ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
827/NQ-UBTVQH13
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 10 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
THÀNH LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ KẾT HỢP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH TRÊN ĐỊA BÀN CHIẾN LƯỢC
(TRỌNG TÂM LÀ CÁC ĐỊA BÀN TÂY BẮC, TÂY NGUYÊN VÀ TÂY NAM BỘ)”
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11;
Căn cứ Nghị quyết số 783/NQ-UBTVQH13 ngày
15/7/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về
chương trình hoạt động giám sát của Ủy ban
thường vụ Quốc hội năm 2015;
Căn cứ Kế hoạch số 721/KH-UBTVQH13 ngày
22/8/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về
triển khai thực hiện chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2015,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
1. Thành lập Đoàn giám sát của
Ủy ban thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp
phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược
(trọng tâm là các địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ)” (có danh sách kèm theo).
2. Đoàn giám sát được mời đại diện một số cơ quan hữu
quan tham gia hoạt động của Đoàn; mời một số chuyên gia giúp Đoàn trong công
tác giám sát.
Điều 2.
Nội dung, kế hoạch giám sát
được ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Điều 3.
Đoàn giám sát có trách nhiệm
thực hiện kế hoạch giám sát; báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng
9/2015; giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội
chuẩn bị báo cáo kết quả giám sát để gửi đến Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội
khóa XIII.
Điều 4.
Căn cứ vào nội dung, kế hoạch
giám sát, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban
của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có thể tổ chức giám sát những vấn đề cần được quan tâm
thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng, Ủy ban; Đoàn đại biểu Quốc hội tiến hành
giám sát tại địa phương theo yêu cầu cụ thể của Đoàn giám sát; các cơ quan đã
tiến hành giám sát gửi kết quả bằng văn bản cho Đoàn giám sát để tổng hợp, báo
cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 5.
Ủy
ban Quốc phòng và An ninh chủ trì giúp Đoàn giám sát triển khai thực hiện
nội dung, kế hoạch giám sát.
Văn phòng Quốc hội tổ chức phục vụ các hoạt động của
Đoàn giám sát.
Điều 6.
Đoàn giám sát, Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Hội đồng dân tộc,
các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và
các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương, cá nhân liên quan có trách nhiệm
thi hành Nghị quyết này.
Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Thường trực HĐDT và các UB của QH; các Ban của UBTVQH;
- BCĐ Tây Bắc, BCĐ Tây Nguyên, BCĐ Tây Nam Bộ;
- Ủy ban Trung ương MTTQVN;
- VPTƯ Đảng, VPCTN, VPQH, VPCP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Thành viên Đoàn giám sát;
- ĐĐBQH, TTHĐND, UBND TTPTTTW;
- VPĐĐBQH&HĐND, VPUBND TTPTTTW;
- Các Vụ, đơn vị: QPAN, PVHĐGS, TH, TT, LT, KH-TC, HC, CTPN, CTMT&TN,
CQT, TTTH (VPQH);
- Lưu: HC, QPAN, PVHĐGS;
- Số e-pas: 73682
|
TM. ỦY BAN THƯỜNG
VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH
Nguyễn Sinh Hùng
|
DANH SÁCH
ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN
NINH TRÊN ĐỊA BÀN CHIẾN LƯỢC (TRỌNG TÂM LÀ CÁC ĐỊA BÀN TÂY BẮC, TÂY NGUYÊN VÀ
TÂY NAM BỘ)”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 827/NQ-UBTVQH13, ngày 22/10/2014 của Ủy
ban thường vụ Quốc hội)
I. THÀNH VIÊN ĐOÀN GIÁM SÁT
1. Ông Nguyễn Kim Khoa, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trưởng đoàn;
2. Ông Lê Việt Trường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Phó Trưởng đoàn
Thường trực;
3. Ông Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Phó Trưởng đoàn;
4. Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm
Ủy ban Kinh tế, Phó Trưởng đoàn;
5. Ông Nguyễn Kim Hồng, Phó Chủ nhiệm
Ủy ban Pháp luật, thành viên;
6. Ông Đinh
Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính -
Ngân sách, thành viên;
7. Ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm
Ủy ban về các vấn đề xã hội, thành viên;
8. Ông Y Thông, Ủy viên Thường trực Hội
đồng Dân tộc, thành viên;
9. Ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Thường
trực Ủy ban Tư pháp, thành viên;
10. Ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên Thường
trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh
niên, Thiếu niên và Nhi đồng, thành viên;
11. Ông Lê Hồng Tịnh, Ủy viên Thường
trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi
trường, thành viên;
12. Ông Đinh
Công Sỹ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối
ngoại, thành viên;
13. Các thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh (Việc triệu tập cụ
thể từng thành viên UBQPAN do đồng chí Trưởng Đoàn quyết định).
14. Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi Đoàn đến giám sát, thành viên.
II. ĐẠI BIỂU MỜI THAM GIA MỘT SỐ
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT
(Lãnh
đạo cấp Thứ trưởng hoặc cấp Vụ)
1. Đại diện Ban Kinh tế Trung ương.
2. Đại diện Ban Nội chính Trung ương.
3. Đại diện Ủy ban
Dân tộc.
4. Đại diện Bộ Công an.
5. Đại diện Bộ Quốc phòng.
6. Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
7. Đại diện Bộ Giao thông vận tải.
8. Đại diện Văn phòng Trung ương Đảng.
9. Đại diện Thường trực Ban chỉ đạo: Tây Bắc, Tây
Nguyên, Tây Nam Bộ.
10. Đại diện Văn phòng Chủ tịch nước.
11. Đại diện Văn phòng Quốc hội.
12. Đại diện Văn phòng Chính phủ.
13. Một số chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan
đến nội dung giám sát.
III. TỔ THAM MƯU, GIÚP VIỆC ĐOÀN GIÁM SÁT
1. Đại diện Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh.
2. Đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội.
3. Đại diện lãnh đạo, chuyên viên một số Vụ, đơn vị
của Văn phòng Quốc hội (Vụ PVHĐGS, Vụ QPAN, Vụ Dân tộc, Vụ Tổng hợp, Vụ Kinh tế,
Vụ Tài chính - Ngân sách, Vụ Pháp luật).
4. Cán bộ, chuyên viên một số bộ, ngành hữu quan.
5. Một số chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan đến
nội dung giám sát.
KẾ HOẠCH GIÁM SÁT
“VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO ĐẢM
QUỐC PHÒNG, AN NINH TRÊN ĐỊA BÀN CHIẾN LƯỢC (TRỌNG TÂM LÀ CÁC ĐỊA BÀN TÂY BẮC,
TÂY NGUYÊN VÀ TÂY NAM BỘ)”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 827/NQ-UBTVQH13, ngày 22/10/2014 của Ủy
ban thường vụ Quốc hội)
I. MỤC ĐÍCH GIÁM SÁT
1. Đánh giá việc thực hiện chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm
quốc phòng, an ninh trên một số địa bàn chiến lược (trọng tâm là các địa bàn
Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ); những kết quả đạt được, những tồn tại, khó
khăn, vướng mắc cần tập trung tháo gỡ; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của
các cấp, các ngành.
2. Kiến nghị những giải pháp trước mắt và lâu dài
nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp phát triển
kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược trong phạm
vi cả nước.
3. Xem xét kết quả giám sát tại phiên họp tháng
9/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
(UBTVQH); báo cáo kết quả giám sát với Quốc hội tại kỳ họp thứ mười (tháng 10,
11/2015).
II. PHẠM VI, THỜI ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁT
1. Phạm vi giám sát
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết
hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến
lược (trọng tâm là các địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) và một số địa
bàn khác có liên quan trên cả 3 phương diện, gồm: cơ sở chính trị (các chủ trương,
định hướng của Đảng), cơ sở pháp lý và tình hình thực hiện cụ thể bằng các quy
hoạch, kế hoạch, chiến lược quốc gia vùng, địa bàn và các chương trình, mục
tiêu, dự án cụ thể đối với từng địa bàn.
2. Thời điểm
giám sát
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp
phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên các địa bàn chiến
lược (trọng tâm là các địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) từ năm 2011 đến
năm 2014.
3. Đối tượng giám sát
a) Đối với
Chính phủ:
Đoàn giám sát trực tiếp nghe đại diện Chính phủ báo
cáo “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp phát triển kinh tế gắn với
bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược (trọng tâm là các địa bàn
Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ)”.
b) Đối với
các Bộ, ngành:
- Đoàn giám
sát trực tiếp làm việc với các Bộ, ngành: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc.
- Đoàn giám sát yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ
còn lại: gửi báo cáo bằng văn bản đến Đoàn giám sát để xem xét, nghiên cứu.
c) Tại các địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây
Nam Bộ và một số địa phương:
- Đoàn giám sát yêu cầu tất cả các địa phương trên
các địa bàn chiến lược gửi báo cáo bằng
văn bản, gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên
Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng,
thành phố Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang,
Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hà Tĩnh, Thanh Hóa và Nghệ An, thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi,
Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu và một số tỉnh có các huyện thuộc địa bàn Tây Bắc,
Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
- Đoàn giám sát thực tế tại một số cơ quan, đơn vị,
địa phương:
* Tây Bắc: Bộ Tư lệnh Quân khu II; Bộ Tư lệnh
Hải quân; HĐND-UBND các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên
Quang; Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 379 (đóng tại tỉnh Điện Biên) và Đoàn Kinh tế
- Quốc phòng 356 (đóng tại tỉnh Lai Châu).
