Nghị quyết 78/NQ-HĐND năm 2021 về phân bổ dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh Gia Lai năm 2022

Số hiệu 78/NQ-HĐND
Ngày ban hành 10/12/2021
Ngày có hiệu lực 10/12/2021
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Hồ Văn Niên
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 78/NQ-HĐND

Gia Lai, ngày 10 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÂN BỔ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NĂM 2022.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Căn cứ Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022; Quyết định số 2047/QĐ-TTg ngày 03/12/2003 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Quyết định số 2313/QĐ-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2021 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022 Tỉnh Gia Lai;

Xét Tờ trình số 1862/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh về việc phân bổ dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2022; Báo cáo thẩm tra số 57/BC-HĐND ngày 06/12/2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại Kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ

Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách địa phương (NSĐP) và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2022 như sau:

(Có bảng dự toán thu, chi ngân sách và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2022 kèm theo)

I. Dự toán ngân sách nhà nước (NSNN):

1. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn:

Thu cân đối NSNN trên địa bàn Trung ương giao: 5.415.000 triệu đồng.

Địa phương xây dựng thu NSNN trên địa bàn 5.827.000 triệu đồng, tăng 412.000 triệu đồng so với số trung ương giao (trong đó: tiền sử dụng đất tăng 400.000 triệu đồng; thu từ xổ số kiến thiết tăng 7.000 triệu đồng; thu khác ngân sách tăng 5.000 triệu đồng) và bằng 81,3% so với ước thực hiện năm 2021.

2. Tổng thu NSĐP:

13.398.091

triệu đồng

- Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp:

- Thu NSTW bổ sung (số liệu của Bộ Tài chính):

+ Bổ sung cân đối ngân sách:

+ Bổ sung có mục tiêu:

4.901.400

8.496.691

7.151.846

1.344.845

-

-

-

-

Chưa bao gồm vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022.

3. Dự toán chi NSĐP năm 2022

3.1. Nguyên tắc phân bổ:

a) Việc bố trí vốn NSNN năm 2022 phải đảm bảo thực hiện theo các quy định của Luật Đầu tư công, Luật NSNN, Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2022.

Phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh năm 2022 theo tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP cho thời kỳ 2022-2025.

b) Phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2022, Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm giai đoạn 2022 - 2024, Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Ưu tiên bố trí chi đầu tư phát triển trên cơ sở tăng tỷ trọng đầu tư phát triển của NSNN và khả năng giải ngân từng nguồn vốn.

Ưu tiên nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27- NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban chấp hành trung ương và Nghị quyết của Quốc hội. Thúc đẩy từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại ngân sách nhà nước, sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, tinh giản biên chế, thực hiện cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan và địa phương.

c) Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công để giảm mức hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công lập, tăng nguồn bảo đảm chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

d) Bố trí chi trả lãi vay đầy đủ, đúng hạn; quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khoản vay.

e) Bố trí vốn để thu hồi tạm ứng năm trước.

f) Chỉ tổng hợp đưa vào dự toán đối với các nhiệm vụ chi không thường xuyên khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với những nhiệm vụ chi đã có chủ trương của cấp có thẩm quyền, nhưng chưa được phê duyệt kế hoạch, chương trình, đề án, dự toán, quy hoạch, thì bố trí kinh phí dự kiến theo từng lĩnh vực đến từng đơn vị dự toán cấp 1. Đơn vị chỉ được sử dụng sau khi kế hoạch, chương trình, đề án,...được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

[...]