ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 426/NQ-UBTVQH13
|
Hà Nội, ngày 23
tháng 12 năm 2011
|
NGHỊ QUYẾT
THÀNH LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN GẮN
VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số
điều theo Nghị
quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội;
Căn cứ Nghị quyết số 407/NQ-UBTVQH13 về Chương trình hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2012;
Căn cứ Kế hoạch số 80/KH-UBTVQH13 Triển khai thực hiện chương trình hoạt động giám
sát của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc
hội năm 2012;
QUYẾT NGHỊ:
Điều
1.
1. Thành lập Đoàn giám sát của
Ủy ban thường vụ Quốc hội về “Việc thực
hiện chính sách, pháp luật về quản lý,
khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi
trường” (có danh sách kèm theo).
2. Đoàn giám sát mời đại diện một số cơ quan, một số
chuyên gia tham gia các hoạt động của Đoàn.
Điều
2.
Nội dung, kế hoạch giám sát cụ
thể được ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Điều
3.
Đoàn giám sát có trách nhiệm
tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát; báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Phiên họp tháng 8
năm 2012.
Điều
4.
1. Căn cứ vào kế hoạch giám
sát chung, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban
của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có thể tổ chức giám sát
sâu một số vấn đề bức xúc nhất thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng và các Ủy ban.
2. Các Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức giám sát tại
địa phương, báo cáo kết quả giám sát bằng văn bản cho Đoàn giám sát để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều
5.
1. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc
hội chủ trì giúp Đoàn giám sát triển khai nội dung kế hoạch giám sát.
2. Văn phòng Quốc hội tổ chức phục vụ các hoạt động
của Đoàn giám sát.
Điều
6.
Đoàn giám sát, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hội đồng
Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các
Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức
liên quan, các địa phương có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nơi nhận:
- Ủy ban
thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Thường trực HĐDT và các UB của QH;
- VPTW Đảng, VPCTN, VPQH, VPCP;
- Các Bộ: TN&MT, CT, NN&PTNT, KH&ĐT, XD, TC, Y tế, KH&CN,
GTVT, TP, QP, CA;
- TANDTC, VKSNDTC;
- Ủy ban Trung ương MTTQVN;
- Thành viên Đoàn giám sát;
- Các Đoàn ĐBQH; Thường trực HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- VP Đoàn ĐBQH&HĐND, VP UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Vụ, đơn vị: KH,CN&MT, TH, KH-TC, TC-KT, QT của VPQH;
- Lưu: HC, KHCNMT, TH.
|
TM. ỦY BAN THƯỜNG
VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH
Nguyễn Sinh Hùng
|
DANH SÁCH
ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 426/NQ-UBTVQH13
ngày 23/12/2011
của Ủy ban thường vụ Quốc hội)
I - THÀNH VIÊN ĐOÀN GIÁM SÁT
1) Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Ban chấp
hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo, phụ trách chung.
2) Đồng chí Phan Xuân Dũng, Ủy viên Ban chấp hành
Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công
nghệ và Môi trường, Trưởng Đoàn.
3) Đồng chí Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Phó
Trưởng Đoàn thường trực.
4) Đồng chí Lê Bộ Lĩnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Phó
trưởng Đoàn.
5) Đồng chí Nguyễn Vinh Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Phó
trưởng Đoàn.
6) Đồng chí Lê Quang Huy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Phó
trưởng Đoàn.
7) Đồng chí Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó trưởng Đoàn.
8) Đồng chí Nguyễn Văn Luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp,
thành viên.
9) Đồng chí Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban
Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thành viên.
10) Đồng chí Lê Hồng Tịnh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thành
viên.
11) Đồng chí Phùng Đức Tiến, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thành
viên.
12) Đồng chí Nguyễn Lâm Thành, Ủy viên Thường trực
Hội đồng Dân tộc, thành viên.
13) Đồng chí Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp
luật, thành viên.
14) Đồng chí Bùi Ngọc Chương, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội, thành viên.
15) Đồng chí Bùi Đức Thụ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính và Ngân sách, thành viên.
