HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH
YÊN BÁI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 73/NQ-HĐND
|
Yên Bái,
ngày 07 tháng 12 năm 2021
|
NGHỊ
QUYẾT
VỀ
VIỆC GIAO KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XIX - KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng
6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14
ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc,
tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn
2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày
13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Nghị quyết
số 40/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về phân bổ ngân sách
trung ương năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày
06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đầu tư công;
Căn cứ Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn
đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 125/TTr-UBND ngày 30 tháng
11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc giao kế hoạch vốn ngân
sách nhà nước năm 2022; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo
luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2022 là 3.902.259
triệu đồng, trong đó:
1. Vốn ngân sách trung ương: 1.539.011
triệu đồng, gồm:
- Vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực:
850.206 triệu đồng.
- Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ dự
án liên vùng: 300.000 triệu đồng.
- Vốn nước ngoài: 388.805 triệu đồng.
2. Vốn ngân sách địa phương (vốn đầu
tư phát triển): 1.960.640 triệu đồng, gồm:
- Vốn xây dựng cơ bản tập trung trong
nước: 529.540 triệu đồng.
- Vốn từ nguồn thu sử dụng đất:
1.285.900 triệu đồng.
- Vốn từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 33.000
triệu đồng.
- Vốn từ nguồn thu thuê đất trả tiền một
lần: 30.000 triệu đồng.
- Bội chi ngân sách địa phương: 82.200
triệu đồng.
3. Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư
ngân sách cấp tỉnh: 402.608 triệu đồng, gồm:
- Vốn kiến thiết thị chính và chỉnh
trang đô thị: 115.000 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp giáo dục và đào tạo:
100.000 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp y tế: 50.000 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp giao thông: 86.987 triệu
đồng.
- Vốn duy tu sửa chữa giao thông miền
núi: 15.000 triệu đồng.
- Vốn bảo vệ và phát triển đất trồng
lúa: 25.621 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp kinh tế duy tu, sửa chữa
công trình thủy lợi đầu mối: 10.000 triệu đồng.
Điều 2. Phân bổ vốn ngân sách trung ương (1.539.011 triệu đồng), như
sau:
1. Vốn ngân sách trung ương (đầu tư
theo ngành, lĩnh vực): 850.206 triệu đồng, trong đó:
- Bố trí thu hồi vốn ứng trước: 74.928
triệu đồng.
- Bố trí đối ứng dự án sử dụng vốn nước
ngoài ODA: 10.668 triệu đồng.
- Bố trí cho các dự án chuyển tiếp
giai đoạn 2016 - 2020 sang giai đoạn 2021 - 2025: 300.004 triệu đồng.
- Bố trí cho các dự án chuyển tiếp từ
năm 2021 sang năm 2022: 334.606 triệu đồng.
- Bố trí vốn các dự án khởi công mới
năm 2022: 130.000 triệu đồng.
2. Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực
hiện dự án kết nối liên vùng: 300.000 triệu đồng.
3. Vốn nước ngoài: 388.805 triệu đồng.
Điều 3. Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển ngân sách địa phương
(1.960.640 triệu đồng) như sau:
1. Vốn ngân sách cấp huyện: 831.850
triệu đồng.
- Vốn chi xây dựng cơ bản vốn tập
trung trong nước: 96.150 triệu đồng.
- Vốn từ nguồn thu sử dụng đất:
735.700 triệu đồng.
2. Vốn ngân sách tỉnh: 1.128.790 triệu
đồng, gồm: Vốn chi xây dựng cơ bản vốn tập trung trong nước 433.390 triệu đồng;
vốn từ nguồn thu sử dụng đất 550.200 triệu đồng; vốn từ nguồn thu xổ số kiến
thiết 33.000 triệu đồng; bội chi ngân sách địa phương 82.200 triệu đồng; vốn từ
nguồn thu thuê đất trả tiền một lần 30.000 triệu đồng. Nội dung phân bổ như
sau:
- Chi đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (10%): 55.020 triệu đồng.
