NỘI DUNG KẾ HOẠCH
VỀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ NGUỒN
NHÂN LỰC- GIẢI QUYẾT-VIỆC LÀM-GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 45/2011/NQ-2011/NQ-HĐND
ngày 09 /12/2011 của HĐND tỉnh)
I. Mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu:
1. Mục
tiêu:
Phát triển,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,
góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao đời sống của nhân dân. Xây dựng và
phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu phục vụ
phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân, để các hộ nghèo vươn lên thoát
nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo.
2. Chỉ
tiêu chủ yếu đến năm 2015:
- Có 50% trường
đạt chuẩn quốc gia; có 40% - 50% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo
dục trung học.
- Tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt 60%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 40%.
- Cơ cấu đào tạo
nghề:
+ Theo trình độ
cao đẳng 15%; trung cấp 25%; sơ cấp 60%
+ Theo khu vực:
. Khu vực I
(nông, lâm nghiệp và thủy sản): 84.000 người.
. khu vực II
(công nghiệp và xây dựng): 112.000 người.
. Khu vực III (thương
mại và dịch vụ); 90.000 người.
- Giải quyết
việc làm cho 150.000 lao động (bình quân mỗi năm 30.000 lao động).
- Hạ tỷ lệ thất
nghiệp ở thành thị xuống dưới 4%. Tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn
lên 85%.
- Chuyển dịch
cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động kỹ thuật; tăng tỷ trọng lao động lĩnh
vực công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ; giảm tỷ trọng lao động khu vực
nông-lâm-ngư nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng lao động khu vực nông -
lâm - ngư nghiệp 30%, công nghiệp xây dựng 39%, thương mại - dịch vụ 31%.
- Tỷ lệ hộ
nghèo dưới 3%; mỗi năm giảm bình quân 1% hộ nghèo. Theo chuẩn của tỉnh (thành
thị 540.000 đồng/người/tháng, nông thôn 400.000đồng/người/tháng).
III. Nhiệm vụ
và giải pháp chủ yếu:
1. Về truyền thông: tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị các cấp và sự đồng thuận
xã hội, sự hưởng ứng tích cực của toàn dân đối với nhiệm vụ phát triển đồng bộ
nguồn nhân lực - giải quyết việc làm - giảm nghèo.:
- Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh thông
tin tuyên truyền đến các cấp, các ngành và nhân dân hiểu và nắm vững việc phát
triển đồng bộ nguồn nhân lực - giải quyết việc làm - giảm nghèo có ý nghĩa quyết
định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo sự đồng thuận
trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân để
thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện đầy đủ và có
hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ cho hộ nghèo, phát triển sản xuất kinh
doanh, tư tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát
nghèo; hướng dẫn cách tổ chức lao động sản xuất, khuyến nông, khuyến công và
chuyển giao khoa học-công nghệ, liên kết chặt chẽ 4 nhà (nhà nước - nhà nông -
nhà khoa học - nhà doanh nghiệp) trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng, nhân rộng các mô hình
đào tạo nghề, giải quyết việc làm - giảm nghèo hiệu quả và các điển hình tiên
tiến tự vươn lên thoát nghèo.
2. Về nguồn nhân lực: phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề,
tạo cơ hội cho người lao động nâng cao trình độ học
vấn, chuyên môn kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
- Thực hiện có hiệu quả chương
trình phổ cập giáo dục trung học giai đoạn 2011 - 2015, góp phần nâng cao trình
độ dân trí để người dân có điều kiện tham gia học nghề, tiếp thu khoa học -
công nghệ mới, phục vụ tốt sản xuất và đời sống.
- Xác định nhu cầu thị trường lao
động trong tương lai nhằm đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng,
thu hút học sinh vào học nghề, khắc phục dần tình trạng mất cân đối giữa đào tạo
cao đẳng, đại học với trung học chuyên nghiệp - dạy nghề, đội ngũ kỹ sư với
công nhân kỹ thuật lành nghề. Xây dựng chính sách liên kết chặt chẽ giữa cơ sở
đào tạo nghề với cơ sở sử dụng lao động.
