Nghị quyết 38/NQ-HĐND năm 2020 phê chuẩn kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025
Số hiệu | 38/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 08/12/2020 |
Ngày có hiệu lực | 08/12/2020 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Đỗ Tấn Kiết |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/NQ-HĐND |
An Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2020 |
PHÊ CHUẨN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 18
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;
Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
Căn cứ Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020 - 2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 726/TTr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn kế hoạch tài chính 05 năm của tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025 (kèm theo Nghị quyết này), trong đó một số nội dung chủ yếu như sau:
1. Tổng thu NSNN từ kinh tế trên địa bàn: 41.303 tỷ đồng.
- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu: 1.345 tỷ đồng.
- Thu nội địa: 39.958 tỷ đồng.
2. Thu, chi ngân sách địa phương :
a) Tổng thu ngân sách địa phương: 81.420 tỷ đồng.
- Thu từ kinh tế trên địa bàn: 35.849 tỷ đồng.
- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 45.571 tỷ đồng.
+ Thu bổ sung cân đối ngân sách: 33.250 tỷ đồng.
+ Thu bổ sung mục tiêu: 12.321 tỷ đồng.
b)Tổng chi ngân sách địa phương: 81.420 tỷ đồng.
- Chi đầu tư phát triển: 25.046 tỷ đồng.
- Chi thường xuyên: 56.374 tỷ đồng.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025 và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh kế hoạch khi các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025 của địa phương thay đổi hoặc có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh khiến cân đối ngân sách của địa phương, khả năng huy động các nguồn vốn có đột biến lớn.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/NQ-HĐND |
An Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2020 |
PHÊ CHUẨN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 18
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;
Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
Căn cứ Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020 - 2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 726/TTr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn kế hoạch tài chính 05 năm của tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025 (kèm theo Nghị quyết này), trong đó một số nội dung chủ yếu như sau:
1. Tổng thu NSNN từ kinh tế trên địa bàn: 41.303 tỷ đồng.
- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu: 1.345 tỷ đồng.
- Thu nội địa: 39.958 tỷ đồng.
2. Thu, chi ngân sách địa phương :
a) Tổng thu ngân sách địa phương: 81.420 tỷ đồng.
- Thu từ kinh tế trên địa bàn: 35.849 tỷ đồng.
- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 45.571 tỷ đồng.
+ Thu bổ sung cân đối ngân sách: 33.250 tỷ đồng.
+ Thu bổ sung mục tiêu: 12.321 tỷ đồng.
b)Tổng chi ngân sách địa phương: 81.420 tỷ đồng.
- Chi đầu tư phát triển: 25.046 tỷ đồng.
- Chi thường xuyên: 56.374 tỷ đồng.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025 và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh kế hoạch khi các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025 của địa phương thay đổi hoặc có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh khiến cân đối ngân sách của địa phương, khả năng huy động các nguồn vốn có đột biến lớn.
Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa IX, kỳ họp thứ 18 thông qua ngày 04 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỌA KỲ HỌP |
TÀI CHÍNH 05 NĂM TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN
2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội
đồng nhân dân tỉnh về phê chuẩn kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh An Giang giai đoạn
2021 - 2025)
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TÀI CHÍNH 05 NĂM CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020:
1. Đánh giá việc ban hành các chế độ, chính sách về thu, chi theo thẩm quyền:
1.1. Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, Ủy ban nhân dân tỉnh đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các Nghị quyết trong lĩnh vực tài chính - ngân sách để áp dụng thực hiện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể:
- Nghị quyết số 41/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 của ngân sách các cấp thuộc tỉnh An Giang; Nghị quyết số 24/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 41/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Nghị quyết số 39/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh An Giang năm 2017 (áp dụng trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020); Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh An Giang năm 2017 ban hành kèm theo Nghị quyết số 39/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Các Nghị quyết liên quan đến tổng mức vay, kế hoạch vay, trả nợ vay của ngân sách tỉnh hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Các Nghị quyết về quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước: Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND ngày 03 tháng 8 năm 2016 về mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển từ đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang; Nghị quyết số 46/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 quy định địa bàn hạch toán thu thuế giá trị gia tăng đối với các công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang; Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2018 quy định thời hạn phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp xã, cấp huyện và thời hạn Ủy ban nhân dân gửi báo cáo quyết toán hàng năm; Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐND ngày 19 tháng 5 năm 2017 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang...
