Quy định 41/QĐ-BCH năm 2009 về việc chuẩn bị dụng cụ, vật tư và hoạt động của đội tuần tra canh gác trên các điếm canh đê phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, úng năm 2009 do Ban chỉ huy PCLBU thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 41/QĐ-BCH
Ngày ban hành 01/06/2009
Ngày có hiệu lực 01/06/2009
Loại văn bản Quy định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Trần Xuân Việt
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BAN CHỈ HUY PCLBU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 41/QĐ-BCH

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2009

 

QUY ĐỊNH

VIỆC CHUẨN BỊ DỤNG CỤ, VẬT TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI TUẦN TRA CANH GÁC TRÊN CÁC ĐIẾM CANH ĐÊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO, ÚNG NĂM 2009

Căn cứ Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 06/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ.
Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão, úng thành phố Hà Nội quy định việc chuẩn bị dụng cụ, vật tư và hoạt động của đội tuần tra canh gác trên các điếm canh đê phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, úng năm 2009 như sau:

I. QUY ĐỊNH DỤNG CỤ, VẬT TƯ TẠI MỖI ĐIẾM CANH ĐÊ:

1. Dụng cụ:

- Áo phao:

06 cái;

- Áo đi mưa:

18 cái;

- Xe cải tiến:

02 chiếc;

- Quang gánh:

10 đôi;

- Xẻng:

06 cái;

- Cuốc:

06 cái;

- Mai đào đất:

02 cái;

- Xè beng:

01 cái;

- Dao:

10 con;

- Vồ:

05 cái;

- Đèn bão:

05 cái;

- Đèn ắc quy hoặc đèn pin:

05 cái;

- Trống hoặc kẻng:

01 cái;

- Biển tín hiệu báo động lũ:

01 bộ;

- Đèn tín hiệu báo động lũ:

01 bộ;

- Tiêu, bảng báo hiệu hư hỏng:

20 cái;

- Dầu hỏa:

10 lít

2. Vật tư dự phòng trên điếm:

Ngoài các vật tư do Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các quận, huyện, thị xã đã chuẩn bị theo phương án hộ đê toàn quyến và phương án trọng điểm thì tại các điếm canh đê yêu cầu có đủ các loại vật tư như sau:

- Đá dăm (1x2) (gạch vỡ):

5 m3

- Cát vàng:

5 m3

- Bao tải có kích thước (1m x 0,5m):

100 cái

- Tre cây Ø 10:

10 cây

- Rơm:

50 kg

- Phên nứa:

10 m2

- Đất dự trữ:

500m3 – 1000m3/1 Km đê

Riêng đoạn đê hữu Hồng từ An Dương – Quận Tây Hồ đến Vĩnh Tuy – Quận Hai Bà Trưng là đoạn đê đã được chỉnh trang bằng bê tông, có thể thay thế rơm, tre cây, đá dăm, cát vàng bằng các loại vật tư khác phù hợp với đê bê tông và bổ sung thêm các loại trang thiết bị phục vụ cứu hộ, cứu nạn gồm:

- Thuyền cứu nạn:

2 cái

- Áo phao

10 cái

- Phao cứu sinh:

20 cái

II. QUY ĐỊNH TÀI LIỆU TRÊN ĐIẾM CANH ĐÊ:

1. Sổ tuần tra canh gác.

2. Bản vẽ bình đồ đoạn đê do điếm phụ trách, tỷ lệ: 1/1000 và một số mặt cắt ngang đê, tỷ lệ: 1/100.

3. Bản vẽ bình đồ ghi rõ vị trí các sự cố hư hỏng lớn của đê đã xảy ra vào các năm trước (ký hiệu mầu). Đánh dấu kịp thời và ghi rõ những vị trí hư hỏng trong mùa lũ năm 2009 bằng mầu khác nhau.

4. Bản quy định dụng cụ vật tư trên điếm.

5. Bản quy định chế độ tuần tra canh gác.

6. Nội quy sinh hoạt trên điếm.

III. TÍN HIỆU, CẤP BÁO ĐỘNG LŨ

1. Khi báo động lũ ở cấp I trở lên, đội tuần tra, canh gác đê phải báo tín hiệu cấp báo động lũ tại các điếm canh đê, như sau:

a) – Báo động lũ ở cấp I: 01 đèn màu xanh (ban ngày có thể bổ sung 01 biển hoặc cờ, hình tam giác màu đỏ để dễ nhận biết);

- Báo động lũ ở cấp II: 02 đèn màu xanh (ban ngày có thể bổ sung 02 biển hoặc cờ, hình tam giác màu đỏ để dễ nhận biết);

- Báo động lũ ở cấp III: 03 đèn màu xanh (ban ngày có thể bổ sung 03 biển hoặc cờ, hình tam giác màu đỏ để dễ nhận biết);

b) Các biển (hoặc cờ), đèn báo hiệu được treo theo chiều dọc, với chiều cao thích hợp để mọi người trong khu vực nhìn thấy được.

2. Trường hợp khẩn cấp xảy ra sự cố nguy hiểm đe dọa đến an toàn của đê điều, cần phải huy động lực lượng ứng cứu thì đội trưởng hoặc đội phó của đội tuần tra, canh gác đê cho đánh trống (hoặc kẻng) liên hồi để báo động.

IV. QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CỦA ĐIẾM TRƯỞNG, ĐIẾM PHÓ, ĐIẾM VIÊN:

1. Trách nhiệm Điếm trưởng, Điếm phó:

Điếm trưởng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ trực ban và tuần tra canh gác đê cho các ca trực. Trong mỗi ca trực, Điếm trưởng, Điếm phó thay phiên có mặt thường xuyên trên điếm canh đê để điều hành ca trực. Theo dõi chặt chẽ và xử lý ngay các hư hỏng đê điều theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật phụ trách đoạn, cụm. Khi có sự cố phải đánh dấu sự cố hư hỏng bằng biển gỗ trong đó ghi rõ vị trí Km đê, dạng hư hỏng, thời gian xảy ra sự cố và báo cáo kịp thời về Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão đoạn, cụm và Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận, huyện, thị xã.

[...]