Nghị quyết 56/2017/NQ-HĐND về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 56/2017/NQ-HĐND
Ngày ban hành 15/07/2017
Ngày có hiệu lực 01/08/2017
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Lê Đình Sơn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/2017/NQ-HĐND

Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 7 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP, ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG GIAI ĐOẠN 2017-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014;

Căn cứ các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 9 năm 2015 quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 về chính sách htrợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hi đất;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/TTLT-BTC-BLĐTBXH;

Căn cứ các thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp; Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo thưng xuyên; Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH, ngày 28 tháng 12 năm 2016 hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ; Thông tư số 44/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 hướng dẫn thực hiện chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù;

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tưng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường bin tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”;

Sau khi xem xét Tờ trình số 239/TTr-UBND, ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2017 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Mục tiêu chung

1. Đa dạng hóa ngành, nghề đào tạo gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trên địa bàn tỉnh cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo; hình thành đội ngũ lao động có tay nghề, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt 70% vào năm 2020; tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.

2. Đối với các ngành nghề phi nông nghiệp: Tập trung đào tạo các nghề để phát triển công nghiệp phụ trợ; đào tạo theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các làng nghề; đào tạo nghề tạo điều kiện cho người lao động vào làm việc tại các khu kinh tế, cụm công nghiệp; đào tạo theo định hướng xuất khẩu lao động, các nghề có thể tự tạo việc làm, tổ chức sản xuất tại địa phương, nhất là khu vực nông thôn.

3. Đối với các ngành nghề nông nghiệp: Đào tạo phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất công nghệ cao và an sinh xã hội nông thôn tại các địa phương; đào tạo gắn với quy hoạch sản phẩm chủ lực, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, với các mô hình sản xuất và kế hoạch xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

Điều 2. Mục tiêu cụ thể

1. Giai đoạn 2017 - 2020: Tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho 53.570 người. Trong đó: Nhóm nghề công nghiệp - xây dựng 17.142 người, chiếm 32%; nhóm nghề thương mại - dịch vụ 17.678 người, chiếm 33%; nhóm nghề nông - lâm - ngư nghiệp 18.750 người, chiếm 35% (Phụ lục 01).

2. Sau đào tạo tỷ lệ lao động có việc làm mới hoặc tiếp tục làm việc cũ nhưng có thu nhập cao hơn đạt từ 75 - 80%.

Điều 3. Đối tượng

1. Lao động có độ tuổi từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam, từ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ; có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, bao gồm:

a) Người lao động là phụ nữ; người khuyết tật;

b) Người lao động có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc người thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp, đất kinh doanh bị thu hồi;

c) Người lao động thuộc các hộ gia đình có cá nhân có tên trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;

d) Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tham gia học nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ, nhiệm vụ (sau đây gọi tắt là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ);

đ) Người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng, chưa được xóa án tích (sau đây gọi tắt là người chấp hành xong án phạt tù).

2. Ưu tiên đào tạo nghề cho lao động là người khuyết tật; người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh; lao động nữ bị mất việc làm; ngư dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển.

Điều 4. Ngành nghề và định mức chi phí đào tạo

[...]