Quy tắc tiêu chuẩn về bình đẳng cơ hội cho người khuyết tật, 1993

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 20/12/1993
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Liên hợp quốc
Người ký ***
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

NHỮNG QUY TẮC TIÊU CHUẨN VỀ BÌNH ĐẲNG CƠ HỘI CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT, 1993

(Được thông qua tại Nghị quyết số 48/96 ngày 20/12/1993 của Liên Hợp Quốc).

GIỚI THIỆU

Cơ sở và nhu cầu thực tiễn

1. Người khuyết tật ở khắp nơi trên thế giới và thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Số người khuyết tật trên thế giới rất lớn và ngày càng gia tăng. Những sự khác biệt đó là kết quả của các hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác nhau và các điều kiện khác nhau mà quốc gia tạo ra vì sự tồn tại khỏe mạnh của công dân họ.

3. Chính sách khuyết tật hiện hành là kết quả của quá trình phát triển hơn 200 năm qua. Trên nhiều phương diện, nó phản ánh các điều kiện sống nói chung và chính sách kinh tế - xã hội ở nhiều thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong lĩnh vực khuyết tật, cũng có những tình huống cụ thể ảnh hưởng đến điều kiện sống của người khuyết tật. Việc thiếu hiểu biết, thờ ơ, mê tín và sợ hãi là các yếu tố xã hội cô lập những người khuyết tật và làm chậm sự phát triển của họ trong suốt chiều dài lịch sử của người khuyết tật.

4. Trong nhiều năm qua, chính sách khuyết tật đã phát triển từ mức chăm sóc cơ bản tại các cơ sở đến việc giáo dục cho trẻ em khuyết tật và phục hồi chức năng cho người bị khuyết tật trong giai đoạn trưởng thành. Thông qua việc giáo dục và phục hồi chức năng, người khuyết tật trở nên hoạt bát hơn và trở thành động lực đối với sự phát triển hơn nữa của chính sách khuyết tật. Các tổ chức của người khuyết tật, gia đình và những người ủng hộ họ đã được thành lập với cam kết cung cấp điều kiện tốt hơn cho họ. Khái niệm hòa nhập và bình thường hóa mới chỉ xuất hiện sau Chiến tranh thế giới II đã phản ánh nhận thức ngày càng cao về khả năng của người khuyết tật.

5. Cuối những năm 1960, các tổ chức người khuyết tật ở một số nước đã bắt đầu đưa ra một khái niệm mới về khuyết tật. Khái niệm mới này chỉ ra mối liên kết chặt chẽ giữa giới hạn mà người khuyết tật gặp phải, thiết kế và cơ cấu môi trường của họ và thái độ của cộng đồng nói chung. Đồng thời, các vấn đề về người khuyết tật ở các nước đang phát triển cũng ngày càng được nhấn mạnh. Ở một số nước đó, phần trăm dân số bị khuyết tật được ước tính khá cao và, đa số những người khuyết tật lại vô cùng nghèo.

Hành động quốc tế trước đó

6. Quyền của người khuyết tật đã trở thành chủ đề thu hút sự chú ý của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác trong một thời gian dài. Kết quả quan trọng nhất của Năm Quốc tế người khuyết tật, 1981, là Chương trình Hành động Thế giới về Người khuyết tật, được thông qua tại nghị quyết số 37/52 ngày 3/12/1982 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Năm Quốc tế và Chương trình Hành động Thế giới về Người khuyết tật thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ trong lĩnh vực này. Chúng vừa nhấn mạnh quyền của người khuyết tật có cơ hội như những công dân khác và có quyền hưởng một cách bình đẳng những cải thiện trong điều kiện sống do sự phát triển kinh tế và xã hội mang lại. Cũng lần đầu tiên, khuyết tật được định nghĩa là một chức năng của mối quan hệ giữa những người khuyết tật và môi trường của họ.

7. Cuộc họp các Chuyên gia Toàn cầu nhằm Kiểm điểm việc Thực hiện Chương trình Hành động Thế giới về người khuyết tật tại giữa Thập niên về người khuyết tật của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Stockholm vào năm 1978. Trong cuộc họp các thành viên đã đề xuất xây dựng một triết lý mang tính định hướng để xác định những hành động cần được ưu tiên trong những năm tới. Cơ sở của triết lý đó phải là sự công nhận quyền của người khuyết tật.

8. Kết quả là, cuộc Họp đã đề xuất Đại Hội đồng triệu tập một hội nghị đặc biệt để thảo ra công ước quốc tế về việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với người khuyết tật, và công ước này sẽ được các quốc gia phê chuẩn vào cuối Thập niên.

