Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quy định 163/QĐ-VTLTNN năm 2010 về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước ban hành

Số hiệu 163/QĐ-VTLTNN
Ngày ban hành 04/08/2010
Ngày có hiệu lực 04/08/2010
Loại văn bản Quy định
Cơ quan ban hành Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước
Người ký Vũ Thị Minh Hương
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NỘI VỤ
CỤC VĂN THƯ VÀ
LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 163/QĐ-VTLTNN

Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2010

 

QUY ĐỊNH

VỀ THỜI HẠN BẢO QUẢN HỒ SƠ, TÀI LIỆU HÌNH THÀNH PHỔ BIẾN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 89/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn thư – Lưu trữ Trung ương,
Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về thời hạn bảo quản các nhóm hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức.

2. Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân.

Điều 2. Thời hạn bảo quản

1. Thời hạn bảo quản là khoảng thời gian cần thiết để lưu giữ hồ sơ, tài liệu tính từ năm công việc kết thúc.

Thời hạn bảo quản được xác định trên cơ sở mục đích hình thành và giá trị sử dụng của hồ sơ.

2. Các mức thời hạn bảo quản được quy định như sau:

a) Bảo quản vĩnh viễn gồm: hồ sơ, tài liệu về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, chế độ, quy định; kế hoạch dài hạn, báo cáo tổng kết, số liệu tổng hợp; đề án, dự án, chương trình mục tiêu, trọng điểm quốc gia; dự án xây dựng cơ bản nhóm A; hồ sơ gốc cán bộ, công chức, viên chức, hồ sơ thanh tra, kiểm tra vụ việc nghiêm trọng; vấn đề, sự kiện quan trọng … hình thành trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính của cơ quan, tổ chức.

b) Bảo quản có thời hạn là những hồ sơ, tài liệu phản ánh các công việc cụ thể, có giá trị sử dụng trong thời gian nhất định, gồm các mức sau đây:

- Từ 20 năm trở lên bao gồm các nhóm hồ sơ: giải quyết việc liên quan đến nhân sự; tài sản cố định, đất đai; dự án xây dựng cơ bản nhóm B, C; đề tài nghiên cứu cấp cơ sở; thư, điện trao đổi với nước ngoài; sổ đăng ký và tập lưu công văn đi, sổ đăng ký văn bản đến …

- Từ 10 đến 15 năm bao gồm những hồ sơ, tài liệu liên quan đến thanh tra, kiểm tra các vụ việc không nghiêm trọng; chứng từ kế toán; sửa chữa nhỏ công trình; báo cáo khảo sát, phiếu điều tra; công văn trao đổi …

- Từ 5 năm trở xuống bao gồm những tài liệu có tính chất hành chính sự vụ như: lịch công tác, báo cáo ngày, tuần, tháng; giấy mời họp; thông báo tuyển sinh; tài liệu quảng cáo; sổ chuyển giao văn bản trong nội bộ cơ quan; tư liệu tham khảo …

Điều 3. Các nhóm hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến

Các nhóm hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến bao gồm:

1. Tài liệu chung

a) Tài liệu tổng hợp;

b) Tài liệu quy hoạch, kế hoạch, thống kê;

c) Tài liệu tổ chức, cán bộ;

d) Tài liệu lao động, tiền lương;

đ) Tài liệu tài chính, kế toán;

e) Tài liệu xây dựng cơ bản;

g) Tài liệu khoa học công nghệ;

h) Tài liệu hợp tác quốc tế;

i) Tài liệu thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

k) Tài liệu thi đua, khen thưởng;

[...]