16) Đồng chí Phan Văn Trường, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, thành viên.
17) Một số Ủy viên Ủy
ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thành viên.
18) Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi giám sát,
thành viên.
II- ĐẠI BIỂU MỜI THAM GIA MỘT SỐ
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT
1) Đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội.
2) Đại diện Văn phòng Chính phủ.
3) Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4) Đại diện Bộ Công thương.
5) Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6) Đại diện Bộ Xây dựng.
7) Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8) Đại diện Bộ Giao thông vận tải.
9) Đại diện Bộ Tư pháp.
10) Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ.
11) Đại diện Bộ Công an.
12) Đại diện Bộ Quốc phòng.
13) Đại diện Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
14) Đại diện Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật
Việt Nam và một số viện nghiên cứu.
III- TỔ TỔNG HỢP, THAM MƯU GIÚP
VIỆC ĐOÀN GIÁM SÁT
1) Đại diện Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
2) Đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội.
3) Đại diện lãnh đạo, chuyên viên một số Vụ, đơn vị
của Văn phòng Quốc hội (các Vụ KHCN&MT, Tổng hợp, Kinh tế, Các vấn đề xã hội và Cục quản trị).
4) Cán bộ, chuyên viên một số bộ, ngành hữu quan.
5) Một số chuyên gia liên quan đến lĩnh vực giám
sát.
KẾ HOẠCH, NỘI DUNG GIÁM SÁT
“VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN
LÝ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 426/NQ-UBTVQH13 ngày 23/12/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội)
I- MỤC ĐÍCH
Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, tồn
tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đối với việc thực hiện chính
sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng
sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng
sản, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy
mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật
về quản lý, khai thác khoáng sản và bảo vệ
môi trường trong hoạt động khoáng sản.
II- NỘI DUNG GIÁM SÁT
Để thực hiện mục đích nêu trên, Đoàn giám sát thực
hiện giám sát các nội dung sau đây:
1. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống chính sách về quản lý,
khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường
trong hoạt động khoáng sản:
- Đối với quản lý, khai thác khoáng sản từ ngày 01/9/1996 (ngày Luật khoáng sản năm 1996 có hiệu lực) đến ngày 31/3/2012;
- Đối với bảo
vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
từ ngày 01/7/2005 (ngày Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực) đến
ngày 31/3/2012.
2. Công tác chỉ đạo, điều
hành, tổ chức thực hiện của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân (UBND) các
cấp; việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động
khoáng sản.
3. Việc thực hiện chính sách, quy định của pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản và
bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng
sản.
4. Hiện trạng quản lý, khai thác khoáng sản và hiện trạng môi trường trong khai
thác khoáng sản.
5. Nguyên nhân của kết quả đạt được, tồn tại, hạn
chế.
6. Kiến nghị các giải pháp
đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp
luật về quản lý, khai thác khoáng sản và
bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng
sản.
III- PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG GIÁM
SÁT
1. Phạm vi giám sát
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động
khoáng sản giai đoạn từ năm 2000 đến năm
2011 và có cập nhật đến ngày 31/3/2012.
2. Đối tượng giám sát
2.1. Các bộ, ngành Trung ương
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng,
Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ
Giao thông vận tải; các cơ quan hữu quan khác.
2.2. Các địa phương và các đơn vị khai thác khoáng sản
Các địa phương có hoạt động khai thác khoáng sản; các doanh nghiệp và cơ sở khai thác
khoáng sản.
IV- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Bộ Công thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng báo cáo theo Đề cương nội dung báo cáo
do Đoàn giám sát đề ra.
2. Đề nghị các Đoàn Đại biểu Quốc hội căn cứ vào
chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội chủ động tổ chức giám sát về nội dung này tại địa
phương và báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban
thường vụ Quốc hội theo quy định.
3. Yêu cầu các cơ quan hữu quan báo cáo những vấn đề
cụ thể theo yêu cầu của Đoàn giám sát.
4. Tổ chức các cuộc họp nghe các bộ, ngành báo cáo.
5. Đi giám sát thực tế tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khảo sát tại một
số cơ sở khai thác khoáng sản.
