Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công ước 159 năm 1983 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của người có khuyết tật

Số hiệu 159
Ngày ban hành 20/06/1983
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

CÔNG ƯỚC SỐ 159

CÔNG ƯỚC

VỀ TÁI THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI CÓ KHUYẾT TẬT, 1983

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 1 tháng 6 năm 1983, trong kỳ họp thứ sáu mươi chín; Ghi nhận các quy phạm quốc tế hiện hành được lập trong Khuyến nghị về Tái thích ứng nghề nghiệp (người khuyết tật), 1955, và Khuyến nghị về Phát triển nguồn nhân lực, 1975, và

Ghi nhận rằng từ khi thông qua Khuyến nghị về Tái thích ứng nghề nghiệp (người khuyết tật) 1955, những sự phát triển quan trọng đã xảy ra trong sự hiểu biết các nhu cầu tái thích ứng, trong phạm vi và tổ chức của các Dịch vụ tái thích ứng và trong Pháp luật và tập quán của nhiều Nước thành viên về các vấn đề được khuyến nghị Quy định, và

Xét rằng Tuyên bố 1981 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về "Năm những người khuyết tật", với chủ đề "tham gia đầy đủ và Bình đẳng" và một Chương trình toàn diện của thế giới đối với các hoạt động về những người khuyết tật dự trù việc cung cấp những biện pháp có hiệu quả trên phạm vi quốc tế và Quốc gia, để thực hiện mục tiêu "tham gia đầy đủ và bình đẳng" của những người khuyết tật trong đời sống và sự phát triển xã hội, và

Xét rằng những sự phát triển này đã làm cho việc thông qua các quy phạm quốc tế mới về vấn đề này trở nên thích hợp, đặc biệt chú ý tới sự cần thiết Bảo đảm sự bình đẳng trong cơ may và đối xử đối với tất cả mọi người khuyết tật, ở cả hai khu vực thành thị và Nông thôn, trong việc làm và trong sự hòa nhập vào cộng đồng, và sau khi đã quyết đính chấp thuận một số đề nghị về tái thích ứng nghề nghiệp, là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong chương trình nghị sự kỳ họp, và

Sau khi quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,

Thông qua ngày 20 tháng 6 năm 1983, Công ước dưới đây gọi là Công ước về Tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm (người khuyết tật), 1983.

PHẦN 1.

ĐỊNII NGHĨA VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

Điều 1

1. Trong Công ước này, thuật ngữ "người có khuyết tật" dùng để chỉ người mà triển vọng tìm được một việc làm thích hợp, cũng như triển vọng tiến bộ về mặt nghề nghiệp, đều bị giảm sút một cách rõ rệt, do một sự khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần được Công nhận rõ ràng.

2. Trong Công ước này, mọi Nước thành viên phải coi mục đích của tái thích ứng nghề nghiệp là làm cho người có khuyết tật có thể tìm được và duy trì được một việc làm thích hợp, có thể tiến bộ được về mặt nghề nghiệp, và do đó được dễ dàng trong việc hòa nhập hoặc tái hòa nhập vào xã hội.

3. Mọi Nước thành viên phải áp đụng những quy định của Công ước này những biện pháp thích hợp với điều kiện quốc gia và phù hợp với thực tiễn quốc gia.

4. Những quy định của Công ước này áp dụng cho mọi loại người có khuyết tật.

Phần II.

 NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CÁC CHÍNH SÁCH VỀ TÁI THÍCH ƯNG NGHỀ NGIIIỆP VÀ VIỆC LÀM

Điều 2

Mọi Nước thành viên phải theo điều kiện, thực tiễn và khả năng quốc gia để hình thành, thực hiện và định kỳ xem xét lại chính sách quốc gia đối với việc tái thích ứng nghề nghiệp cho những người có khuyết tật.

Điều 3

Chính sách đó phải có mục tiêu là bảo đảm sao cho những biện pháp thích hợp về tái thích ứng nghề nghiệp phải trong tầm sử dụng của mọi loại người có khuyết tật và phải thúc đẩy dược những cơ may có việc làm của người khuyết tật trên thị trường lao động tự do.

Điều 4

Chính sách đó phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng về cơ may giữa những Người lao động có khuyết tật và những người lao động nói chung. Quyền bình đẳng về cơ may và đối xử giữa người lao động nam giới có khuyết tật với người lao động nữ giới có khuyết tật phải được tôn trọng. Những biện pháp tích cực chuyên nhằm bảo đảm quyền bình đẳng thực sự về cơ may và về đối xử giữa những người lao động có khuyết tật với những người lao động khác sẽ không được coi là có tính chất phân biệt đối xử với những người lao động khác.

Điều 5

Các tổ chức đại diện của người lao động và của Người sử dụng lao động phải được tham khảo ý kiến về việc thực hiện chính sách nói trên, kể cả những biện pháp phải tiến hành để xúc tiến sự hợp tác và phối hợp giữa các thể chế công và tư đang làm công việc tái thích ứng nghề nghiệp. Các tổ chức đại diện gồm những người có khuyết tật hoặc đang phụ trách những người có khuyết tật cũng phải được tham khảo ý kiến.

Phần III.

NHỮNG BIỆN PHÁP PHẢI TIẾN HÀNH Ở CẤP TOÀN QUỐC ĐỂ PHÁT TR/ỂN CÁC DỊCH VỤ VỀ TÁI THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI CÓ KHUYẾT TẬT

Điều 6

[...]