Nghị quyết 75/2013/NQ-HĐND về Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2015
Số hiệu | 75/2013/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 29/03/2013 |
Ngày có hiệu lực | 08/04/2013 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Yên |
Người ký | Nguyễn Hữu Hiệp |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Giao thông - Vận tải |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/2013/NQ-HĐND |
Tuy Hòa, ngày 29 tháng 3 năm 2013 |
VỀ ĐỀ ÁN BÊ TÔNG HÓA ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2013-2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số 08/TTr-UBND ngày 15/3/2013 của UBND tỉnh về việc thông qua Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày được HĐND tỉnh thông qua.
Mức hỗ trợ của Đề án kèm theo Nghị quyết này thay thế mức hỗ trợ đối với Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn được quy định tại Nghị quyết số 130/2009/NQ-HĐND ngày 09/7/2009 của HĐND tỉnh về tiêu chí, định mức phân bổ vốn và định mức hỗ trợ từ ngân sách tỉnh thực hiện phát triển giao thông nông thôn.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Phú Yên khóa VI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 29/3/2013./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
BÊ TÔNG HÓA ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Kèm theo Nghị quyết số 75/2013/NQ-HĐND ngày 29/3/2013 của HĐND tỉnh Phú Yên)
Phạm vi, đối tượng quy định trong Đề án này là các tuyến đường có bề rộng mặt đường từ 2,5 - 3,5m thuộc hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) gồm: đường huyện, đường xã và đường thôn, buôn của 09 huyện, thị xã, thành phố; riêng đường đô thị thành phố Tuy Hòa thực hiện theo quy hoạch chung giao thông vận tải đô thị (hoặc có thể tham khảo Đề án này).
Quán triệt triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiệm vụ phát triển giao thông nông thôn.
Làm cơ sở để các ngành, các cấp chỉ đạo xây dựng quy hoạch, chương trình, kế hoạch thực hiện các mục tiêu xây dựng và phát triển GTNT; tổ chức phong trào thi đua, huy động tối đa các nguồn lực, bảo đảm vừa ổn định vừa phát triển, nâng cao chất lượng khai thác hệ thống đường GTNT, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong tỉnh.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong công cuộc xây dựng, quản lý, khai thác và phát triển đường GTNT.
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/2013/NQ-HĐND |
Tuy Hòa, ngày 29 tháng 3 năm 2013 |
VỀ ĐỀ ÁN BÊ TÔNG HÓA ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2013-2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số 08/TTr-UBND ngày 15/3/2013 của UBND tỉnh về việc thông qua Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày được HĐND tỉnh thông qua.
Mức hỗ trợ của Đề án kèm theo Nghị quyết này thay thế mức hỗ trợ đối với Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn được quy định tại Nghị quyết số 130/2009/NQ-HĐND ngày 09/7/2009 của HĐND tỉnh về tiêu chí, định mức phân bổ vốn và định mức hỗ trợ từ ngân sách tỉnh thực hiện phát triển giao thông nông thôn.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Phú Yên khóa VI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 29/3/2013./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
ĐỀ ÁN
BÊ TÔNG HÓA ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Kèm theo Nghị quyết số 75/2013/NQ-HĐND ngày 29/3/2013 của HĐND tỉnh Phú Yên)
Phần I
PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
Phạm vi, đối tượng quy định trong Đề án này là các tuyến đường có bề rộng mặt đường từ 2,5 - 3,5m thuộc hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) gồm: đường huyện, đường xã và đường thôn, buôn của 09 huyện, thị xã, thành phố; riêng đường đô thị thành phố Tuy Hòa thực hiện theo quy hoạch chung giao thông vận tải đô thị (hoặc có thể tham khảo Đề án này).
Quán triệt triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiệm vụ phát triển giao thông nông thôn.
Làm cơ sở để các ngành, các cấp chỉ đạo xây dựng quy hoạch, chương trình, kế hoạch thực hiện các mục tiêu xây dựng và phát triển GTNT; tổ chức phong trào thi đua, huy động tối đa các nguồn lực, bảo đảm vừa ổn định vừa phát triển, nâng cao chất lượng khai thác hệ thống đường GTNT, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong tỉnh.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong công cuộc xây dựng, quản lý, khai thác và phát triển đường GTNT.
Phần II
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ KẾ HOẠCH BÊ TÔNG HÓA ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2013-2015
I. QUAN ĐIỂM
Xây dựng mạng lưới đường GTNT được thực hiện theo phương châm phát huy vai trò chủ động của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ một phần trực tiếp để phát huy sự đóng góp của nhân dân. Các hoạt động cụ thể của từng xã do chính người dân địa phương họp bàn công khai, dân chủ và quyết định trên cơ sở các quy định Nhà nước và hướng dẫn của các Sở chuyên ngành.
