ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/2023/QĐ-UBND
|
Bà
Rịa - Vũng Tàu, ngày 17 tháng 01 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH NỘI DUNG CHI, MỨC CHI QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CỦA
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 78/2021/NĐ-CP
ngày 01 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống
thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP
ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối
với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP
ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống
thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP
ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu tại Tờ trình số 276/TTr-SNN ngày 12 tháng 10 năm
2022 ban hành quy định nội dung chi, mức chi Quỹ
phòng, chống thiên tai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định nội
dung chi, mức chi Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Điều khoản
thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày
01 tháng 02 năm 2023.
2. Quyết định này thay thế Quyết định
số 21/2020/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
thành lập và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên
tai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Quyết định số 06/2021/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm
2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý,
sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
ban hành kèm theo Quyết định số 21/2020/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc thành lập và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 3. Tổ chức
thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; thủ trưởng các sở,
ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn;
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế có liên quan trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- BCĐ TW về PCTT;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVB QPPL);
- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các Phó CT.UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh;
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu: VT, SNN, KTN.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Công Vinh
|
QUY ĐỊNH
NỘI DUNG CHI, MỨC CHI QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2023/QĐ-UBND
ngày 17 tháng 01 năm
2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về nội dung
chi, mức chi của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân trong nước và nước ngoài đang sinh sống, hoạt động hoặc tham gia phòng, chống
thiên tai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Nội
dung chi
1. Chi hỗ trợ các hoạt động phòng, chống
thiên tai theo khoản 1 Điều 16 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP.
2. Hỗ trợ chi thù lao cho lực lượng
trực tiếp thu Quỹ.
3. Hỗ trợ chi phí hành chính liên
quan đến công tác thu Quỹ cấp huyện, cấp xã, bao gồm:
a) Chi phụ cấp làm đêm, thêm giờ;
b) Chi khen thưởng;
c) Chi thanh toán dịch vụ công cộng:
Tiền điện, tiền nước, tiền nhiên liệu;
d) Chi vật tư văn phòng: Văn phòng phẩm;
mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng;
đ) Chi thông tin tuyên truyền, liên lạc:
Cước phí điện thoại; cước phí bưu chính; cước phí internet, sách;
e) Chi họp, hội nghị, hội thảo, tập
huấn: Nước uống; in, mua tài liệu; bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên; thuê hội
trường, phương tiện vận chuyển;
g) Công tác phí: Tiền vé máy bay, tàu,
xe; phụ cấp công tác phí; tiền thuê phòng nghỉ, khoán công tác phí;
h) Chi phí thuê mướn: Thuê phương tiện
vận chuyển, thuê thiết bị;
i) Sửa chữa, duy tu tài sản phục vụ
công tác thu Quỹ.
4. Chi phí quản lý, điều hành hoạt động
của Quỹ cấp tỉnh bao gồm:
a) Chi tiền lương hợp đồng và các khoản
trích theo lương theo quy định của pháp luật đối với một số công việc phục vụ
hoạt động của Quỹ;
b) Chi phụ cấp làm đêm, thêm giờ; chi
phụ cấp kiêm nhiệm cho Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và cơ quan quản lý Quỹ cấp
tỉnh;
c) Chi khen thưởng;
d) Chi thanh toán dịch vụ công cộng:
Tiền điện, tiền nước, tiền nhiên liệu;
đ) Chi vật tư văn phòng: Văn phòng phẩm;
mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng;
e) Chi thông tin tuyên truyền, liên lạc:
Cước phí điện thoại; cước phí bưu chính; cước phí internet, sách;
g) Chi họp, hội nghị, hội thảo, tập
huấn: Nước uống; in, mua tài liệu; bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên; thuê hội
trường, phương tiện vận chuyển;
h) Công tác phí: Tiền vé máy bay,
tàu, xe; phụ cấp công tác phí; tiền thuê phòng nghỉ, khoán công tác phí;
i) Chi phí thuê mướn: Thuê phương tiện
vận chuyển, thuê thiết bị;
k) Sửa chữa, duy tu tài sản phục vụ
công tác thu Quỹ.
5. Được điều chuyển cho Quỹ Trung
ương hoặc cho các Quỹ cấp tỉnh của các địa phương khác.
