệ thống cơ chế, chính sách để chủ động thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhằm đảm bảo đời sống, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực.

Xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách liên thông đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện, cấp tnh nhằm xây dựng chung một chế độ công vụ.

3. Tập trung rà soát, đôn đốc, thực hiện quyết liệt phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ, ngành và với chính quyền địa phương nhằm khơi thông điểm nghẽn phát triển, phát huy sự năng động, sáng tạo, tự chủ của các địa phương gắn với thanh tra, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mi bên trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ, ngành, địa phương; sửa đổi, bổ sung chính sách tinh giản biên chế và giải quyết đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp. Phối hợp các bộ, ngành hoàn thiện chính sách, pháp luật về tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa dịch vụ công nhằm đy mnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa dịch vụ công các lĩnh vực có điều kiện.

4. Triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quKết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; hoàn thành việc sắp xếp bảo đảm mục tiêu, nguyên tắc đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong năm 2023, 2024 để ổn định tổ chức đại hội Đng các cấp vào năm 2025; đẩy mạnh việc thẩm định trình cấp có thẩm quyền thành lập các đơn vị hành chính đô thị gắn nâng cao chất lượng đô thị, thúc đẩy tốc độ đô thị hóa theo chủ trương của Đảng; tổ chức sơ kết mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nng, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống thể chế, chính sách mô hình chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.

5. Tiếp tục thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phvà tập trung phối hợp có trọng tâm, trọng điểm cải cách hành chính, nhất là đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, công vụ, công chức và xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả về đánh giá chsố CCHC (PAR INDEX) và Chsố hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện ci cách hành chính các Bộ, ngành, địa phương.

6. Củng cố, ổn định tổ chức bộ máy và phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan tham mưu về thi đua khen thưởng từ Trung ương đến địa phương; xây dựng và hoàn thiện các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, khen thưởng; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với nhiệm vụ từng cơ quan, đơn vị, địa phương và hướng về cơ sở để tập hợp, vận động toàn dân tham gia các phong trào thi đua theo hướng dẫn của Trung ương và địa phương; quan tâm nhân rộng điển hình tiên tiến, kịp thời tôn vinh, khen thưng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện các phong trào thi đua và tham gia thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng tại địa phương, cơ sở.

7. Tập trung nâng cao chất lượng quản lý nhà nước trên các mặt công tác khác của ngành Nội vụ:

- Tổ chức triển khai chủ trương, chính sách của Đảng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân; phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; khuyến khích hoạt động tôn giáo gắn với dân tộc, nhân đạo, nhân văn, tiến bộ, tốt đời, đẹp đạo; chủ động cung cấp thông tin, phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực chống phá chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

- Tiếp tục làm tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư lưu trữ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và chủ động, phát huy hơn nữa giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ sự nghiệp đi mới, phát triển đất nước.

[...]