Quy chế 7157/QCPH-BTP-VPCP năm 2013 phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ trong công tác theo dõi tình hình ban hành văn bản hướng dẫn luật, pháp lệnh

Số hiệu 7157/QCPH-BTP-VPCP
Ngày ban hành 10/10/2013
Ngày có hiệu lực 10/10/2013
Loại văn bản Quy chế
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp,Văn phòng Chính phủ
Người ký Hà Hùng Cường,Vũ Đức Đam
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP - VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7157/QCPH-BTP-VPCP

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013

 

QUY CHẾ PHỐI HỢP

GIỮA BỘ TƯ PHÁP VÀ VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ TRONG CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH BAN HÀNH VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT, PHÁP LỆNH

Căn cứ Nghị định số 74/2012/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 921/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao trách nhiệm theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh;

Đnâng cao hiệu quả công tác theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thống nhất ban hành Quy chế phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ với các nội dung sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định cơ chế phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ trong công tác theo dõi tình hình ban hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh được giao theo quy định của các luật, pháp lệnh được Quốc hội, y ban thường vụ Quốc hội thông qua.

Điều 2. Nội dung phối hợp

1. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ ban hành.

2. Trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được giao, tham gia tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mới phát sinh.

3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

4. Xây dựng các Báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh.

5. Đăng tải tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

1. Hoạt động phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

2. Hoạt động phối hợp phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời, đảm bảo chính xác, công khai và minh bạch.

Điều 4. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh

1. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan rà soát các quy định của luật, pháp lệnh thuộc thm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết, xây dựng Danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.

2. Trường hp nhận được văn bản đề nghị của Bộ, cơ quan ngang Bộ về việc điều chỉnh nội dung Danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, trong thời hạn 03 ngày, Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Tư pháp để tham gia ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh.

3. Trường hp còn ý kiến khác nhau giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ về Danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp thống nhất về nội dung trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, ban hành Danh mục văn bản quy định chi tiết, thi hành luật, pháp lệnh.

Điều 5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình soạn thảo, ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh

1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ xây dựng Kế hoạch theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ về việc soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành và thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về những nội dung luật, pháp lệnh giao.

2. Định kỳ hàng quý, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp giao ban với Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm góp ý đối với dự thảo Kế hoạch kiểm tra tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; cử đại diện tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành.

Điều 6. Xây dựng báo cáo về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh

Định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng và 01 năm, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ xây dựng Báo cáo về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh. Chậm nhất 10 ngày trước Phiên họp của Chính phủ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi lấy ý kiến Văn phòng Chính phủ về dự thảo Báo cáo trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ cung cấp cho Bộ Tư pháp các thông tin liên quan đến việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để xây dựng các Báo cáo về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tham gia góp ý đối với dự thảo Báo cáo về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh gửi Bộ Tư pháp để hoàn thiện, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

[...]