Nghị quyết 82/2007/NQ-HĐND tiếp tục phát triển kinh tế thủy sản Quảng Nam giai đoạn 2007-2010

Số hiệu 82/2007/NQ-HĐND
Ngày ban hành 25/04/2007
Ngày có hiệu lực 05/05/2007
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Nguyễn Văn Sỹ
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/2007/NQ-HĐND

Tam Kỳ, ngày 25 tháng 4 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2007-2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 906/TTr-UBND ngày 11/4/2007 của UBND tỉnh kèm theo Đề án phát triển kinh tế thủy sản giai đoạn 2007 - 2010; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu tham dự kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ

Điều 1. HĐND tỉnh cơ bản thống nhất Đề án tiếp tục phát triển kinh tế thủy sản giai đoạn 2007-2010 do UBND tỉnh trình tại Tờ trình số 906/TTr-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2007 và nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu sau:

I. Đánh giá tổng quát tình hình phát triển kinh tế thủy sản:

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25/2001/NQ-HĐND ngày 28/6/2001 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2002 -2006, ngành thủy sản Quảng Nam đã đạt được những kết quả sau:

- Tốc độ sản xuất và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển của ngành qua các năm đều tăng trưởng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 28,07% (Nghị quyết 25 đề ra 28-30%); giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 29,27%/năm (Nghị quyết 25 đề ra 24-25%); giá trị của ngành thủy sản đạt trên 12% trong GDP của tỉnh theo giá hiện hành (Nghị quyết 25 đề ra 10%).

- Cơ sở vật chất, hạ tầng nghề cá bước đầu được tăng cường; các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế thủy sản của Trung ương, của tỉnh đã được ban hành kịp thời nên nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã mạnh dạn đầu tư các dự án phát triển ngành, nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản xuất khẩu, đã thành lập nhiều tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển để hỗ trợ cho nhau trong sản xuất và khi gặp thiên tai, hoạn nạn trên biển. Đời sống của bà con ngư dân từng bước được cải thiện; bộ mặt nông thôn ven biển có khởi sắc đáng kể.

Tuy nhiên, kinh tế thủy sản vẫn còn những tồn tại hạn chế:

- Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ (loại có công suất từ 50CV trở xuống chiếm 93%) nên gặp khó khăn trong việc phát triển các nghề khai thác xa bờ. Khả năng đầu tư của ngư dân thấp, lực lượng lao động chưa qua đào tạo nhiều, hệ thống trang thiết bị thông tin liên lạc và an toàn cho tàu cá chưa được đầu tư đúng mức. Công tác phối hợp trong việc quản lý tàu cá khai thác trên biển còn nhiều bất cập.

- Nuôi trồng thủy sản chưa khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế của tỉnh; công tác quy hoạch, định hướng phát triển cho ngư dân, công tác chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng, quản lý dịch vụ cung ứng giống chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất; chưa có sản phẩm hàng hóa lớn để phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Tính rủi ro trong nuôi trồng thủy sản còn lớn. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ nghề cá tuy có phát triển đáng kể nhưng còn nhiều bất cập.

- Quy mô của các nhà máy chế biến còn nhỏ. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng chưa nhiều; công tác xúc tiến thương mại tiếp cận thị trường còn yếu, tỷ lệ xuất uỷ thác còn cao (chiếm trên 50%).

II. Phương hướng, mục tiêu phát triển:

1. Phương hướng:

- Đầu tư phát triển ngành thủy sản phải dựa trên cơ sở quy hoạch phát triển tổng hợp kinh tế biển, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch của các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp - phát triển nông thôn…. Gắn việc khai thác, nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái; tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở bền vững, tạo ra sản phẩm sạch. Tập trung cao nhất cho đầu tư phát triển nuôi cá nước ngọt với những đối tượng nuôi chủ lực theo hướng hiệu quả, tạo sản phẩm hàng hóa lớn, có tính đột phá nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

- Giảm dần tàu thuyền thủ công, tàu thuyền gắn máy công suất thấp (dưới 20CV); đồng thời, khuyến khích đầu tư phát triển đội tàu khai thác hải sản xa bờ có công suất 90CV trở lên, trang bị hiện đại, đảm bảo bám biển dài ngày, an toàn cho người và phương tiện. Coi trọng việc thành lập và hoạt động của các tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển nhằm nâng cao sức mạnh của cộng đồng ngư dân, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất.

- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất thủy sản. Nhanh chóng tiếp cận các công nghệ mới về sinh sản nhân tạo, nuôi thương phẩm các giống, loài có giá trị kinh tế cao; các công nghệ tiên tiến trong khai thác, xử lý môi trường, dự báo, chẩn đoán, phòng trừ dịch bệnh, bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế Quốc tế. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống chính sách, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển mạnh kinh tế thủy sản.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

Đưa ngành thủy sản Quảng Nam có bước phát triển nhanh và thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tạo sự chuyển biến mạnh từ sản xuất thủ công, nhỏ lẻ sang sản xuất lớn, có tổ chức dựa vào cộng đồng; nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản.

Đến năm 2010, yêu cầu tốc độ phát triển của 03 lĩnh vực sản xuất chính của ngành phải đạt là: Nuôi trồng thủy sản có mức tăng trưởng bình quân 65%/năm (trong đó sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt tăng bình quân trên 70%/năm); tăng tỷ lệ nguyên liệu khai thác dùng cho chế biến xuất khẩu lên 35%; giá trị kim ngạch chế biến xuất khẩu tăng bình quân từ 20 - 25%/năm.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