Điều 3. Mức chi
của Quỹ
1. Chi hỗ trợ các hoạt động ứng phó
thiên tai
a) Hỗ trợ cho hoạt động sơ tán dân khỏi
nơi nguy hiểm, chăm sóc y tế (gồm: Chi phí thuê mướn
phương tiện, máy phát điện, nhiên liệu cho các hoạt động có liên quan; chi phí
cho hoạt động thông tin; Chi phí thuốc, vắc xin; chi phí cho các trường hợp trợ
giúp khẩn cấp, vật dụng y tế): căn cứ tình hình thiên tai xảy ra trên địa bàn,
Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp thống kê chi phí
thực tế, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét quyết định;
b) Hỗ trợ thực phẩm, nước uống cho
người dân nơi sơ tán: tối đa không quá 50.000 đồng/người/ngày;
c) Hỗ trợ các hoạt động tuần tra, kiểm
tra phát hiện khu vực nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng
chống thiên tai: Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp
phải xây dựng kế hoạch thực hiện và lập dự toán chi tiết trình Ủy ban nhân dân
cùng cấp phê duyệt trước khi triển khai thực hiện;
d) Hỗ trợ cho lực lượng được huy động
tham gia ứng phó thiên tai: Thực hiện hỗ trợ một phần cùng với Ngân sách nhà nước
theo quy định tại Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày
21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố,
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; và Mục 7 Chương II Nghị định số 66/2021/NĐ-CP
ngày 06 tháng 7 năm 2021 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng,
chống thiên tai và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên
tai và Luật Đê điều. Mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/người;
đ) Hỗ trợ cho lực lượng thường trực
trực ban, chỉ huy, chỉ đạo ứng phó thiên tai: Thực hiện theo quy định của Bộ Luật
Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019; Thông tư Liên tịch số
08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức,
viên chức; Thông tư số 31/2017/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt
trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; Điều 18 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP.
2. Chi cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu
quả thiên tai
a) Cứu trợ khẩn cấp về lương thực: 15
kg gạo/người/tháng trong thời gian không quá 03 tháng cho mỗi đợt trợ giúp đối
với tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong và sau thiên tai;
b) Cứu trợ khẩn
cấp về nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác: không quá
500.000 đồng/người/đợt thiên tai;
c) Cứu trợ khẩn cấp về sách vở,
phương tiện học tập: không quá 200.000 đồng/học sinh/đợt thiên tai;
d) Hỗ trợ tu sửa nhà ở đối với Hộ gia
đình, cá nhân có nhà ở chính bị đổ, sập, trôi, cháy, hư hỏng
do thiên tai gây ra được hỗ trợ tương ứng với các mức độ thiệt hại, cụ thể như
sau:
Thiệt hại từ 20% đến dưới 30%: hỗ trợ
10.000.000 đồng/hộ;
Thiệt hại trên 30% đến dưới 50%: hỗ
trợ 20.000.000 đồng/hộ;
Thiệt hại trên 50% đến dưới 70%: hỗ
trợ 30.000.000 đồng/hộ;
Thiệt hại trên 70% (thiệt hại hoàn toàn):
hỗ trợ 40.000.000 đồng/hộ;
đ) Hỗ trợ tu sửa nhà ở đối với Hộ gia
đình, cá nhân có nhà ở chính bị tốc mái do thiên tai gây ra được hỗ trợ tương ứng
với các mức độ thiệt hại, cụ thể như sau:
Đối với nhà bị tốc mái dưới 10m2:
hỗ trợ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng/hộ;
Đối với nhà bị tốc mái từ 10m2
đến 20m2: hỗ trợ 4.000.000 đồng/hộ;
Đối với nhà bị tốc mái từ 20m2
đến 40m2: hỗ trợ 7.000.000 đồng/hộ;
Đối với nhà bị tốc mái từ 40m2
đến 60m2: hỗ trợ 10.000.000 đồng/hộ;
Đối với nhà bị tốc mái từ 60m2
đến 80m2: hỗ trợ 15.000.000 đồng/hộ;
Đối với nhà bị tốc mái trên 80m2:
hỗ trợ 20.000.000 đồng/hộ;
e) Các trường hợp không được hỗ trợ về
nhà ở gồm:
Hộ có nhà làm trên đất lấn chiếm của
nhà nước hoặc của các cơ quan, tổ chức cá nhân được giao quản lý, sử dụng;
Hộ cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành
sự chỉ đạo, chỉ huy ứng phó, phòng, chống thiên tai của chính quyền địa phương
hoặc người có thẩm quyền; không đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai hàng năm
theo quy định;
Hộ đã bỏ nhà đi làm ăn xa, không chăm
sóc, chằng chống nhà cửa trước mùa mưa bão nên nhà bị xuống cấp, hư hỏng. Hộ
dân không có tạm trú, không có tạm vắng, khi xảy ra thiệt hại do thiên tai thì
không có cơ sở để hỗ trợ và thanh quyết toán;
Hộ chỉ bị thiệt hại nhỏ ở bộ phận
chính của nhà và các bộ phận phụ của nhà như mái hiên, chái bếp; chòi canh để