- Các Nghị quyết quy định nội dung chi, mức chi; quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Ngoài ra, hằng năm Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
1.2. Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Quyết định triển khai thực hiện các Nghị quyết nêu trên của Hội đồng nhân dân tỉnh đảm bảo theo thời gian quy định.
2. Đánh giá kết quả chủ yếu về tài chính - ngân sách nhà nước:
2.1. Về thu ngân sách nhà nước:
a) Thu ngân sách nhà nước (NSNN): Dự toán thu NSNN từ kinh tế địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 05 năm 2016 - 2020 được Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh giao là 28.277 tỷ đồng.
Ước thực hiện thu NSNN từ kinh tế địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 05 năm 2016 - 2020 là 31.027 tỷ đồng, đạt 109,73% dự toán HĐND tỉnh giao, gồm:
- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu: 1.235 tỷ đồng, đạt 156,93% dự toán.
- Thu nội địa: 29.792 tỷ đồng, đạt 108,37% dự toán, nếu không kể số thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết thì thực hiện là 19.378 tỷ đồng, đạt 98,89% dự toán.
b) Thu ngân sách địa phương (NSĐP) được hưởng theo phân cấp:
Dự toán thu NSĐP được hưởng theo phân cấp từ kinh tế địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 05 năm 2016 - 2020 được HĐND tỉnh giao là 25.178 tỷ đồng. Dự toán thu NSĐP bao gồm thu bổ sung từ ngân sách trung ương (NSTW) là 63.211 tỷ đồng.
Ước thực hiện thu NSĐP được hưởng theo phân cấp từ kinh tế địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 05 năm 2016 - 2020 là 27.582 tỷ đồng, đạt 109,55% dự toán HĐND tỉnh giao, nếu không kể số thu tiền sử dụng đất và thu xổ số kiến thiết thì thực hiện là 17.168 tỷ đồng, đạt 99,33% dự toán. Thu NSĐP bao gồm thu bổ sung từ NSTW giai đoạn 05 năm 2016 - 2020 là 67.172 tỷ đồng. Trong đó:
- Thu tiền sử dụng đất là 2.341 tỷ đồng, đạt 170,88% dự toán.
- Thu xổ số kiến thiết là 8.073 tỷ đồng, đạt 123,72% dự toán.
- Thu cổ tức, lợi nhuận sau thuế là 432 tỷ đồng, đạt 135,85% dự toán.
2.2. Về chi ngân sách địa phương:
Ước thực hiện chi NSĐP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 05 năm 2016 - 2020 là 66.370/63.078 tỷ đồng, đạt 105,22% dự toán HĐND tỉnh giao, trong đó:
- Chi đầu tư phát triển là 20.664/19.902 tỷ đồng, đạt 103,83% dự toán.
Trong đó:
Chi đầu tư xây dựng cơ bản là 19.884/19.783 tỷ đồng, đạt 100,51% dự toán; cơ cấu các nguồn vốn như sau:
+ Vốn cân đối NSĐP là 14.393/13.890 tỷ đồng, đạt 103,62% dự toán; chiếm 72,38% trong tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản;
+ Vốn NSTW hỗ trợ là 5.444/5.893 tỷ đồng, đạt 92,38% dự toán; chiếm 27,38% trong tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản (trong đó: Vốn nước ngoài là 1.671 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ là 1.170 tỷ đồng).
+ Các nguồn vốn khác là 47 tỷ đồng.
- Chi thường xuyên là 45.700/43.169 tỷ đồng, đạt 105,86% dự toán.
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính là 06 tỷ đồng, đạt 100% dự toán.
