Nghị quyết 18/2008/NQ-HĐND về đề án Quản lý nhà biệt thự trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 18/2008/NQ-HĐND
Ngày ban hành 10/12/2008
Ngày có hiệu lực 20/12/2008
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Ngô Thị Doãn Thanh
Lĩnh vực Bất động sản

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2008/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỀ ÁN QUẢN LÝ QUỸ NHÀ BIỆT THỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 17

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 61/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 và Nghị quyết số 48/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ;

Sau khi xem xét Đề án Quản lý quỹ nhà biệt thự trên địa bàn thành phố Hà Nội kèm theo Tờ trình số 17/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2008 của UBND thành phố; ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách; ý kiến của các đại biểu HĐND thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án Quản lý quỹ nhà biệt thự trên địa bàn thành phố Hà Nội với các nội dung chính như sau:

1. Mục đích, yêu cầu của việc quản lý quỹ nhà biệt thự

- Nhằm quản lý, khai thác có hiệu quả quỹ nhà biệt thự; nâng cao điều kiện sống, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đảm bảo an ninh trật tự; tạo lập nếp sống văn minh đô thị trong các khu nhà biệt thự; duy trì chất lượng, kiến trúc, cảnh quan, vệ sinh, môi trường và cải tạo xây dựng theo quy định.

- Bảo tồn, tôn tạo những biệt thự có giá trị kiến trúc.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, sử dụng biệt thự.

- Thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về tư nhân hóa nhà ở để giảm chi ngân sách cho việc quản lý, sửa chữa biệt thự; việc tổ chức bán nhà biệt thự được quản lý chặt chẽ theo nội dung của Đề án; tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

2. Phạm vi và đối tượng áp dụng

- Phạm vi áp dụng: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân được quản lý, sử dụng, sở hữu nhà biệt thự trên địa bàn thành phố thực hiện theo quy định của Đề án này và các quy định có liên quan.

3. Tiêu chí xác định biệt thự không bán

- 42 biệt thự khu trung tâm chính trị Ba Đình (giới hạn bởi phía nam đường Hoàng Hoa Thám, phố Phan Đình Phùng, phía tây đường Hoàng Diệu, phía bắc phố Trần Phú, đường Hùng Vương, đường Lê Hồng Phong, phía bắc phố Đội Cấn, phía đông phố Ngọc Hà và đường dốc Ngọc Hà theo thống nhất giữa UBND thành phố và Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 12/TTr-BXD-UBND ngày 06/3/2000 trình Thủ tướng Chính phủ) đã quy định tại Quyết định số 4591/QĐ-UB ngày 07/09/2000 của UBND thành phố về Danh mục Biệt thự không tư nhân hóa (chi tiết tại Phụ lục số 01).

- Các biệt thự do thành phố quản lý đang cho các doanh nghiệp thuê sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh thì không bán và thực hiện quản lý theo các quy định hiện hành.

- Biệt thự đang là nhà công vụ; biệt thự cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuê làm trụ sở; biệt thự có đan xen sử dụng giữa trụ sở cơ quan với các hộ dân, có tỷ lệ phần diện tích sử dụng của cơ quan trên 50% thì không bán, di chuyển các hộ dân để làm trụ sở cơ quan; biệt thự đã có quyết định của cấp có thẩm quyền thu hồi để lập dự án.

- Biệt thự chưa bán có khuôn viên đất thuộc sở hữu nhà nước lớn hơn 500m2 (năm trăm mét vuông) và diện tích đất bình quân cho mỗi hộ đang sử dụng lớn hơn hạn mức đất ở của khu vực.

- Biệt thự chưa bán có số hộ thuê trọn biển ít hơn 03 hộ và diện tích đất bình quân cho mỗi hộ đang sử dụng lớn hơn hạn mức đất ở của khu vực.

- Biệt thự chưa bán có giá trị về kiến trúc cần bảo tồn, tôn tạo.

Ngoài danh mục 42 biệt thự khu trung tâm chính trị Ba Đình (chi tiết tại Phụ lục số 01) và 46 biệt thự do thành phố quản lý đang cho các doanh nghiệp thuê sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh (chi tiết tại Phụ lục số 02), đối với những biệt thự còn lại, giao UBND thành phố rà soát, xây dựng danh mục biệt thự không bán và danh mục biệt thự được bán theo các tiêu chí của Đề án để báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

4. Xác định cấp độ, nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo

- Cấp độ 1: Đối với các biệt thự có giá trị về kiến trúc, bảo tồn nguyên trạng về không gian và hình dáng kiến trúc công trình, diện tích đất khuôn viên biệt thự, mật độ xây dựng, số hộ sử dụng. Đối với các loại biệt thự này ngoài việc quản lý theo các quy định về nhà ở, đất ở cần thực hiện theo quy định về bảo tồn, tôn tạo.

- Cấp độ 2: Gồm những biệt thự nằm trên các tuyến phố chính trên địa bàn bốn quận nội thành cũ: Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Điện Biên Phủ, Hoàng Diệu, Đường Thanh Niên, Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Tràng Thi, Lê Phụng Hiểu, Ngô Quyền, Phan Chu Trinh, Bà Triệu, Hàng Bài, Nguyễn Du (ngoài các biệt thự thuộc cấp độ 1). Đối với các biệt thự này, cho phép cải tạo, sửa chữa nhưng phải đảm bảo các điều kiện về quy hoạch, kiến trúc, mật độ xây dựng, số hộ sử dụng.

- Cấp độ 3: Không cần bảo tồn, tôn tạo đối với những biệt thự còn lại, thực hiện quản lý về sử dụng, cải tạo, sửa chữa theo các quy định hiện hành của nhà nước và thành phố.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