phục vụ nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, rau màu, chăn nuôi, buôn bán nhỏ;
g) Hỗ trợ tu sửa cơ sở y tế, trường học,
tu sửa nhà kết hợp làm địa điểm sơ tán phòng tránh thiên tai; Hỗ trợ tu sửa, xử
lý và xây dựng khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai:
Mức hỗ trợ tối đa không quá 03 tỷ đồng trong tổng mức đầu
tư 01 công trình và trong khả năng cân đối nguồn kinh phí của Quỹ;
h) Hỗ trợ tháo bỏ hạng mục, vật cản
gây nguy cơ rủi ro thiên tai; hỗ trợ xử lý đảm bảo giao thông thông suốt cho những
đoạn tuyến giao thông đường bộ quan trọng trên địa bàn bị sụt trượt, sạt lở:
Căn cứ nhu cầu và tình hình thực tế của địa phương, Ban chỉ huy Phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xây dựng kế hoạch, phương án, dự toán thực hiện
trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt và triển khai thực hiện. Mức hỗ trợ
kinh phí tối đa không quá 100 triệu đồng trong tổng mức đầu tư 01 công trình và
trong khả năng cân đối nguồn kinh phí của Quỹ;
i) Hỗ trợ xử lý vệ sinh môi trường
vùng thiên tai: Căn cứ nhu cầu và tình hình thực tế của địa phương, cơ quan y tế
địa phương xây dựng kế hoạch, phương án, dự toán xử lý vệ sinh môi trường,
trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt và triển khai thực hiện. Mức chi tối
đa không quá 50 triệu đồng cho 01 xã, phường, thị trấn bị ảnh hưởng.
k) Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để
khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai: Mức hỗ trợ theo Quyết định số
2846/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu quy định chi tiết mức hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại
do thiên tai, dịch bệnh theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày của Chính phủ trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
3. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa
thiên tai
Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn các cấp chủ động phối hợp với các đơn vị được giao quản lý Quỹ
Phòng, chống thiên tai cùng cấp trên cơ sở cân đối nguồn tài chính của Quỹ được
phân bổ, phải xây dựng kế hoạch thực hiện và lập dự toán chi tiết trình Ủy ban
nhân dân cùng cấp phê duyệt trước khi triển khai thực hiện. Các nội dung được
xem xét chi gồm:
a) Hỗ trợ hoạt động thông tin, truyền
thông và giáo dục về phòng chống thiên tai:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư
liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Liên Bộ Tài
chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán
kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; Thông tư số
03/2018/TT-BTTTT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban
hành định mức kinh tế kỹ thuật về sản xuất Chương trình truyền hình; Nghị định
số 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận
bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.
Mức hỗ trợ theo chi phí thực tế nhưng
tối đa không quá 20 triệu đồng/năm ở cấp xã; 50 triệu đồng/năm ở cấp huyện; 150 triệu đồng/năm ở cấp tỉnh;
b) Hỗ trợ lập kế hoạch phòng, chống
thiên tai và phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro
thiên tai giai đoạn 05 năm có sự tham gia của cộng đồng: Mức hỗ trợ theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/kế hoạch cấp
xã; 200 triệu đồng/kế hoạch cấp huyện; 500 triệu đồng/kế hoạch cấp tỉnh;
c) Hỗ trợ lập, rà soát, cập nhật kế
hoạch phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro
thiên tai hằng năm: theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá 07 triệu đồng/kế
hoạch cấp xã; 20 triệu đồng/kế hoạch cấp huyện; 50 triệu đồng/kế hoạch cấp tỉnh;
d) Hỗ trợ sắp xếp, di chuyển dân cư
ra khỏi vùng thiên tai, nguy hiểm theo quyết định của cơ
quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ lụt, thiên tai được xem xét chi phí di
dời nhà ở với mức 30.000.000 đồng/hộ gia đình;
đ) Hỗ trợ phổ biến, tuyên truyền,
giáo dục, tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia công
tác phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương và cộng đồng: Mức hỗ trợ tối đa
không quá 20 triệu đồng/lớp/80-100 người/1 ngày; tối đa không quá 40 triệu đồng/lớp/80-100
người/2-3 ngày;
e) Hỗ trợ diễn tập phòng, chống thiên
tai ở các cấp: cấp xã tối đa không quá 50 triệu đồng/xã/đợt/năm (mỗi huyện tối
đa không quá 02 xã/năm); cấp huyện tối đa không quá 100 triệu đồng/huyện/năm, cấp