6. Nghiên cứu,
điều tra, khảo sát để thu thập thông tin
độc lập về nội dung chuyên đề giám sát.
7. Tổ chức một số hội nghị, hội thảo chuyên đề.
8. Nghiên cứu, đánh giá, phân tích, tổng hợp các
thông tin, số liệu của các báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành và các địa
phương trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011 và có cập nhật đến ngày 31/3/2012.
V - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội
a) Tổ chức một số Đoàn công tác để tiến hành giám
sát theo yêu cầu của chuyên đề giám sát và sự chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội
phụ trách.
b) Tổ chức hội thảo, hội nghị đánh giá kết quả giám
sát, hoàn chỉnh Báo cáo giám sát.
c) Báo cáo kết quả giám sát tại Phiên họp tháng 8/2012 của Ủy
ban thường vụ Quốc hội.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội
và theo sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ
Quốc hội.
2. Ủy ban
Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT)
a) Chủ trì, điều
phối, tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát.
b) Là đầu mối tiếp nhận báo cáo, ý kiến của các Bộ,
ngành, cơ quan, Đoàn đại biểu Quốc hội, UBND
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội để hoàn chỉnh Báo cáo giám
sát trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
c) Cử các thành viên Ủy
ban tham gia Đoàn giám sát.
3. Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội
a) Cử thành viên tham gia Đoàn giám sát.
b) Tham dự các buổi làm việc của Đoàn giám sát.
c) Tham gia ý kiến vào báo cáo của Đoàn giám sát.
d) Khi xét thấy cần thiết, có thể có báo cáo riêng,
cụ thể hơn về những nội dung có liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường để gửi đến
Đoàn giám sát.
4. Văn phòng Quốc hội
a) Tổ chức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.
b) Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Thường trực Ủy ban
KHCN&MT giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội
và Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện theo
yêu cầu của Đoàn giám sát.
5. Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh
a) Chính phủ
- Chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương thuộc đối tượng
giám sát thực hiện các yêu cầu của Đoàn giám sát.
- Chuẩn bị Báo cáo gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội (qua Ủy
ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội) trước ngày 20/5/2012.
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ
Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan hữu quan:
- Cử đại diện tham gia một số hoạt động giám sát
theo đề nghị của Đoàn giám sát.
- Gửi Báo cáo đến Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội (qua Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc
hội) theo nội dung cụ thể do Đoàn giám sát yêu cầu thuộc chức năng, nhiệm vụ của
bộ, ngành (trước ngày 15/3/2012).
c) Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Chuẩn bị các báo cáo, làm việc với Đoàn giám sát
và thực hiện các yêu cầu khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn giám sát.
- Gửi Báo cáo đến Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội (qua Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc
hội) trước ngày 15/4/2012 (các địa phương có Đoàn giám sát đến làm
việc gửi báo cáo cho Đoàn giám sát 10 ngày trước khi Đoàn đến theo kế hoạch
giám sát).
6. Các Đoàn đại biểu Quốc hội
- Phối hợp với Đoàn giám sát khi Đoàn đến giám sát
tại địa phương; cử thành viên tham gia khi Đoàn giám sát đến làm việc tại địa
phương.
- Chủ động tổ chức giám sát tại địa phương, gửi báo
cáo kết quả giám sát theo nội dung, yêu cầu của Đoàn giám sát đến Ủy ban thường vụ Quốc hội (qua Ủy ban KHCN&MT) trước ngày 15/4/2012.
7. Các bước tiến hành
a) Giai đoạn I (từ cuối tháng 11/2011
đến hết tháng 12/2011)
- Xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Đoàn giám
sát kèm theo danh sách Đoàn giám sát, kế hoạch giám sát, đề cương nội dung yêu
cầu các cơ quan hữu quan báo cáo.
- Gửi công văn đề nghị Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan hữu quan cử đại
diện tham gia Đoàn giám sát.
- Xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Đoàn giám
sát; thành phần Đoàn giám sát, kế hoạch giám sát, nội dung giám sát kèm theo
Nghị quyết.