2.3 Tình hình thực hiện vay và trả nợ vay của ngân sách địa phương:
a) Việc quản lý nợ vay của NSĐP bảo đảm không vượt hạn mức dư nợ vay tối đa, giúp địa phương kiểm soát chặt chẽ được các khoản vay đầu tư. Ngoài ra, việc quy định NSĐP vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ như hiện nay là quy định cần thiết và phù hợp, từng bước giúp nâng cao vai trò và trách nhiệm của các địa phương trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ODA và nghĩa vụ trả nợ vay ODA khi đến hạn.
Thực hiện theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và Luật Quản lý nợ công, hằng năm UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh Quyết định “Tổng mức vay, kế hoạch vay, trả nợ của ngân sách tỉnh An Giang” chi tiết theo từng khoản vay, từng dự án vay, đảm bảo mức dư nợ vay từng năm và cả giai đoạn 2016 - 2020 không vượt hạn mức dư nợ vay tối đa của NSĐP, cụ thể:
- Hạn mức dư nợ vay tối đa giai đoạn 2016 - 2020 là 5.516 tỷ đồng.
- Mức dư nợ vay đầu kỳ giai đoạn 2016 - 2020 là 2.797 tỷ đồng, bằng 50,71% so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP.
- Trả nợ gốc vay trong kỳ giai đoạn 2016 - 2020 là 799 tỷ đồng.
- Vay trong kỳ giai đoạn 2016 - 2020 là 123 tỷ đồng.
- Mức dư nợ cuối kỳ giai đoạn 2016 - 2020 là 2.121 tỷ đồng, bằng 38,45% so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP.
b) Kết quả đạt được trong việc huy động vốn vay của địa phương:
Được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương và các nhà tài trợ trong việc bố trí kế hoạch vốn và giải ngân nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi, đã góp phần quan trọng để bổ sung nguồn lực đầu tư các hạ tầng thiết yếu, phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thực hiện theo Luật NSNN năm 2015, Luật Quản lý nợ công năm 2017, hàng năm UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê chuẩn “Tổng mức vay, kế hoạch vay, trả nợ của ngân sách tỉnh An Giang” chi tiết từng khoản vay và từng dự án vay lại vốn vay nước ngoài của Chỉnh phủ, đảm bảo không vượt quá hạn mức dư nợ vay tối đa của NSĐP. Về nghĩa vụ trả nợ, địa phương luôn đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay theo hợp đồng đã ký kết.
Về tình hình lập, thẩm tra và quyết định phân bổ nguồn vốn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ: Hàng năm, địa phương phân bổ đảm bảo đủ vốn theo kế hoạch vay lại, để đối ứng với kế hoạch vốn ODA do Trung ương cấp phát, theo đúng tỷ lệ vay lại của các dự án theo hợp đồng vay lại ký kết giữa UBND tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định.
c) Khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA:
Việc thực hiện cơ chế hỗn hợp một phần cấp phát, một phần cho vay lại, theo đó việc giải ngân kế hoạch vốn ODA Trung ương cấp phát, phải phụ thuộc kế hoạch vốn vay lại của địa phương để đối ứng theo tỷ lệ vay lại theo quy định. Vì vậy trong quá trình thực hiện ảnh hưởng đến việc giải ngân nguồn vốn này.
Hàng năm, vào thời điểm địa phương xây dựng kế hoạch vay lại, Trung ương vẫn chưa thông báo cụ thể kế hoạch vốn ODA Trung ương cấp phát, do đó các chủ đầu tư đăng ký kế hoạch vay lại để đối ứng thường cao hơn số thực hiện.
Năng lực quản lý, tổ chức thực hiện dự án chưa đáp ứng yêu cầu, một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn bị động, lúng túng trong quá trình chuẩn bị đầu tư cũng như thực hiện dự án.
3.1 Tình hình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp:
Địa phương đã hoàn thành công tác cổ phần hóa đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị An Giang (chính thức chuyển thành công ty cổ phần từ ngày 03 tháng 10 năm 2018).
Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phà An Giang và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây lắp An Giang:
- Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định: Phê duyệt dự toán chi phí cổ phần hóa; phê duyệt kế hoạch, lộ trình cổ phần hóa; phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; phê duyệt phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa; phê duyệt danh mục tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp; phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh 05 năm sau cổ phần hóa; phê duyệt giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa và thực hiện công bố giá trị doanh nghiệp theo quy định; phê duyệt vốn điều lệ sau cổ phần hóa; phê duyệt phương án sử dụng lao động sau cổ phần hóa và phê duyệt phương án cổ phần hóa.
- Hiện nay, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phà An Giang và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây lắp An Giang đang phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức thực hiện phương án cổ phần hóa đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Dự kiến cuối năm 2020 sẽ hoàn thành công tác cổ phần hóa 02 doanh nghiệp này.
3.2 Tình hình thực hiện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
- Căn cứ Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020, địa phương đã thực hiện thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Điện nước An Giang, tỷ lệ vốn phải thoái là 39,14% vốn điều lệ.
- Ngày 11 tháng 9 năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 2201/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh phương án thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Điện nước An Giang, theo đó số lượng cổ phần thực hiện thoái vốn là 19.045.500 cổ phần, chiếm 39,12% vốn điều lệ. Công ty cổ phần Điện nước An Giang đã phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh tổ chức bán đấu giá cổ phần theo quy định, kết quả đã bán được 1.167.000 cổ phần, chiếm 6,13% tổng số cổ phần nhà nước cần thoái vốn. Số cổ phần còn lại phải thoái tiếp là 17.878.500 cổ phần, chiếm 36,72% vốn điều lệ.
- Tổng số tiền thu được từ việc bán đấu giá cổ phần của Công ty cổ phần Điện nước An Giang là 24,75 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí thoái vốn, số tiền còn lại là 24,34 tỷ đồng, Công ty cổ phần Điện nước An Giang đã nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, hiện nay theo Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020, theo đó Công ty cổ phần Điện nước An Giang thuộc danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước dừng thực hiện thoái vốn đến năm 2020 để rà soát, xây dựng phương án sắp xếp, thoái vốn trong giai đoạn 2021 - 2025.
4. Đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập:
Trong giai đoạn 2016 - 2020, địa phương đã giảm được 71 đơn vị sự nghiệp công lập do thực hiện sắp xếp, lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động, tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 867 đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể: (i) sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; (ii) sáp nhập các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; (iii) sáp nhập trung tâm văn hóa với trung tâm thể dục - thể thao cấp huyện; (iv) sáp nhập các trạm thủy lợi các huyện, thị xã, thành phố thành trạm thủy lợi liên huyện, thị xã, thành phố; (v) chuyển giao Trường Đại học An Giang trở thành thành viên của Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; (vi) tổ chức lại các trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện; (vii) sáp nhập các văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện vào Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh...
Theo kết quả tổ chức sắp xếp, chuyển đổi loại hình tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2016 - 2020 như trên, dự kiến giảm chi ngân sách địa phương do thay đổi cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập với tổng số tiền khoảng 421 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế ngân sách địa phương chỉ giảm chi khoảng 178 tỷ đồng; phần còn lại 243 tỷ đồng, địa phương thực hiện chi hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi loại hình tự chủ một phần kinh phí để đầu tư mua sắm trang thiết bị, cải tạo cơ sở vật chất,... nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị này ổn định trong giai đoạn đầu. Khoản giảm chi ngân sách địa phương thực tế bổ sung vào nguồn chi trả các chính sách an sinh xã hội từ chương trình mục tiêu chuyển sang nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương do địa phương ban hành, cũng như tăng chi cho các nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất tương ứng.
5. Những hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính, ngân sách, nợ công:
- Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp, các ngành công nghiệp, dịch vụ, sản xuất và thương mại đang phát triển nhưng vẫn còn yếu. Do đó, nguồn thu ngân sách từ kinh tế địa bàn còn rất hạn chế, không đủ khả năng để tự cân đối ngân sách, hàng năm phải nhận trợ cấp cân đối ngân sách từ ngân sách trung ương trên 50% so với nhiệm vụ chi của địa phương.