* Tây Nguyên: Bộ Tư lệnh Quân khu V;
HĐND-UBND các tỉnh: Bình Phước, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai;
Binh đoàn 15 - BQP (đóng tại tỉnh Gia Lai); Binh đoàn 16 - BQP (đóng tại tỉnh
Bình Phước).
* Tây Nam Bộ: Bộ Tư lệnh Quân khu 9;
HĐND-UBND các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp; Đoàn
kinh tế quốc phòng 959 (đóng tại tỉnh Đồng Tháp), Khu kinh tế Phú Quốc (tại tỉnh
Kiên Giang).
* Một số doanh nghiệp, gồm: Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn dầu
khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Binh đoàn 12.
III. NỘI DUNG GIÁM SÁT
1. Việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của
nhà nước về kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên
địa bàn chiến lược (trọng tâm là các địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ);
2. Kết quả tổ chức thực hiện của Chính phủ, các Bộ,
ngành ở Trung ương và chính quyền địa phương về thi hành chính sách, pháp luật
kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên một số địa
bàn chiến lược, cụ thể:
- Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các
văn bản hướng dẫn thi hành việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp phát
triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Công tác quy hoạch, kế hoạch và giải pháp cụ thể kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm
quốc phòng, an ninh địa bàn chiến lược trọng điểm là Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây
Nam Bộ, gắn với phát triển kinh tế ngành (giao thông vận tải, nông nghiệp, công
nghiệp...).
- Hiệu quả tổng
hợp của sự kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3. Những khó khăn, vướng mắc trong kết hợp phát triển
kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh qua việc tổ chức triển khai các dự
án; những tồn tại và nguyên nhân.
4. Các kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả việc
thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm
quốc phòng, an ninh trên các địa bàn trọng điểm nói riêng và cả nước nói chung.
IV. TIẾN ĐỘ, PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tiến độ thực
hiện
* Từ tháng 9 đến tháng 12/2014
- Dự thảo và trình UBTVQH ban hành Nghị quyết về
thành lập Đoàn giám sát và Kế hoạch giám
sát kèm theo Nghị quyết.
- Tổ chức sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, thông tin
có liên quan phục vụ giám sát.
- Xây dựng và thông qua Đề cương nội dung giám sát
trên cơ sở Nghị quyết và Kế hoạch giám sát của UBTVQH.
- Gửi công văn đến các Bộ, ngành, đơn vị hữu quan
và địa phương yêu cầu chuẩn bị báo cáo
theo nội dung giám sát.
* Từ tháng 01 đến tháng 02/2015
- Đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo
theo nội dung Đoàn giám sát yêu cầu.
- Đoàn giám sát nghe đại diện lãnh đạo Chính phủ,
các Bộ, ngành hữu quan báo cáo.
- Xây dựng Đề cương chi tiết Báo cáo kết quả giám
sát.
* Tháng 3 đến tháng 5/2015
- Tổ chức các
Đoàn công tác làm việc với một số cơ quan, đơn vị, địa phương do Đoàn giám sát
quyết định tại điểm c mục 3 phần II kế hoạch này (Cụ thể từng Đoàn có kế hoạch
riêng).
- Đôn đốc Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương thuộc khu vực địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ
(trừ các địa phương Đoàn giám sát có tổ chức
Đoàn công tác đến làm việc) gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn giám sát của
UBTVQH.
* Từ tháng 6 đến tháng 7/2015
- Sau kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, tiếp tục tổ chức
Đoàn công tác làm việc với số cơ quan, đơn vị, địa phương xác định tại điểm c mục
3 phần II kế hoạch này (nếu còn).
- Tổng hợp kết quả; tổ chức nghiên cứu và dự thảo
Báo cáo kết quả giám sát.
- Tổ chức xin ý kiến các thành viên trong Đoàn giám
sát về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát
* Tháng
8/2015
Đoàn giám sát tổ chức phiên họp để thống nhất những
nội dung cơ bản (về việc đánh giá tồn tại, yếu kém và kiến nghị) trong dự thảo
Báo cáo kết quả giám sát trước khi trình xin ý kiến UBQPAN tại phiên họp toàn
thể Ủy ban tháng 8/2015 (Thành phần: Đại
diện Chính phủ và các Bộ, ngành đã trực tiếp làm việc với Đoàn giám sát).
* Tháng 9/2015
- Trình UBTVQH cho ý kiến.