Lồng ghép kết hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình và dự án khác đang triển khai ở nông thôn, đồng thời có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế, huy động sức đóng góp công sức của nhân dân.
Đề án bê tông hóa đường GTNT được thực hiện gắn liền với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện); có quy hoạch và cơ chế đảm bảo phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở đồ án quy hoạch được duyệt của các địa phương).
Tập trung xây dựng mạng lưới đường GTNT thông suốt, kể cả đường thôn, buôn, nội đồng; xem việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là bước đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, xóa đói, giảm nghèo, từng bước hiện đại hóa nông thôn.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến hết năm 2015 phấn đấu thực hiện bê tông hóa mặt đường đạt 70% các tuyến đường GTNT chưa được đầu tư (từ xã đến trung tâm thôn, buôn), nếu điều kiện thuận lợi phấn đấu đạt 100%.
III. KẾ HOẠCH BÊ TÔNG HÓA ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2013-2015
1. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật
Tùy theo tình hình thực tế địa phương, lựa chọn quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật theo tập thiết kế mẫu, dự toán và hướng dẫn kỹ thuật thi công do UBND tỉnh ban hành. UBND cấp huyện, UBND cấp xã quyết định quy mô đầu tư công trình.
- Theo mục tiêu cụ thể của Đề án, đến hết năm 2015 phấn đấu thực hiện bê tông hóa mặt đường đạt tối thiểu 70% tổng chiều dài các tuyến đường GTNT, tương ứng với việc xây dựng mới khoảng 1.290 km chiều dài mặt đường bê tông xi măng (BTXM), cụ thể:
TT |
Tên đường, tên địa phương |
Chiều dài đường
GTNT |
Kết cấu mặt đường (km) |
Tỷ lệ cứng hóa mặt đường GTNT đến 2012 (%) |
Kế hoạch tối thiểu cần đầu tư giai đoạn 2013-2015 |
|||||
BTXM |
Bê tông nhựa |
Nhựa |
Đá dăm |
Cấp phối |
Chiều dài đường GTNT cần xây dựng (km) |
Đạt tỷ lệ bê tông hóa (%) |
||||
Tổng cộng |
2.675,68 |
487,95 |
19,76 |
75,26 |
116,35 |
1976,24 |
|
1289,89 |
|
|
1 |
Thị xã Sông Cầu |
194,12 |
52,50 |
0,00 |
13,83 |
0,00 |
127,79 |
34,17 |
69,55 |
70 |
2 |
Huyện Đồng Xuân |
262,12 |
21,20 |
0,00 |
7,32 |
0,23 |
233,37 |
10,88 |
154,96 |
70 |
3 |
Huyện Tuy An |
370,97 |
103,43 |
2,71 |
3,30 |
10,02 |
251,51 |
29,5 |
150,24 |
70 |
4 |
Thành phố Tuy Hòa |
81,05 |
1,00 |
4,20 |
21,20 |
0,00 |
54,65 |
32,57 |
30,34 |
70 |
5 |
Huyện Phú Hòa |
390,53 |
76,66 |
0,00 |
11,07 |
0,00 |
302,8 |
22,46 |
185,64 |
70 |
6 |
Huyện Tây Hòa |
323,08 |
57,22 |
6,05 |
0,40 |
0,00 |
259,412 |
19,71 |
162,49 |
70 |
7 |
Huyện Sơn Hòa |
369,36 |
34,62 |
0,00 |
6,33 |
0,00 |
328,41 |
11,09 |
217,6 |
70 |
8 |
Huyện Sông Hinh |
258,44 |
47,2 |
0,00 |
11,81 |
106,1 |
93,21 |
22,88 |
121,78 |
70 |
9 |
Huyện Đông Hòa |
426,01 |
94,12 |
6,8 |
0,00 |
0,00 |
325,091 |
23,69 |
197,29 |
70 |
- Tương ứng với chiều dài đường GTNT cần xây dựng trên, trong giai đoạn 2013-2015 nguồn vốn ngân sách tỉnh cần khoảng 350 tỷ đồng để hỗ trợ cấp xi măng, ống cống (nếu có); chi phí vận chuyển xi măng, ống cống đến xã và chi phí phục vụ công tác quản lý 02 triệu đồng/km; hỗ trợ thêm cho các xã thuộc khu vực III vùng dân tộc thiểu số, miền núi và các xã bãi ngang ven biển là 80 triệu đồng/km; các xã thuộc khu vực II vùng dân tộc thiểu số, miền núi là 65 triệu đồng/km; các xã thuộc khu vực I vùng dân tộc thiểu số, miền núi là 50 triệu đồng/km (mức hỗ trợ trên tính cho đường có bề rộng mặt đường là 3m, đối với các tuyến đường có bề rộng 2,5m - 3,5m mức hỗ trợ được tính bằng cách nhân tỷ lệ bề rộng mặt đường với mức hỗ trợ cho đường rộng 3m).