9. Nước Ý đã chuẩn bị bản dự thảo công ước và trình lên Đại Hội đồng vào kỳ họp thứ 42. Sau đó vào kỳ họp thứ 44 Thụy Điển cũng trình bày bản dự thảo mà quốc gia này chuẩn bị. Tuy nhiên, tại cả hai kỳ họp trên, các đại biểu đều không đi đến thống nhất về tính phù hợp của một công ước như vậy. đã tiến hành bổ sung cho bản công ước trên của Đại Hội đồng. Theo ý kiến của nhiều đại biểu, các văn bản hiện tại về nhân quyền dường như đã bảo đảm cho người khuyết tật được hưởng các quyền giống như những người khác.

Hướng tới các quy tắc tiêu chuẩn

10. Được dẫn dắt bởi các cuộc thảo luận trong Đại Hội đồng, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, tại phiên họp định kỳ đầu tiên năm 1990, cuối cùng cũng đồng ý tập trung cụ thể hóa một văn kiện quốc tế loại khác. Tại nghị quyết số 1900/26 ngày 24/05/1990, Hội đồng đã ủy quyền cho Ủy ban Phát triển Xã hội xem xét, tại phiên họp thứ 32, việc thành lập một nhóm công tác mở (open-ended) mang tính vụ việc gồm các chuyên gia của chính phủ, được tài trợ bởi các khoản đóng góp tự nguyện, nhằm cụ thể hóa những quy tắc tiêu chuẩn về bình đẳng hóa cơ hội dành cho trẻ em, thanh niên và người lớn khuyết tật, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ khác, đặc biệt là các tổ chức của người khuyết tật. Hội đồng cũng yêu cầu Ủy ban hoàn tất phần nội dung của những quy chuẩn này để mang ra thảo luận vào năm 1993 và để trình lên Đại Hội đồng vào phiên họp thứ 48.

11. Các cuộc thảo luận sau đó tại Ủy ban Thứ ba của Đại Hội đồng vào phiên họp thứ 45 cho thấy sự ủng hộ rộng rãi đối với kế hoạch mới về việc cụ thể hóa các quy tắc tiêu chuẩn về bình đẳng hóa cơ hội cho người khuyết tật.

12. Tại phiên họp thứ 32 của Ủy ban Phát triển Xã hội, kế hoạch về những quy tắc tiêu chuẩn đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều đại biểu và các cuộc thảo luận đã dẫn tới việc phê chuẩn nghị quyết số 32/2 ngày 20/02/1991, trong đó Ủy ban quyết định thành lập một nhóm công tác mở mang tính vụ việc phù hợp với nghị quyết số 1990/26 của Hội đồng Kinh tế và Xã hội.

Mục đích và nội dung của những Quy tắc Tiêu chuẩn về Bình đẳng hóa Cơ hội cho người khuyết tật.

13. Những Quy tắc Tiêu chuẩn về Bình đẳng hóa Cơ hội cho người khuyết tật đã được xây dựng trên cơ sở những kinh nghiệm đạt được trong suốt Thập niên của Liên Hợp Quốc về Người khuyết tật (1983-1992). Tập hợp các văn kiện quốc tế về nhân quyền, bao gồm Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền, Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước Quyền trẻ em và Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, cũng như Chương trình Hành động thế giới về người khuyết tật, là nền tảng chính trị và đạo đức của những quy tắc này.

14. Mặc dù những Quy tắc này không bắt buộc, nhưng chúng có thể trở thành những quy tắc tập quán quốc tế nếu được một lượng lớn các quốc gia áp dụng với ý định tôn trọng một quy tắc trong luật quốc tế. Chúng ngầm thể hiện cam kết mang tính đạo đức và chính trị mạnh mẽ đại diện của các quốc gia trong việc hành động vì sự bình đẳng hóa cơ hội cho người khuyết tật. Các nguyên tắc quan trọng về trách nhiệm, hành động và hợp tác được chỉ rõ. Các lĩnh vực có tầm quan trọng mang tính quyết định đối với chất lượng cuộc sống và mức độ tham gia toàn diện của người khuyết tật vào đời sống xã hội, cũng như sự bình đẳng được nêu ra. Những quy tắc này cung cấp một công cụ cho việc hoạch định chính sách và hành động cho người khuyết tật và các tổ chức của họ. Chúng tạo cơ sở cho việc hợp tác kỹ thuật và kinh tế giữa các quốc gia, Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác.

15. Mục đích của những Quy tắc này là đảm bảo rằng các bé gái, bé trai, phụ nữ và đàn ông khuyết tật, với tư cách là những thành viên của xã hội, có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ như những người khác. Trong mọi xã hội trên thế giới, vẫn còn tồn tại những rào cản ngăn trở người khuyết tật thực thi các quyền và tự do của mình và khiến họ gặp không ít khó khăn khi tham gia đầy đủ vào các hoạt động của xã hội. Các quốc gia có trách nhiệm tiến hành những hành động phù hợp để gỡ bỏ những rào cản này. Người khuyết tật và các tổ chức của họ phải đóng vai trò chủ động với tư cách là đối tác trong quá trình này. Bình đẳng hóa cơ hội cho người khuyết tật là hoạt động cần thiết trong nỗ lực chung của toàn thế giới nhằm huy động các nguồn nhân lực. Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý đến những nhóm người như phụ nữ, trẻ em, người già, người nghèo, người lao động di trú, những người chịu hai hoặc nhiều khuyết tật, người bản xứ, và các dân tộc thiểu số. Thêm vào đó, cũng cần quan tâm tới lượng lớn người tỵ nạn khuyết tật với những nhu cầu đặc biệt.