- Tổ chức thực hiện Đề án phát triển
mạng lưới các cơ sở dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020. Tập trung phát triển các
Trung tâm dạy nghề các huyện để tạo điều kiện cho lao động nông thôn, lao động
trong vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất và lao động thuộc các đối tượng đặc
thù được học nghề, chuyển đổi nghề, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
3. Về giải quyết việc làm: đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, tạo nhiều việc làm
cho người lao động, người nghèo tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
- Xây dựng kế hoạch phát triển những
ngành trọng điểm ( điện, điện tử, cơ khí…) sử dụng lao động có kỹ thuật và công
nghệ cao phục vụ sản xuất, chế biến, phát triển ngành dịch vụ giá trị cao. Có
chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục và mở rộng
các nghề, làng nghề truyền thống sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ
tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, người nghèo.
- Xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và quy hoạch vùng chuyên canh nông nghiệp
có giá trị cao; cánh đồng mẫu lớn, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế
biến, tiêu thụ và dịch vụ phục vụ sản xuất để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có
và sử dụng lao động tại chỗ.
- Thực hiện tốt hoạt động đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài, theo hướng nâng dần chuyên môn và kỹ năng
nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của nước sở tại; hạn chế tối đa xuất khẩu lao động
phổ thông.
- Xây dựng mạng thông tin điện tử,
cập nhật thường xuyên về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong tỉnh và
chính sách hỗ trợ đào tạo nghề để người lao động chủ động trong học nghề và tìm
việc làm.
4. Về giảm nghèo: thực hiện tốt các chương trình, dự án hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo, xã
nghèo vươn lên thoát nghèo.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến
khích hộ nghèo, người nghèo đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập,
cải thiện cuộc sống, tự tin vươn lên thoát nghèo bền vững. Hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, cho lao động nghèo được
học nghề, phát triển ngành nghề phù hợp cho người nghèo, khuyết tật và đối tượng
yếu thế, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm.
- Thực hiện đầy đủ chế độ chính
sách trợ giúp tại cộng đồng cho đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, đảm bảo
phân bổ nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo, người khuyết tật. Thực hiện
chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và chi phí học tập,
tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hỗ trợ
nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường cho hộ nghèo, cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn
phí cho người nghèo, người thuộc hộ cần nghèo.
5. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho phát triển đồng bộ nguồn nhân lực -
giải quyết việc làm - giảm nghèo, làm cơ sở thực hiện thắng lợi các mục tiêu của
Chương trình:
- Xây dựng Đề án củng cố, kiện
toàn đội ngũ cán bộ thực hiện Chương trình này từ tỉnh đến cơ sở, bố trí đủ mỗi
xã, phường, thị trấn một cán bộ không chuyên trách để triển khai, theo dõi
xuyên suốt việc thực hiện chương trình; tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng
lực cho đội ngũ cán bộ, nhất là ở cơ sở. Ban hành chính sách phù hợp đẩy mạnh
xã hội hóa, huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ thực hiện chương trình, trong đó
Nhà nước định hướng, khuyến khích, tạo điều kiện; cộng đồng xã hội và doanh
nghiệp chủ động, nòng cốt trong đào tạo nghề - giải quyết việc làm cho người
lao động.
- Hàng năm bố trí kinh phí xây dựng
trường lớp, trang thiết bị, dụng cụ học tập cho các cơ sở giáo dục và dạy nghề
công lập theo các chương trình, dự án được duyệt. Bố trí ít nhất 2 tỷ đồng/xã
có tỉ lệ hộ nghèo trên 20% để đầu tư xây dựng công trình thiết yếu. Bảo đảm nguồn
kinh phí thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội cho người nghèo, hộ nghèo. Chủ
động thực hiện lồng ghép nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, ưu tiên đầu tư
các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, các xã vùng sâu, xa, vùng căn cứ cách mạng, xã
bãi ngang, biên giới thực hiện tốt chương trình, góp phần rút ngắn khoảng cách
về thu nhập và mức sống giữa các vùng.
6. Nâng cao năng lực lãnh đạo
của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể:
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các
cấp ủy đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền, nhất
là cấp cơ sở trong tổ chức thực hiện . Tăng cường mối quan hệ phối hợp đồng bộ
và chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan và thực hiện lồng ghép chương
trình này với các chương trình đột phá khác trong quá trình chỉ đạo, điều hành,
thực hiện. Thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình, kịp thời
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức đoàn thể tích cực tham gia phối hợp thực hiện, vận động hội
viên, đoàn viên phát huy tinh thần đoàn kết, hỗ trợ cùng nhau vươn lên thoát
nghèo. Tích cực vận động các tổ chức, cá nhân từ thiện đóng góp chăm lo cho hộ
nghèo, người nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên hòa nhập cộng đồng./.