Nghị quyết 50/NQ-HĐND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023 do tỉnh Bình Thuận ban hành
Số hiệu | 50/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 09/12/2022 |
Ngày có hiệu lực | 09/12/2022 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký | Nguyễn Hoài Anh |
Lĩnh vực | Thương mại,Văn hóa - Xã hội |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/NQ-HĐND |
Bình Thuận, ngày 09 tháng 12 năm 2022 |
VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Xét các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các cơ quan hữu quan và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành nội dung đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023 với các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được nêu trong báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan hữu quan; Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số vấn đề sau đây:
I. Nhiệm vụ chung và các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2023
1. Nhiệm vụ chung
Thực hiện đầy đủ, kịp thời các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 06 Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy (khóa XIV) đã ban hành. Tập trung triển khai các nhiệm vụ, các công trình, dự án có tính đột phá, tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo sự đồng thuận xã hội. Rà soát, sử dụng, phân bổ các nguồn lực hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2023.
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu:
(1) Tổng sản phẩm nội tỉnh GRDP tăng |
: 7,0 - 7,2% |
Trong đó: |
|
- Nông - lâm - thủy sản tăng |
: 2,5 - 2,81% |
- Công nghiệp - xây dựng tăng |
: 9,0 - 9,50% |
Trong đó: |
|
+ Công nghiệp tăng |
: 8,5 - 8,90% |
+ Xây dựng tăng |
: 11,0 - 12,27% |
- Dịch vụ tăng |
: 8,0 - 8,90% |
(2) Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội |
: 6,80% |
(3) Kim ngạch xuất khẩu |
: 974 triệu USD |
Trong đó: kim ngạch xuất khẩu hàng hóa |
: 819 triệu USD |
(4) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn |
: 10.006 tỷ đồng |
Trong đó: Thu nội địa (không kể dầu thô) |
: 8.606 tỷ đồng |
(5) Chi đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương |
: 3.034 tỷ đồng |
(6) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên |
: 0,83% |
(7) Giảm tỷ lệ hộ nghèo |
: 0,52% |
(8) Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động ở thành thị |
: 2,6% |
(9) Tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức |
: 71,5% |
Trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ |
: 28,45% |
(10) Số bác sỹ /10.000 dân |
: 8,4 bác sỹ |
(11) Số giường bệnh /10.000 dân |
: 30,8 giường |
(12) Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh |
: 98,8% |
(13) Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch |
: 71% |
(14) Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom xử lý |
: 95% |
(15) Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường |
: 100% |
(16) Tỷ lệ che phủ rừng (bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) |
: 43% |
(17) Tỷ lệ độ che phủ chung (bao gồm cây công nghiệp và cây lâu năm). |
: 55% |
II. Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu
Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, đầu tư công năm 2023, các Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIV)[1] và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 289/TB-VPCP ngày 19/9/2022 của Văn phòng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh. Triển khai hiệu quả chủ đề năm 2023 theo Nghị quyết của Tỉnh ủy: “Chỉnh trang đô thị, giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp” gắn với tổ chức tốt Năm Du lịch quốc gia 2023 tại Bình Thuận. Thực hiện tốt 03 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và giảm nghèo bền vững.
1.1. Tiếp tục thực hiện cơ cấu và thúc đẩy phát triển 03 trụ cột kinh tế
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 31/12/2021 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đôn đốc các Bộ, ngành Trung ương sớm tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Khuyến khích phát triển công nghiệp bảo quản sau thu hoạch; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến theo hướng tăng sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao, nhất là chế biến nông - lâm - thủy sản và các sản phẩm lợi thế của tỉnh. Kêu gọi thu hút đầu tư các dự án công nghiệp phụ trợ cho ngành năng lượng, các dự án sản xuất các thiết bị điện, linh kiện điện tử, lắp ráp máy móc, ô tô, xe máy... Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, cung ứng sản phẩm. Đẩy nhanh tiến độ thi công hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/9/2021 của Tỉnh ủy về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao. Khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa và đảm bảo truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Đẩy mạnh thực hiện chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản phù hợp với điều kiện của tỉnh. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm thanh long. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn gắn với kiểm soát thú y và hoạt động giết mổ tập trung, bảo đảm vệ sinh môi trường. Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; nâng cao năng suất, giá trị rừng trồng. Quan tâm chỉ đạo quản lý, vận hành hiệu quả các hồ thủy lợi phục vụ nhu cầu nước sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Xây dựng nông thôn mới toàn diện, bền vững, đạt mục tiêu đề ra.
- Phát huy hiệu quả khai thác xa bờ gắn với chủ quyền biển, đảo. Chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với chế biến, tạo giá trị gia tăng cao. Tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Giữ vững uy tín, chất lượng, thương hiệu tôm giống Bình Thuận song song với phát triển vùng sản xuất tôm giống tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Nghiên cứu triển khai hình thành khu kinh tế ven biển theo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 24/10/2021 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Xây dựng Quy hoạch chung Khu du lịch quốc gia Mũi Né theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổ chức thực hiện Đề án Phát triển kinh tế đêm của tỉnh đến năm 2030. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, tiếp tục mở rộng liên kết, tạo nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, đạt chuẩn quốc tế. Tăng cường công tác quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch Bình Thuận; thu hút mạnh mẽ du khách quốc tế trở lại Bình Thuận, giữ vững hình ảnh du lịch Bình Thuận “An toàn - thân thiện - chất lượng”. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, có thương hiệu, uy tín, năng lực, kinh nghiệm để đầu tư các dự án quy mô lớn ở những khu vực có tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh theo quy hoạch. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và chỉ đạo chuẩn bị chu đáo nội dung, các điều kiện cần thiết để tổ chức thành công các hoạt động Năm Du lịch quốc gia 2023.
- Coi trọng khai thác và phát triển thị trường tiêu thụ nội địa; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình chuyển đổi số, thương mại điện tử. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu nhằm tìm kiếm, khai thác các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng. Tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm lợi thế của tỉnh. Phát triển các ngành dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ hỗ trợ khác. Đồng thời, triển khai thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, điều hành để bình ổn giá, góp phần kiểm soát lạm phát.
1.2. Huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 28/12/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đến năm 2025. Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư, tăng cường giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, chính sách ưu đãi để mời gọi, thu hút các nhà đầu tư lớn, có năng lực thực hiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh. Tạo điều kiện cho các dự án có tính khả thi cao sớm triển khai đầu tư, kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai, không có lý do chính đáng. Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương sớm hoàn thành tuyến cao tốc Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn tỉnh), tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công đường ĐT.719B và đường Hàm Kiệm - Tiến Thành; tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy tiến độ đầu tư hạng mục hàng không dân dụng của Cảng hàng không Phan Thiết,...Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh, nhất là hoàn thiện hồ sơ, thủ tục sớm khởi công dự án Chung cư sông Cà Ty, Công viên Hùng Vương, Nhà tang lễ tỉnh; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cầu Văn Thánh, đường liên huyện dọc tuyến kênh chính qua huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong và hạ tầng các khu công nghiệp của tỉnh. Quan tâm đầu tư nâng cấp, sửa chữa cơ sở y tế xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn. Huy động các nguồn lực đầu tư nghĩa trang sinh thái gắn với nhà hỏa táng, các nhà máy xử lý rác thải.
- Thực hiện tốt các giải pháp để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ doanh nghiệp theo các nghị quyết của Chính phủ. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định, chính sách về thu hút đầu tư. Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính, sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật; quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
1.3. Thu, chi ngân sách nhà nước