Nghị quyết 46/2012/NQ-HĐND về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Số hiệu | 46/2012/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 11/01/2012 |
Ngày có hiệu lực | 21/01/2012 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kiên Giang |
Người ký | Nguyễn Thanh Sơn |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí,Tài nguyên - Môi trường |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2012/NQ-HĐND |
Kiên Giang, ngày 11 tháng 01 năm 2012 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC BAN HÀNH MỨC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 158/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 119/TTr-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Báo cáo thẩm tra số 01/BC-HĐND ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Tờ trình số 119/TTr-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, cụ thể như sau:
1. Đối tượng nộp phí
Các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
2. Đối tượng chịu phí và mức thu
a) Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản không kim loại:
- Đá làm vật liệu xây dựng thông thường: Mức thu là 3.000 đồng/tấn;
- Đá làm vật liệu xây dựng thông thường và các loại đá khác (đá làm xi măng, khoáng chất công nghiệp…): Mức thu là 3.000 đồng/tấn;
- Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình; đất sét, đất làm gạch, ngói; các loại đất khác (trừ đất làm thạch cao và cao lanh): Mức thu là 2.000 đồng/m3;
- Than bùn: Mức thu là 10.000 đồng/tấn.
b) Giao Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc quy đổi đơn vị tính cho phù hợp với từng loại khoáng sản.
c) Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản không kim loại tận thu bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản không kim loại tương ứng quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này.
3. Đối tượng không thu phí
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó; trường hợp đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản đó.
4. Cơ quan thu phí
Giao cơ quan thuế (nơi quản lý thu thuế tài nguyên) trực tiếp quản lý thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản không kim loại.
5. Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
a) Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản nói trên là khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100%.
b) Nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được cân đối nhiệm vụ chi trong dự toán hàng năm, quản lý, sử dụng và quyết toán thực hiện đúng quy định hiện hành.