- Công tác quản lý các đơn vị hành chính sự nghiệp đã từng bước củng cố, chấn chỉnh, tuy nhiên vẫn còn đơn vị sai phạm trong việc quản lý kinh phí, tài sản công.
- Công tác thanh tra tài chính triển khai còn chậm, kết luận thanh tra chưa kịp thời; việc thực hiện kiến nghị xử lý theo kết luận thanh tra chưa đảm bảo thời gian.
- Việc triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh còn chậm do trung ương chưa ban hành Nghị định hướng dẫn trong một số lĩnh vực để địa phương tổ chức thực hiện.
- Đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, địa phương phải thực hiện các biện pháp cách ly tập trung các đối tượng nghi mắc dịch bệnh Covid-19 để theo dõi và điều trị kịp thời, có thời điểm tạm dừng một số hoạt động kinh tế của địa phương, làm ảnh hưởng đến nguồn thu từ kinh tế địa bàn của tỉnh. Ngoài ra, địa phương phải cân đối ngân sách bảo đảm kinh phí hỗ trợ chế độ cho người bị cách ly, các lực lượng tham gia phòng, chống dịch; bảo đảm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ.
Mức dư nợ vay tối đa của NSĐP và tỷ lệ vay lại hiện nay chưa thực sự phù hợp, nhất là đối với các địa phương còn nhận trợ cấp cân đối ngân sách từ ngân sách trung ương hàng năm trên 50% nhu cầu chi như tỉnh An Giang. Trong khi, theo quy định tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, tỉnh An Giang thuộc nhóm địa phương có tỷ lệ cho vay lại là 40%. Do đó, kiến nghị Chính phủ giảm tỷ lệ vay lại của địa phương, tăng tỷ lệ cấp phát từ ngân sách trung ương nhằm hỗ trợ địa phương đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân, tiến đến giảm dần tỷ lệ nhận trợ cấp cân đối từ Ngân sách trung ương.
II. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025:
1. Dự báo tình hình kinh tế, tài chính và các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu tại địa phương:
1.1. Dự báo tình hình kinh tế, tài chính:
a) Thuận lợi:
An Giang tiếp giáp với Campuchia, có cửa khẩu quốc tế, quốc gia đường bộ và đường thủy, là cửa ngõ của trục Đông - Tây thông thương giữa Đồng bằng sông Cửu Long và các nước Đông Nam Á tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ và kinh tế biên mậu. Đồng thời, An Giang được xác định là tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ đã từng bước ban hành những cơ chế, chính sách để thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm phát triển; cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh đang ngày càng cải thiện. Đặc biệt là công trình cầu Vàm Cống hoàn thành có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, giao thương giữa An Giang với các tỉnh trong và ngoài vùng. Bên cạnh đó, hạ tầng du lịch, khu vui chơi, giải trí của tỉnh tiếp tục được nâng cấp, hoàn thiện, góp phần tăng trưởng ngành du lịch và dịch vụ của tỉnh.
Khu vực nông - lâm - thủy sản cũng có nhiều triển vọng phát triển hơn khi giá lương thực toàn cầu tăng, thị trường xuất khẩu của tỉnh ngày càng được mở rộng. Những hoạt động cải cách, tái cơ cấu nông nghiệp bắt đầu có chuyển biến tích cực, đồng thời, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã và đang triển khai vào thực tiễn. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã triển khai sau gần 05 năm bắt đầu có hiệu ứng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiều di tích văn hóa, lịch sử cùng với cảnh quan đa dạng, phong phú so với các tỉnh trong khu vực là tiền đề để trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng.