IV. NGUỒN VỐN HỖ TRỢ, CƠ CHẾ HỖ TRỢ VÀ QUY CHẾ THỰC HIỆN
a) Cấp tỉnh:
- Hỗ trợ 100% xi măng, ống cống (nếu có) sử dụng vào công trình và chi phí vận chuyển xi măng, ống cống đến xã;
- Hỗ trợ kinh phí phục vụ công tác quản lý 02 triệu đồng/km;
- Bổ sung cho xã thuộc khu vực III vùng dân tộc thiểu số, miền núi và các xã bãi ngang ven biển: 80 triệu đồng/km (mức hỗ trợ cho đường có bề rộng mặt đường là 3m).
- Bổ sung cho xã thuộc khu vực II vùng dân tộc thiểu số, miền núi: 65 triệu đồng/km (mức hỗ trợ cho đường có bề rộng mặt đường là 3m).
- Bổ sung cho xã thuộc khu vực I vùng dân tộc thiểu số, miền núi: 50 triệu đồng/km (mức hỗ trợ cho đường có bề rộng mặt đường là 3m).
b) Cấp huyện: Ngoài mức hỗ trợ nêu trên, tùy vào khả năng cân đối ngân sách của cấp huyện và tính chất, mục tiêu của từng công trình mà cấp huyện có thể xem xét hỗ trợ thêm, nhưng không được quá 15% giá trị thực công trình.
c) Cấp xã và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác: Bao gồm ngân sách cấp xã, huy động đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước,...
d) Đóng góp của nhân dân: Tự nguyện hiến đất và giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu xây dựng nền, mặt đường (sỏi, đá, cát) và các vật liệu khác; huy động phương tiện thi công, tổ chức thi công xây dựng nền đường, đổ bê tông mặt đường.
- Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phân bổ hàng năm.
- Vốn vay từ Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn kiên cố hóa kênh mương, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.
- Vốn ngân sách nhà nước.
Thiết kế mẫu, dự toán và hướng dẫn kỹ thuật thi công đường bê tông; Quy định lập phê duyệt dự án, nghiệm thu công trình; Quy định quản lý, sử dụng và thanh quyết toán: Chủ đầu tư thực hiện theo hướng dẫn của UBND tỉnh; trực tiếp tổ chức lực lượng thi công không thông qua nhà thầu.
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BÊ TÔNG HÓA ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2013-2015
I. TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP
Triển khai thực hiện Đề án là cơ sở để hoàn thành tiêu chí phát triển giao thông nông thôn, một trong các tiêu chí để xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Vì vậy đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể huyện, thị xã, thành phố, xã, thôn, buôn cần xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức chỉ đạo, thực hiện, tuyên truyền, vận động mọi thành phần kinh tế và nhân dân tham gia đầu tư phát triển đường GTNT.
Cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần nhận thức rõ ràng, đầy đủ vai trò, chức năng của mình để triển khai nhiệm vụ phát triển đường GTNT một cách chủ động, có chương trình, kế hoạch để thực hiện; cần làm tốt chức năng vận động, tuyên truyền, tổ chức hướng dẫn, điều hành, tạo môi trường thuận lợi và có sự hỗ trợ cần thiết, kịp thời cho cơ sở, người dân thực hiện xây dựng, đầu tư phát triển đường GTNT.
II. KẾT HỢP GIỮA ĐẦU TƯ MỚI, NÂNG CẤP VỚI TRIỂN KHAI ĐỒNG BỘ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC, BẢO TRÌ ĐƯỜNG GTNT
Công tác quản lý khai thác, bảo trì đường GTNT là công tác đảm bảo cho giao thông hoạt động bình thường như khi mới được đầu tư, có tầm quan trọng ngang với công tác xây dựng, cải tạo, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và tiết kiệm nguồn lực của xã hội. Cần thiết phải nâng cao nhận thức và thiết lập thói quen bảo trì đường GTNT, trước hết là cho các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức xã hội và người dân. Trong đó giữ vai trò, trách nhiệm chính là các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương.
Việc quản lý khai thác, bảo trì phải được thực hiện ngay sau khi con đường được hoàn thành đưa vào sử dụng. Chi phí bảo trì sẽ tăng dần từ thấp đến cao theo tuổi thọ và khối lượng khai thác con đường; việc bảo trì được phân ra nhiều loại theo khối lượng công việc làm để bảo trì đường; việc xây dựng kế hoạch bảo trì được thực hiện theo năm, được xác định từ số liệu thống kê khối lượng bảo trì - số km cần bảo trì, tình trạng đường và định mức bảo trì tương ứng.
Nguồn vốn bảo trì huy động sự đóng góp từ người dân, ngân sách xã, hỗ trợ của tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.
I. CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Thông qua Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, trong đó thường trực là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có nhiệm vụ:
- Giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án;
- Hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra thực hiện Đề án trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố;
- Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
Thông qua Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện, trong đó thường trực là Phòng Kinh tế hạ tầng, có nhiệm vụ:
- Giúp UBND cấp huyện triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn quản lý;
- Hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra và sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn quản lý.
3. Ở cấp xã, tổ nhân dân, thôn, buôn:
Thông qua Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp xã, có nhiệm vụ: triển khai, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác bê tông hóa đường GTNT trên địa bàn; phổ biến, tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Đề án.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP
Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh công tác quản lý chung về GTNT trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch; là cơ quan thường trực tổng hợp, báo cáo nhu cầu đầu tư bê tông hóa đường GTNT của các địa phương cho UBND tỉnh, đồng thời hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật cho cấp huyện.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện:
- Làm đầu mối nhận và giao xi măng cho các huyện, thị xã, thành phố theo nhu cầu đăng ký của từng địa phương;
- Xây dựng, tổng hợp kế hoạch thực hiện hàng năm và cả giai đoạn 2013-2015;
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình GTNT; hướng dẫn các địa phương thực hiện các quy định quản lý kỹ thuật chất lượng xây dựng công trình giao thông;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất các biện pháp, cơ chế chính sách thực hiện để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất cơ chế khai thác, phân bổ, quản lý các nguồn vốn đầu tư phát triển GTNT.
Chủ trì đề xuất ban hành cơ chế hỗ trợ và huy động vốn, thanh quyết toán vốn đầu tư; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kế hoạch vốn đầu tư phát triển GTNT; hướng dẫn, kiểm tra cấp huyện, cấp xã thực hiện thanh toán, quyết toán các nguồn vốn xây dựng đường GTNT.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện Đề án tại các địa phương.
Phối hợp với các Sở Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, UBND cấp huyện tổng hợp đề xuất các biện pháp, cơ chế chính sách thực hiện để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án.
Khai thác các nguồn vốn đầu tư, chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng thủ công nghiệp, làng nghề, hạ tầng thương mại khu vực nông thôn để tranh thủ đầu tư phát triển hệ thống đường GTNT.
UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng, bảo trì đường GTNT, hỗ trợ kỹ thuật cho cấp xã; quản lý số liệu hệ thống đường GTNT. UBND huyện thành lập bộ phận chuyên trách để thực hiện công tác quản lý đường GTNT tại địa phương; bộ phận chuyên trách được bố trí ít nhất một cán bộ có trình độ đại học và một số cán bộ khác có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành xây dựng cầu đường.
- Tổ chức xây dựng, quản lý, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đường GTNT trên địa bàn huyện;
- Cân đối các nguồn vốn cho đường GTNT, xây dựng kế hoạch nâng cấp, cải tạo, duy tu đường GTNT trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố từng năm đảm bảo cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ và nguồn huy động từ xã hội, đạt được mục tiêu đã đặt ra;
- Chỉ đạo cấp xã tổ chức vận động, huy động các nguồn vốn từ người dân, các tổ chức, doanh nghiệp tham gia xây dựng đường GTNT;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các xã thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình do xã, thôn, buôn làm Chủ đầu tư;
- Tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống đường huyện; chỉ đạo cấp xã thực hiện công tác quản lý, bảo trì và khai thác các hệ thống đường xã, thôn, buôn;
- Quyết định đầu tư, thực hiện chức năng Chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng đường GTNT theo phân cấp, ủy quyền.
UBND các xã và thôn, buôn có trách nhiệm tổ chức, quản lý và thực hiện việc xây dựng đường GTNT; vận động sự đóng góp của người dân tham gia xây dựng, bảo trì đường GTNT tại địa phương. Mỗi xã cần sắp xếp, phân công cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ quản lý đường GTNT. - Tổ chức xây dựng, quản lý, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển đường GTNT trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch nâng cấp, cải tạo, duy tu đường GTNT trên địa bàn xã hàng năm phù hợp với nguồn vốn ngân sách nhà nước các cấp và vốn huy động từ các tổ chức xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã, đảm bảo được mục tiêu chung, cân đối được nhu cầu cứng hóa đường GTNT giữa các vùng trong xã.
- Xây dựng kế hoạch, phương án huy động, quản lý vốn từ các tổ chức xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã.
- Tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo trì và khai thác các hệ thống đường xã, thôn, buôn.
- Là Chủ đầu tư các dự án đầu tư theo phân cấp.
- Đề xuất với cấp uỷ và HĐND xã lập bộ phận giám sát ở xã, thôn do Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã làm Trưởng ban và Trưởng ban công tác Mặt trận thôn làm Tổ trưởng./.