- Bố trí để trả nợ gốc các khoản vay của
ngân sách địa phương: 4.800 triệu đồng.
- Bố trí vốn để thực hiện các dự án
ODA sử dụng từ nguồn vốn Chính phủ cho vay lại: 82.200 triệu đồng (vay để bù đắp
bội chi ngân sách địa phương).
- Số vốn còn lại chi xây dựng cơ bản:
986.770 triệu đồng, gồm:
+ Bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án
ODA: 70.000 triệu đồng.
+ Bố trí lồng ghép cho các dự án sử dụng
vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025: 30.000 triệu đồng.
+ Bố trí vốn cho các dự án hoàn thành,
chuyển tiếp: 306.470 triệu đồng.
+ Bố trí khởi công mới năm 2022 (không
bao gồm giáo dục, trụ sở xã): 100.000 triệu đồng.
+ Bố trí chuẩn bị đầu tư các dự án (bao
gồm cả dự án ODA, NGO): 10.600 triệu đồng.
+ Bố trí bổ sung có mục tiêu cho các địa
phương thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn: 50.000 triệu đồng.
+ Bố trí hỗ trợ đầu tư trụ sở xã:
20.000 triệu đồng.
+ Bố trí thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch:
40.000 triệu đồng.
+ Bố trí lồng ghép vốn sự nghiệp thực
hiện đầu tư cơ sở vật chất lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề: 80.000 triệu
đồng.
+ Thực hiện Đề án xây dựng mô hình đô
thị thông minh: 279.700 triệu đồng.
Điều 4. Phân bổ vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư (402.608 triệu đồng)
như sau:
1. Vốn kiến thiết thị chính và chỉnh
trang đô thị: 115.000 triệu đồng.
2. Vốn sự nghiệp giáo dục và đào tạo:
100.000 triệu đồng.
3. Vốn sự nghiệp y tế: 50.000 triệu đồng.
4. Vốn sự nghiệp giao thông: 86.987
triệu đồng.
Bố trí vốn sửa chữa, chi các hoạt động
thường xuyên; bảo đảm giao thông bước 1; bố trí vốn thanh toán gọn cho các dự
án chuyển tiếp; số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới bảo đảm tiến
độ triển khai thực hiện theo quy định.
5. Vốn duy tu sửa chữa giao thông miền
núi: 15.000 triệu đồng.
Lồng ghép các nguồn vốn ngân sách tỉnh
để hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương thực hiện Đề án phát triển giao thông
nông thôn năm 2022.
6. Vốn bảo vệ và phát triển đất trồng
lúa: 25.621 triệu đồng.
- Hỗ trợ thực hiện khai hoang đất trồng
lúa: 300 triệu đồng.
- Lồng ghép các nguồn vốn ngân sách tỉnh
để hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương thực hiện Đề án phát triển giao thông
nông thôn: 10.321 triệu đồng.
- Bố trí khởi công mới các dự án thủy
lợi: 15.000 triệu đồng.
7. Vốn sự nghiệp kinh tế duy tu, sửa
chữa công trình thủy lợi đầu mối: 10.000 triệu đồng.
(Chi tiết phân
bổ như các phụ lục kèm theo)
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Trong quá trình thực hiện, giao Ủy
ban nhân dân tỉnh tổng hợp trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh,
bổ sung và giao chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án đã được Hội đồng nhân dân tỉnh
thông qua trên cơ sở không làm thay đổi tổng mức vốn đã được Hội đồng nhân dân
tỉnh giao tại Nghị quyết này và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần
nhất.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố căn cứ khả năng thu từ sử dụng đất và mức vốn chi xây dựng cơ bản tập
trung trong nước có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và
thực hiện giao chi tiết kế hoạch vốn năm 2022 - Nguồn vốn ngân sách cấp huyện
trước ngày 31/12/2021 bảo đảm quy định của Luật Đầu tư công.
3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Yên Bái khóa XIX - Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2021./.
Nơi nhận:
-
Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- TT. HĐND các huyện, thị xã, thành phố;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KTNS.
|
CHỦ TỊCH
Tạ Văn Long
|