Huy động nguồn lực xã hội đầu tư một số dự án lớn; cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước được xây dựng và hoàn thiện theo chuẩn nông thôn mới. Các chính sách phát triển lĩnh vực nông nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; cơ chế liên kết vùng và hỗ trợ đầu tư phát triển vùng kinh tế trọng điểm đang được Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương hoàn thiện để ban hành và thực hiện là những điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển trong giai đoạn tới.
b) Thách thức:
An Giang vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: Trình độ sản xuất chưa cao; việc chuyển giao khoa học công nghệ còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm. An Giang có những tiền đề trong sản xuất giống thủy sản, giống lúa… nhưng sản xuất còn nhỏ, lẻ, chưa có thương hiệu, chưa tạo ra giá trị lớn và đóng góp nhiều cho tăng trưởng nông nghiệp, chưa hình thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn có sức cạnh tranh cao.
Một số nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (đất đai, khoáng sản, tài sản công, kỹ thuật canh tác…) đã được khai thác tối đa, nên thời gian gần đây tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh chậm lại. Nhiều chỉ tiêu quan trọng đạt ở mức trung bình, có chỉ tiêu thấp hơn bình quân khu vực, trong khi nhu cầu phát triển nhanh để theo kịp mức trung bình của cả nước là vấn đề thách thức đang đặt ra.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
Nông nghiệp là thế mạnh nhưng vẫn còn sản xuất nhỏ và phân tán, đất đai manh mún, chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu; ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều thách thức. Một số lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều do biến đổi khí hậu sẽ tác động không nhỏ đến mục tiêu phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân.
Sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh vẫn chậm do năng lực tổ chức, quản lý và công nghệ của các doanh nghiệp còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp sản xuất chính. Công nghiệp chế biến, chế tạo như: Ngành may mặc, da giày, chủ yếu sản xuất gia công nên giá trị gia tăng chưa cao. Các nhà máy chế biến thủy sản hiện gắn liền với vùng nuôi nguyên liệu để chủ động sản xuất, song còn phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Giá trị tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh phụ thuộc chủ yếu từ sự tăng trưởng nhu cầu của các nước nhập khẩu ở mặt hàng nông, thủy sản, may mặc.
Các vấn đề về thời tiết cực đoan, ô nhiễm môi trường dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống người dân trên địa bàn tỉnh như hiện tượng mưa giông, sạt lở, sụp lún; ô nhiễm môi trường tại các khu vực gần khu công nghiệp, khu xử lý chất thải tiếp tục gây bức xúc cho người dân nếu chậm được xử lý. Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và dân sinh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp sẽ có những tác động xấu đến nền kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng trong năm 2020 và các năm tiếp theo.
Công tác phòng, chống tội phạm (nhất là tội phạm ma túy), buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn một số tồn tại, khó khăn; các loại tội phạm có tổ chức, xâm hại trẻ em, tín dụng đen, tội phạm kinh tế, tham nhũng, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao... diễn ra phức tạp sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.
1.2. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu:
(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 05 năm: 6,5 - 7%.
(2) GRDP bình quân đầu người đến năm 2025: 70,494 - 72,203 triệu đồng/người/năm.
(3) Tổng vốn đầu tư xã hội 05 năm: 164.631 - 176.360 tỷ đồng.
(4) Kim ngạch xuất khẩu 05 năm: đạt 5.285 triệu USD.
(5) Thu ngân sách nhà nước 05 năm: đạt 41.303 tỷ đồng.
(6) Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đến năm 2025: đạt 73%.
(7) Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân từ 1 - 1,2%/năm.
(8) Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 28 xã (nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 là 89 xã).
2. Xác định mục tiêu tổng quát:
Khai thác mạnh mẽ lợi thế so sánh của tỉnh trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế. Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; huy động mọi nguồn lực vào NSNN.
Phấn đấu đến năm 2025 kinh tế An Giang đạt mức trung bình cả nước; tăng khả năng tự đảm bảo của ngân sách địa phương so với giai đoạn 2016 - 2020.
