Nghị quyết 4b/2006/NQCĐ-HĐND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương từ năm 2007 đến năm 2010 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 4b/2006/NQCĐ-HĐND
Ngày ban hành 04/11/2006
Ngày có hiệu lực 14/11/2006
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Mễ
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4b/2006/NQCĐ-HĐND

Huế, ngày 04 tháng 11 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHOÁ V, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán năm 2007;

Căn cứ Thông tư số 56/2006/TT-BTC ngày 23/6/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2007;

Sau khi xem xét Tờ trình số 3964/TTr-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương từ năm 2007 đến năm 2010; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành và thông qua các nội dung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương từ năm 2007 đến năm 2010 với các nội dung sau:

1. Nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi:

- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp; thúc đẩy thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công; sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước; khuyến khích xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa thông tin, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, môi trường... nhằm huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Phân cấp tối đa nguồn thu trên địa bàn để đảm bảo các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ chi được giao, hạn chế bổ sung từ ngân sách cấp trên. Đồng thời, cũng hạn chế việc phân cấp cho nhiều cấp ngân sách đối với các nguồn thu có quy mô nhỏ. Tăng cường phân cấp nguồn thu cho ngân sách huyện và ngân sách xã tương ứng với nhiệm vụ chi ngân sách của mỗi cấp, công tác thu của các cấp chính quyền địa phương. Tăng dần khả năng tự cân đối của ngân sách xã, phường, thị trấn.

Ngân sách tỉnh nắm giữ các nguồn thu chủ yếu để đáp ứng cho nhiệm vụ chi lớn, quan trọng về phát triển giáo dục và đào tạo, y tế; đầu tư cơ sở hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương được chủ động sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà ngân sách cấp mình hưởng để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối.

- Việc phân cấp cần tạo điều kiện để xác định tỷ lệ phân chia đơn giản, thuận tiện trong hạch toán thu ngân sách nhà nước, dễ kiểm tra, đối chiếu việc phân chia giữa ngân sách các cấp.

- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo; trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ ủy quyền đó.

2. Nguồn thu của ngân sách nhà nước các cấp:

2.1. Ngân sách cấp tỉnh:

2.1.1. Các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100%:

a. Thu từ các khoản phải nộp ngân sách theo qui định của pháp luật (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài, phí, thuế tài nguyên..) hạch toán theo mục lục ngân sách nhà nước từ:

- Doanh nghiệp nhà nước và sự nghiệp công lập có hoạt động kinh tế do Trung ương và tỉnh quản lý trên địa bàn;

- Doanh nghiệp trong nước có vốn nhà nước thuộc tỉnh quản lý;

- Doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài;

- Doanh nghiệp trong tỉnh được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư ra nước ngoài;

- Các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, các Khu Công nghiệp do Uỷ ban nhân dân tỉnh (hoặc ủy quyền cho các Ban Quản lý khu) cấp giấy phép họat động (không gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu ngân sách Trung ương hưởng 100% theo qui định).

b. Các khoản thu từ các hoạt động khác:

[...]