Nghị quyết 79/NQ-HĐND năm 2018 thông qua Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 79/NQ-HĐND
Ngày ban hành 04/04/2018
Ngày có hiệu lực 04/04/2018
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Hoàng Văn Chất
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH
SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 04 tháng 04 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2018-2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XIV, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội vđẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bn vững đến năm 2020; Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bn vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại 61 huyện nghèo (nay là 64 huyện nghèo); Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chun nghèo tiếp cận đa chiu áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Thông tư số 07/2017/TT-BKHĐT ngày 14/12/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định và hướng dn một snội dung tại quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tưng Chính phủ.

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 96/TTr-UBND ngày 12/3/2018 về việc ban hành Nghị quyết kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Báo cáo thm tra số 195/BC-BDT ngày 30/3/2018 của Ban Dân tộc của HĐND tỉnh và thảo luận tại kỳ họp;

QUYẾT NGHỊ

Điều 1. Thông qua Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020 (Có kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. UBND tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết.

2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa XIV, kỳ họp chuyên đề lần thứ hai thông qua ngày 04 tháng 4 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày được thông qua./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- VP Quốc Hội, VP Chính ph, VP Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc, UBTCNS, UBKT của Quốc hội;
- Ủy ban dân tộc Chính phủ;
- Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp;
- Ban Công tác đại biểu của UBTV Quốc hội;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XIV;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- TT. Huyện ủy, HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh;
- TT. Đảng ủy, HĐND, Chi cục Văn thư - Lưu trữ tnh;
- Lưu: VT, 450b.

CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Chất

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số     /NQ-HĐND ngày    /03/2018 của HĐND tỉnh)

A. THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2011-2015

Trong những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được tỉnh Sơn La quan tâm tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt được những kết quả tích cực. Các chương trình, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã đến được với người dân, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; việc huy động các nguồn lực đthực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo, vay vốn sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ sản xuất, cải thiện nhà ở, cung cấp nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường, ... được quan tâm thực hiện. Ý thức trách nhiệm của đa số người dân trong công tác giảm nghèo được nâng lên, nhiều hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những tác động tích cực đến đời sống của các tầng lớp nhân dân, tạo cơ hội học tập, việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện, dần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Ngoài ra, sự chung tay, hỗ trợ của cộng đồng xã hội cũng đã góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm dần qua từng năm. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 31,91%; đến cuối năm 2015 giảm còn 21,47% (bình quân giảm 2,61%/năm).

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề thấp, còn thiếu việc làm hoặc lười lao động, một bộ phận người nghèo còn mang tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không muốn thoát nghèo. Việc phi hp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý, triển khai thực hiện các chương trình, mục tiêu về giảm nghèo có khi chưa chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả. Nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được phân bổ còn thấp so với nhu cầu thực tiễn của địa phương; công tác xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ chuyên trách về giảm nghèo còn thiếu và yếu, kiêm nhiệm nhiều việc nên còn hạn chế trong tham mưu, tổ chức thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo.Thiên tai, dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường tác động tiêu cực đến đi sống và sản xuất của người dân.

Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, cuối năm 2015 tỉnh Sơn La còn 92.754 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 34,44% và 25.048 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 9,3%. Đánh giá và xác định hộ nghèo theo phương pháp đo lường từ nghèo đơn chiều sang nghèo đa chiều được phân tích cụ thể theo 5 chiều thiếu hụt ở 10 chỉ số như sau (tỷ lệ thiếu hụt các chỉ sso với tổng số hộ nghèo):

Thiếu hụt về chỉ stiếp cận các dịch vụ y tế 4,21%; Thiếu hụt bảo hiểm y tế 5,18%; Thiếu hụt về chỉ số trình độ giáo dục của người lớn 22,28%; Thiếu hụt về chỉ số tình trạng đi học của trẻ em 5,36%; Thiếu hụt về chỉ số chất lượng nhà ở 45,17%; Thiếu hụt về chỉ số diện tích nhà ở 41,65%; Thiếu hụt về chỉ số nguồn nước sinh hoạt 29,31%; Thiếu hụt về chỉ số hố xí/nhà tiêu hp vệ sinh 74,71%; Thiếu hụt về chỉ số sử dụng dịch vụ viễn thông 12,98%; Thiếu hụt về chỉ số tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 24,03%.

Nhờ việc thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh cùng với sự đồng thuận, vào cuộc tích cực của một bộ phận người nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm dần qua từng năm, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. Đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 29,22%, tỷ lệ hộ nghèo bình quân của 5 huyện nghèo cuối năm 2017 giảm còn 32,5%, tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc thiểu số của tỉnh giảm còn 35,2%.

B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA, GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2018-2020

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm cụ thể hóa việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Sơn La lần thứ XIV.

- Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công tác giảm nghèo bền vững, tng bước nâng cao mức sống và chất lượng sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; giảm dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các khu vực, các địa phương và các nhóm dân cư; từng bước xã hội hóa công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững trên phạm vi toàn tỉnh.

- Tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững.

[...]