- Tiếp thu ý kiến của UBTVQH hoàn chỉnh Báo cáo và
chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của UBTVQH về kết quả giám sát (nếu có).
- Gửi Báo cáo kết quả giám sát của UBTVQH đến đại
biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2015).
2. Nhiệm vụ của các cơ quan hữu quan
2.1. Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Thành lập Tổ tham mưu, giúp việc xây dựng chương
trình, kế hoạch hoạt động chi tiết của Đoàn giám sát; thu thập tài liệu, phục vụ
nghiên cứu và dự thảo báo cáo kết quả giám sát (do Phó trưởng đoàn thường trực
trực tiếp chỉ đạo).
- Tổ chức làm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây
Nguyên và Tây Nam Bộ để nắm tình hình về
công tác chỉ đạo và thực hiện chính sách, pháp luật kết hợp kinh tế gắn với đảm
bảo quốc phòng, an ninh tại các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
- Tổ chức làm việc với Chính phủ và các Bộ, ngành hữu
quan về việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp phát triển kinh tế gắn
với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược.
- Tổ chức đoàn đi giám sát tại cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Tổ chức một số cuộc hội thảo, phiên họp nghe báo
cáo giải trình để làm rõ các vấn đề liên quan.
- Thành lập một số tổ công tác để tiến hành khảo
sát chuyên sâu về một số nội dung cụ thể (nếu cần).
- Tổ chức hội nghị tham vấn chuyên gia về dự thảo
Báo cáo kết quả giám sát và hoàn chỉnh báo cáo.
- Báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng
9/2015 (có mời đại diện Chính phủ và các bộ, ngành hữu quan tham dự để giải
trình các vấn đề liên quan); giúp Ủy ban
thường vụ Quốc hội chuẩn bị Báo cáo kết quả giám sát trình Quốc hội tại kỳ họp
thứ 10.
2.2. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc
hội và Văn phòng Quốc hội
a) Ủy ban
Quốc phòng và An ninh
- Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với Hội
đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội,
Văn phòng Quốc hội giúp Đoàn giám sát triển khai nội dung, Kế hoạch giám sát;
- Là đầu mối tiếp nhận các báo cáo, ý kiến, kiến
nghị của các cơ quan, đơn vị, địa phương; ý kiến của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc
hội.
- Phân công, chỉ đạo các thành viên Ủy ban, các cán bộ, chuyên viên Vụ Quốc phòng
và An ninh tham gia phục vụ Đoàn giám sát và Tổ biên tập.
- Chỉ đạo Tổ tham mưu, giúp việc dự thảo, báo cáo kết
quả giám sát trình UBTVQH cho ý kiến và hoàn chỉnh Báo cáo của UBTVQH gửi Quốc
hội.
b) Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội
- Cử đại diện tham gia Đoàn giám sát theo đề nghị của
UBTVQH;
- Tham gia ý kiến vào Dự thảo báo cáo của Đoàn giám
sát và của UBTVQH;
- Trong trường hợp cần thiết, có thể tổ chức giám
sát sâu hơn, cụ thể hơn về lĩnh vực mình phụ trách và gửi ý kiến bằng văn bản tới Đoàn giám sát để tổng hợp vào Báo
cáo kết quả giám sát.
c) Đoàn đại biểu Quốc hội
- Phối hợp tham gia, tổ chức phục vụ Đoàn giám sát
tại địa phương.
- Tổ chức giám sát theo yêu cầu cụ thể của Đoàn
giám sát và gửi báo cáo kết quả giám sát đến UBTVQH (qua Thường trực UBQPAN).
(Đối với
các Đoàn đại biểu Quốc hội tại các địa phương
nơi Đoàn giám sát đã có kế hoạch đến làm
việc, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội không tổ chức
giám sát nội dung chuyên đề trên mà bố trí đại biểu Quốc hội đại diện Đoàn tham gia các hoạt động của Đoàn giám sát).
d) Văn phòng Quốc hội
- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Thường trực
UBQPAN đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện theo
yêu cầu của Đoàn giám sát.
- Chỉ đạo và thực hiện công tác bảo đảm, tổ chức phục
vụ các hoạt động của Đoàn giám sát và các Tổ công tác.
2.3. Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị,
địa phương
a) Chính phủ
- Chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa
phương thuộc đối tượng giám sát thực hiện các yêu cầu của Đoàn giám sát;
- Chuẩn bị các báo cáo giải trình có liên quan
trình UBTVQH và Quốc hội.
b) Các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương
- Chuẩn bị các báo cáo, làm việc với Đoàn giám sát,
Tổ công tác và thực hiện các yêu cầu khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn
giám sát;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và
đầy đủ của nội dung báo cáo với Đoàn giám sát và Tổ công tác./.