3. Xác định khung tài chính - ngân sách của địa phương trên cơ sở các chính sách, chế độ hiện hành:
3.1. Về thu ngân sách nhà nước:
a) Dự kiến tổng thu NSNN từ kinh tế địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 05 năm 2021 - 2025 là 41.303 tỷ đồng, tăng 33,12% so với ước thực hiện giai đoạn 2016 - 2020; tốc độ tăng thu bình quân là 6,11%; tỷ lệ thu NSNN so với GRDP là 29,81%. Gồm:
- Thu nội địa là 39.958 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96,74% trong tổng thu NSNN trên địa bàn, tăng 34,12% so với ước thực hiện giai đoạn 2016 - 2020; tốc độ tăng thu bình quân là 6,16%. Trong đó: Thu tiền sử dụng đất là 1.500 tỷ đồng; thu xổ số kiến thiết là 7.755 tỷ đồng; thu cổ tức, lợi nhuận còn lại là 530 tỷ đồng.
Nếu không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết và thu cổ tức, lợi nhuận còn lại, thì thu nội địa là 30.173 tỷ đồng, tăng 59,26% so với ước thực hiện giai đoạn 2016 - 2020; tốc độ tăng thu bình quân là 8,29%.
- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu là 1.345 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,26% trong tổng thu NSNN trên địa bàn, tăng 8,91% so với ước thực hiện giai đoạn 2016 - 2020; tốc độ tăng thu bình quân là 4,59%.
b) Dự kiến tổng thu NSĐP giai đoạn 05 năm 2021 - 2025 là 81.420 tỷ đồng, tăng 21,21% so với ước thực hiện giai đoạn 2016 - 2020; tốc độ tăng thu bình quân là 2,65%; tỷ lệ thu NSĐP so với GRDP là 58,76%. Gồm:
- Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp là 35.849 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44,03% trong tổng thu NSĐP, tăng 29,97% so với ước thực hiện giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng thu bình quân là 6,16%.
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên (trên cơ sở bằng số thu bổ sung từ ngân sách trung ương năm 2020) là 45.571 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55,97% trong tổng thu NSĐP.
3.2. Về chi ngân sách địa phương:
Dự kiến tổng chi NSĐP giai đoạn 05 năm 2021 - 2025 là 81.420 tỷ đồng, tăng 22,68% so với ước thực hiện giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng chi bình quân là 2,65%, tỷ lệ chi NSĐP so với GRDP là 58,76%. Gồm:
- Chi đầu tư phát triển là 25.046 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,76% trong tổng chi NSĐP, tăng 21,2% so với ước thực hiện giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng chi bình quân là 1,45%.
- Chi thường xuyên là 56.374 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69,24% trong tổng chi NSĐP, tăng 23,36% so với ước thực hiện giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng chi bình quân là 4,35%.
3.3. Cân đối ngân sách địa phương: Trên cơ sở dự kiến thu NSNN trên địa bàn, rà soát, cắt giảm nhiệm vụ chi chưa thật sự cần thiết, sử dụng nguồn lực tại chỗ theo quy định, cân đối NSĐP giai đoạn 2021 - 2025 cơ bản được đảm bảo.
Dự kiến bội chi NSĐP giai đoạn 2021 - 2025 là 684 tỷ đồng; dự kiến tổng mức vay để bù đắp bội chi của NSĐP giai đoạn 2021 - 2025 là 684 tỷ đồng.
4.1. Đẩy mạnh việc sắp xếp tinh giản bộ máy theo chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương:
Trong giai đoạn tới, UBND tỉnh tiếp tục tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuyển đổi cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập gắn với sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc theo chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương và Đề án của Tỉnh ủy, bao gồm các nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập; danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN; định mức kinh tế - kỹ thuật; khẩn trương rà soát, trình cấp thẩm quyền quyết định cho các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp hoặc chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Quyết định 31/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 07 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.
4.2. Tình hình triển khai Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ:
Căn cứ Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 3185/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2019 về việc giao số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh An Giang và trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2020 quy định số lượng, chức danh và một số chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khóm trên địa bàn tỉnh An Giang.
Theo đó, tổng số cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh An Giang giảm 1.560 người, gồm: Cán bộ, công chức cấp xã giảm 312 người; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giảm 1.248 người. Từ đó, góp phần đáng kể giảm chi NSNN trong việc thực hiện chế độ, chính sách cho các đối tượng này.