Các khái niệm cơ bản trong chính sách khuyết tật

16. Các khái niệm dưới đây xuất hiện xuyên suốt các Quy tắc. Về bản chất chúng được xây dựng dựa trên các khái niệm trong Chương trình Hành động thế giới cho người khuyết tật. Trong một số trường hợp, chúng phản ánh sự phát triển đã xảy ra trong suốt Thập niên của Liên Hợp Quốc về Người khuyết tật.

Khuyết tật và khuyết tật

17. Thuật ngữ “khuyết tật” tóm tắt một lượng lớn những hạn chế khác nhau về chức năng xảy ra trong bất cứ nhóm dân cư nào ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Con người có thể bị khuyết tật do sự khiếm khuyết về thể chất, trí tuệ hoặc giác quan, các điều kiện y tế hoặc bệnh tâm thần. Những khiếm khuyết, điều kiện hay bệnh tật này về bản chất có thể là lâu dài hoặc tạm thời.

18. Thuật ngữ “khuyết tật” có nghĩa là mất hay hạn chế cơ hội tham gia vào cuộc sống cộng đồng ở mức độ bình đẳng với những người khác. Nó miêu tả sự đối mặt giữa người khuyết tật và môi trường. Mục đích của thuật ngữ này là nhấn mạnh vào những thiếu sót của môi trường và của nhiều hoạt động có tổ chức của xã hội, ví dụ như, thông tin, liên lạc và giáo dục, ngăn cản người khuyết tật tham gia một cách bình đẳng.

19. Việc sử dụng hai thuật ngữ “khuyết tật” và “khuyết tật”, theo định nghĩa trong đoạn 17 và 18 ở trên, phải được nhìn nhận trên góc độ lịch sử khuyết tật hiện đại. Trong suốt những năm 1970 đại diện của các tổ chức người khuyết tật và các chuyên gia trong lĩnh vực khuyết tật đã phản ứng hết sức mạnh mẽ với thuật ngữ được sử dụng khi đó. Các thuật ngữ “khuyết tật” và “khuyết tật” thường được sử dụng không rõ ràng và lẫn lộn, vì thế không thể định hướng cho việc hoạch định chính sách cũng như hành động chính trị. Thuật ngữ được sử dụng trong thời gian này phản ánh cách tiếp cận y tế và chẩn đoán, mà bỏ qua những khiếm khuyết và thiếu hụt của xã hội xung quanh.

20. Năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới đã thông qua bảng phân loại quốc tế về khiếm khuyết, khuyết tật và khuyết tật, đưa ra cách tiếp cận chính xác hơn nhưng đồng thời lại mang tính tương đối cao hơn. Bảng phân loại Quốc tế về Khiếm khuyết, Khuyết tật và Khuyết tật đã chỉ rõ sự khác biệt giữa “khiếm khuyết”, “khuyết tật” và “khuyết tật”. Nó được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như phục hồi chức năng, giáo dục, thống kê, chính sách, lập pháp, nhân khẩu học, xã hội học, kinh tế học và nhân chủng học. Một số người dùng đã bày tỏ sự lo ngại rằng việc định nghĩa thuật ngữ “khuyết tật” trong Bảng phân loại vẫn còn quá y tế và tập trung quá nhiều vào cá nhân, và có thể không làm rõ một cách thích đáng sự tương tác giữa các điều kiện xã hội hoặc những mong đợi của xã hội với khả năng của cá nhân. Những mối lo ngại này, cùng với các ý kiến khác mà người sử dụng nêu ra trong suốt 12 năm từ ngày Bảng phân loại này ra đời, sẽ được giải quyết trong các bản sửa đổi Bảng phân loại sắp tới.

21. Từ kinh nghiệm thu được trong quá trình triển khai Chương trình Hành động Thế giới và từ kết quả của cuộc thảo luận tổng thể diễn ra trong suốt Thập niên của Liên Hợp Quốc về Người khuyết tật, kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật và thuật ngữ được sử dụng đã sâu rộng hơn rất nhiều. Thuật ngữ hiện tại thừa nhận sự cần thiết phải giải quyết cả các nhu cầu cá nhân (như phục hồi chức năng và trợ giúp kỹ thuật) và những bất cập của xã hội (những rào cản khác nhau đối với sự tham gia của người khuyết tật).

Phòng ngừa

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