tỉnh tối đa không quá 200 triệu đồng/năm hoặc theo quyết định của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh;
g) Hỗ trợ mua bảo hiểm rủi ro thiên
tai cho đối tượng tham gia lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã,
tình nguyện viên phòng, chống thiên tai: Mức hỗ trợ theo chi phí mua bảo hiểm rủi
ro thiên tai được duyệt;
h) Hỗ trợ duy trì hoạt động cho các đối
tượng tham gia hộ đê, lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng xung kích phòng,
chống thiên tai cấp xã, tình nguyện viên phòng, chống thiên tai: Theo dự toán
hàng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 30 triệu
đồng/xã/năm;
i) Hỗ trợ xây dựng công cụ, phần mềm,
quan trắc, thông tin, dự báo, cảnh báo thiên tai tại cộng đồng: Mức chi theo dự
toán hằng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
k) Hỗ trợ mua sắm, đầu tư phương tiện,
trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai theo quy định: Thực hiện
theo quy định tại Quyết định số 20/2021/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2021 ban
hành Danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết
bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai. Mức chi hỗ trợ cấp xã tối đa không quá
50 triệu đồng/năm; cấp huyện tối đa không quá 100 triệu đồng/năm; cấp tỉnh theo
Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh;
4. Hỗ trợ chi thù lao cho lực lượng
trực tiếp thu Quỹ tại cấp xã và huyện Côn Đảo (không có cấp xã): 5% số thu thực
tế hằng năm trên địa bàn (đối với các khoản thu của người lao động theo điểm c
khoản 3 Điều 12 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP);
5. Hỗ trợ các chi phí hành chính phát
sinh liên quan đến công tác thu Quỹ: Đối với cấp xã, không được vượt quá 3% số
thu thực tế trên địa bàn cấp xã; Đối với cấp huyện, không được vượt quá 3% số
thu thực tế trên địa bàn cấp huyện (bao gồm cả số thu của cấp xã nộp về).
Căn cứ nội dung chi quy định tại khoản
3 Điều 2 Quy định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã áp dụng mức
chi tương tự trên địa bàn tỉnh đã được các cấp có thẩm quyền quy định đang còn
hiệu lực thi hành, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, trong phạm vi dự toán được
giao và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
6. Chi phí quản lý, điều hành hoạt động
của Quỹ cấp tỉnh không được vượt quá 3% tổng số thu của Quỹ
cấp tỉnh.
Căn cứ nội dung chi quy định tại khoản
4 Điều 2 Quy định này, Giám đốc Quỹ áp dụng mức chi tương tự trên địa bàn tỉnh
đã được các cấp có thẩm quyền quy định đang còn hiệu lực thi hành, có hóa đơn,
chứng từ hợp pháp, trong phạm vi dự toán được giao và chịu trách nhiệm về quyết
định của mình.
7. Thực hiện điều chuyển Quỹ: Theo điểm
b khoản 2 Điều 10 và khoản 4 Điều 17 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP.
Điều 4. Phân bổ,
thu hồi Quỹ
Căn cứ nội dung chi tại Điều 2 và số
thu thực tế trên địa bàn mỗi cấp, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ cho Ủy
ban nhân dân cấp huyện, cấp xã như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã
Căn cứ vào số thu quỹ trên địa bàn, Ủy
ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định phân bổ Quỹ để chi
các nội dung như sau:
a) Giữ lại 5% số thu trên địa bàn để
hỗ trợ chi thù lao cho lực lượng trực tiếp thu của người lao động theo khoản 4
Điều 3 Quy định này;
b) Giữ lại 3% số thu trên địa bàn để
chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ;
c) Giữ lại 20% số thu trên địa bàn để
chi thực hiện các nhiệm vụ chi hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai cấp xã
theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 3 Quy định này;
d) Số tiền thu Quỹ còn lại (72% số thu
trên địa bàn) nộp vào tài khoản thu Quỹ cấp huyện do Ủy ban nhân dân tỉnh ủy
quyền.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện
Căn cứ vào số thu quỹ trên địa bàn
(bao gồm cả số thu của cấp xã nộp về), Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết
định phân bổ Quỹ để chi các nội dung
như sau:
a) Giữ lại 3% số thu trên địa bàn để
chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ;
b) Giữ lại 20% số thu trên địa bàn để
chi thực hiện các nhiệm vụ chi hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai tại cấp
huyện theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 3 Quy định này;
c) Số tiền thu Quỹ còn lại (77% số
thu trên địa bàn) nộp vào tài khoản Quỹ tỉnh.
3. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Côn
Đảo (không có cấp xã): xác định các đối tượng thu trên địa
bàn để thực hiện việc phân bổ và chi các nội dung tương ứng
theo điểm a, điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý Quỹ phòng, chống
thiên tai tỉnh
a) Định kỳ chậm nhất ngày 30/6 và
31/12 hàng năm, Giám đốc Quỹ trình Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định giữ
lại 3% số thu của Quỹ để giao Cơ quan quản lý Quỹ quản lý, sử dụng, điều hành
hoạt động của Quỹ cấp tỉnh;
b) Số tiền thu Quỹ còn lại (97% số
thu của Quỹ cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân tỉnh giao Hội đồng quản lý Quỹ quản lý,
sử dụng để chi thực hiện các nhiệm vụ chi hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên
tai trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 3 Quy định này.
5. Thu hồi Quỹ
Thực hiện theo điểm c khoản 2 Điều 16
Nghị định số 78/2021/NĐ-CP.
Điều 5. Thẩm quyền
chi Quỹ
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định nội
dung chi và mức chi thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh
theo đề xuất của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
quyết định hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai trên địa bàn trong phạm vi số
thu Quỹ được phân bổ tại địa phương được quy định tại Điều 7 của Quy định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
huyện, xã quyết định nội dung chi và mức chi thực hiện nhiệm vụ phòng, chống
thiên tai ngoài các nội dung chi và mức chi tại Điều 2, Điều 3 của Quy định
này, cho các đối tượng theo đề nghị của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn cùng cấp.
4. Thực hiện theo khoản 3, khoản 4 Điều
17 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP.
Điều 6. Báo cáo,
phê duyệt quyết toán
1. Báo cáo quyết toán
a) Năm tài chính của Quỹ từ ngày 01
tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo quyết
toán Quỹ với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 20 tháng 01 hàng năm (bao gồm
phần kinh phí hỗ trợ từ cơ quan quản lý Quỹ cấp trên nếu có);
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp,
báo cáo quyết toán Quỹ của Ủy ban nhân dân cấp xã và báo cáo quyết toán Quỹ của
Ủy ban nhân dân cấp huyện (bao gồm phần kinh phí hỗ trợ từ cơ quan quản lý Quỹ
cấp trên nếu có) gửi Cơ quan Quản lý Quỹ tỉnh trước ngày 31 tháng 01 hàng năm;
d) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách
nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý Quỹ cấp huyện báo cáo kết quả thu, chi Quỹ gửi cơ
quan quản lý Quỹ tỉnh trước ngày 15 hàng tháng;
đ) Cơ quan quản lý Quỹ tỉnh báo cáo
quyết toán gửi Sở Tài chính trong Quý I hàng năm.
2. Phê duyệt quyết toán
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
xét duyệt quyết toán đối với Quỹ cấp xã;
b) Cơ quan quản lý Quỹ tỉnh thực hiện
xét duyệt quyết toán đối với Quỹ cấp huyện trên cơ sở tổng hợp báo cáo quyết
toán Quỹ của Ủy ban nhân dân cấp xã và báo cáo quyết toán Quỹ của Ủy ban nhân
dân cấp huyện;
c) Việc thẩm tra và phê duyệt quyết
toán Quỹ cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số
78/2021/NĐ-CP.
Điều 7. Thanh
tra, kiểm tra, giám sát hoạt động Quỹ
Thực hiện theo quy định tại Điều 19
Nghị định số 78/2021/NĐ-CP.
Điều 8. Chế độ
thông tin, công khai nguồn thu, chi Quỹ
Thực hiện theo quy định tại Điều 20
Nghị định số 78/2021/NĐ-CP
Điều 9. Trách nhiệm
thi hành
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Thủ trưởng
các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Các cá
nhân, tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh; Các cơ quan,
đơn vị có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị có trách nhiệm tổ chức,
triển khai thực hiện nghiêm túc quy định này./.