Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Nghị quyết 65/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua Đề án đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế phấn đấu đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình sớm đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước vào năm 2020

Số hiệu 65/NQ-HĐND
Ngày ban hành 08/12/2017
Ngày có hiệu lực 08/12/2017
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Trần Đăng Ninh
Lĩnh vực Thương mại

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/NQ-HĐND

Hòa Bình, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ THÔNG QUA ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU KINH TẾ PHẤN ĐẤU ĐƯA KINH TẾ TỈNH HÒA BÌNH SỚM ĐẠT TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN TRUNG BÌNH CỦA CẢ NƯỚC VÀO NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cNghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 ngày 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng sut lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 917/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;

Thực hiện Kế hoạch số 92-KH/TU ngày 30 tháng 5 năm 2017 của Tỉnh ủy Hòa Bình về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế - phấn đấu đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình sớm đạt trình độ phát triển trung bình của cnước vào năm 2020;

Trên cơ sở Nghị quyết số 121/2015/NQ-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

Xét Tờ trình số 125/TTr-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc thông qua Đề án đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế phấn đấu đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình sớm đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước vào năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế phấn đấu đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình sớm đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước vào năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế

a) Mục tiêu tổng quát

Đi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế theo hướng kết hợp hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu. Ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, du lịch có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng cao, tạo chuyển biến mnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đầu tư phát triển vùng kinh tế động lực. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; thu hút đầu tư có chất lượng, có trọng điểm, xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng GRDP bình quân đạt 8,5 - 9%/năm; trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 10,1%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,5%/năm; dịch vụ tăng 8,9%/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 57,8%; dịch vụ chiếm 26,4%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 15,8%;

Giai đoạn 2016 - 2020, thu hút trên 76.250 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển (bằng khoảng 35% GRDP), tăng bình quân 11,2%/ năm, trong đó: Ngân sách Nhà nước chiếm 20%, vốn FDI chiếm 14%, vốn đầu tư của các dự án trong nước chiếm 33%, vốn đầu tư khu vực doanh nghiệp và tầng lớp dân cư chiếm 33%.

Tăng tỷ trọng giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất: Đối với công nghiệp đạt tỷ lệ 57%, dịch vụ đạt 70% và nông nghiệp đạt 61%. Đến năm 2020, năng suất lao động xã hội bình quân đạt 82 triệu đồng, trong đó, năng suất trong lĩnh vực nông nghiệp 28 triệu đồng, công nghiệp - xây dựng 168 triệu đồng; dịch vụ đạt 194 triệu đồng.

Nâng cao sức cạnh tranh của tỉnh thông qua tập trung cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, phn đấu nằm trong top 40 của cả nước.

Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 3%/ năm; GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.000 - 3.200 USD (tương đương 60 - 65 triệu đồng).

2. Định hướng

a) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, nội bộ ngành

- Cơ cấu kinh tế của tnh về dài hạn là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tập trung đầu tư và có chính sách khuyến khích đầu tư cho các ngành có lợi thế, hình thành rõ nét những ngành, sản phẩm động lực, mũi nhọn, có lợi thế cạnh tranh và tiềm năng của tỉnh. Tăng tỷ trọng phân ngành có giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cao, giảm dần ttrọng những ngành gia công, sơ chế.

- Đối với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Phấn đấu tốc độ tăng trưng tổng sản phẩm bình quân hằng năm đạt 4,5%. Điều chỉnh cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao, dịch vụ nông nghiệp; tập trung vào các sản phẩm đặc sản như cam Cao Phong, bưởi, gà, bò, cây dược liệu, cây công nghiệp và một số rau quả hữu cơ. Đẩy mạnh liên kết, hình thành các chui giá trị sản xuất, chế biến và tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm. Đến năm 2020 giá trthu nhập trên một ha canh tác trung bình đạt 120 triệu đồng, một ha nuôi trồng thủy sản đạt 150 triệu đồng/ha. Cơ cấu nội ngành: Nông nghiệp chiếm 82,8%, lâm nghiệp chiếm 11,2%, thủy sản chiếm 6%; cải tạo được 50% diện tích (trên 6.000 ha) vườn tạp sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

- Đối với ngành công nghiệp - xây dựng: Khuyến khích đầu tư các nhà máy, cơ sở chế biến gắn với xây dựng vùng nguyên liệu; phát triển công nghiệp hỗ trợ, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xi măng với quy mô vừa và lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghiệp chế biến đồ uống (bia, rượu, nước hoa quả, nước giải khát chất lượng cao), nông lâm sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi...

Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng GRDP ngành công nghiệp - xây dựng bình quân hàng năm đạt 9,3% - 10,5%. Đến năm 2020 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GRDP chiếm 57,8% tăng 16,3% so với năm 2015. Cơ cấu nội ngành: Công nghiệp chiếm 87,8%, xây dựng chiếm 12,2%.

- Đối với ngành dịch vụ: Phấn đấu luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, bình quân hàng năm là 8,9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân hàng năm đạt 19%; kim ngạch xuất khẩu tăng 33,5%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng 22%/năm; khối lượng vận tải hàng hóa tăng bình quân 7%/năm; vận chuyển hành khách tăng bình quân 7,5%/năm.

[...]