- Trình Ủy ban
thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát.
- Chuẩn bị bộ tài liệu phục vụ hoạt động giám sát
(các văn bản chính sách, pháp luật,
thông tin cơ bản khác).
- Gửi công văn đến Thường trực Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu chuẩn bị báo cáo theo các nội dung giám
sát để gửi cho Đoàn giám sát.
b) Giai đoạn II (từ tháng 1 đến tháng 3/2012):
- Họp Đoàn giám sát phổ biến Kế hoạch giám sát.
- Thu thập, nghiên cứu, cung cấp tài liệu cho thành
viên Đoàn giám sát;
- Tổ chức hội thảo về các vấn đề có liên quan đến nội
dung giám sát;
- Làm việc với một số Bộ, ngành, đơn vị có liên
quan để nghe các báo cáo sơ bộ.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung chi tiết của từng Đoàn công tác, phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị các
công việc cần thiết cho Đoàn công tác.
c) Giai đoạn III (từ tháng 3/2012 - tháng 4/2012
và cuối tháng 6/2012 đến giữa tháng 7/2012)(*)
- Đôn đốc Văn phòng Chính phủ gửi Báo cáo của Chính
phủ.
- Tổ chức nghiên cứu
tài liệu, Báo cáo của các Bộ, Ủy ban nhân
dân, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
- Tổ chức Đoàn công tác giám sát tại các địa
phương, làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh;
tiến hành giám sát thực tế tại một số cơ sở khai thác khoáng sản, đặc biệt là: than, sắt, bôxít, titan, vàng. Theo lộ
trình thời gian dự kiến là:
1. Đầu tháng 3/2012:
Dự kiến giám sát tại Khánh Hòa, Bình Định, Bình Thuận về tình hình quản lý,
khai thác Titan, kaolin, cát thủy tinh,
đá xây dựng - đá ốp lát và một số khoáng
sản khác.
2. Cuối tháng
3/2012: Dự kiến giám sát tại Nghệ
An, Hà Tĩnh về tình hình quản lý, khai thác titan, vàng, quặng sắt và một số khoáng sản khác.
3. Đầu tháng
4/2012: Dự kiến giám sát tại Lâm Đồng,
Đắc Nông về tình hình quản lý, khai thác bôxít, vàng, thiếc, đá quý, thạch anh,
đá granit và một số khoáng sản khác.
4. Cuối tháng
4/2012: Dự kiến giám sát tại Lào
Cai, Hà Giang, Bắc Kạn về tình hình quản lý, khai thác quặng sắt, vàng, bôxít,
apatit, đồng, chì, kẽm, đất hiếm, ăngtimon, mangan, vonfram, đá và một số khoáng sản khác.
5. Cuối tháng 6/2012
đến đầu tháng 7/2012: Dự kiến giám sát tại Bắc Giang, Quảng Ninh về tình
hình quản lý, khai thác than, quặng sắt, đồng và vật liệu xây dựng, đá và một số
khoáng sản khác.
d) Giai đoạn IV (từ tháng 5/2012 đến tháng 7/2012)
Đầu tháng 5/2012
đến cuối tháng 6/2012:
- Tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, số liệu
Báo cáo của các Bộ, Ủy ban nhân dân, Đoàn
đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đoàn giám sát nghe một số Bộ, ngành Trung ương
báo cáo.
- Xây dựng đề
cương báo cáo kết quả giám sát.
Tháng 7/2012:
- Xây dựng dự thảo Báo cáo giám sát; xin ý kiến các
thành viên Đoàn giám sát.
- Tổ chức hội thảo, hội nghị cho ý kiến về dự thảo
Báo cáo giám sát.
- Hoàn thiện Báo cáo để trình Ủy ban thường vụ Quốc
hội tại Phiên họp đầu tháng 8/2012.
đ) Giai đoạn V (tháng 8/2012)
- Báo cáo Ủy ban
Thường vụ Quốc hội kết quả giám sát.
- Chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (nếu có).
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC
HỘI