5. Các chỉ tiêu về quản lý nợ của địa phương:
5.1. Hạn mức vay, dư nợ vay, dự kiến vay, trả nợ của chính quyền địa phương:
- Hạn mức dư nợ vay tối đa giai đoạn 2021 - 2025 là 7.170 tỷ đồng.
- Dự kiến mức dư nợ vay đầu kỳ giai đoạn 2021 - 2025 là 2.657 tỷ đồng, bằng 37,06% so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP.
- Dự kiến trả nợ gốc vay trong kỳ giai đoạn 2021 - 2025 là 179 tỷ đồng.
- Dự kiến tổng mức vay trong kỳ giai đoạn 2021 - 2025 là 684 tỷ đồng.
- Dự kiến mức dư nợ cuối kỳ giai đoạn 2021 - 2025 là 3.162 tỷ đồng, bằng 44,11% so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP.
5.2. Các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm bảo đảm an toàn, bền vững nợ của chính quyền địa phương:
Tiếp tục tăng cường quản lý nợ vay chính quyền địa phương theo nguyên tắc vay bù đắp bội chi NSNN chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công và Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường, giám sát vay về cho vay lại.
Thực hiện vay và trả nợ vay ngân sách địa phương theo kế hoạch được HĐND tỉnh phê duyệt, đảm bảo không vượt hạn mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN.
Tăng cường vai trò của chủ dự án khi được giao làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác chuẩn bị thủ tục và hồ sơ dự án để báo cáo các Bộ, ngành Trung ương thẩm định khả năng vay lại của chính quyền địa phương.
Phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan chức địa phương trong công tác quản lý nợ chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh.
Theo dự báo tình hình kinh tế nước ta và của tỉnh nhà giai đoạn 2021 – 2025 phát triển ổn định, dự báo tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn so ước thực hiện giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế của tỉnh An Giang so với mặt bằng chung cả nước và khu vực còn nhỏ; nguồn thu ngân sách còn hạn chế, thiếu ổn định, còn phải nhận trợ cấp cân đối ngân sách từ ngân sách Trung ương. Đặc thù kinh tế của tỉnh chủ yếu phát triển nông lâm, thủy sản, hầu hết các ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực được ưu đãi, miễn giảm thuế, nên ảnh hưởng đến việc đóng góp số thu cho ngân sách nhà nước.
Theo đánh giá trong 05 năm tới, kinh tế của tỉnh An Giang có nhiều thuận lợi và cơ hội phát triển nhưng vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường tác động trực tiếp đến sự phát triển ổn định, bền vững của địa phương. Tuy nhiên, với vị trí địa lý quan trọng và những tiềm năng, lợi thế của tỉnh An Giang là xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đồng thời tỉnh đang thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào An Giang sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025, là nhân tố quan trọng để ngành Thuế đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách trên địa bàn.
Các cơ chế chính sách thu làm sụt giảm nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh như: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị quyết số 116/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ; giảm thuế thu nhập cá nhân do thực hiện Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14; giảm thuế GTGT phải nộp của Công ty Điện lực An Giang do chính sách điều chỉnh tăng giá điện đầu vào từ Tổng Công ty Điện lực cho Công ty Điện lực An Giang.
Hằng năm, ngân sách địa phương còn phải nhận trợ cấp cân đối ngân sách từ ngân sách Trung ương trên 50% để đảm bảo nhu cầu chi, từ đó không chủ động trong việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Do đặc thù địa hình tỉnh An Giang có hệ thống sông ngòi dày đặc, bên cạnh đó diện tích đồi núi cũng khá nhiều, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội rất lớn; mặt khác, dân cư phân bổ rộng khắp, các đối tượng chính sách nhiều nên nhu cầu chi cho con người chiếm tỷ trọng lớn để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi cho giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội... nên tỉnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng dần tỷ lệ chi đầu tư phát triển và giảm tỷ lệ chi thường xuyên.
Nguồn thu tiền sử dụng đất không bền vững do quỹ đất sẽ giảm dần theo thời gian, trong tương lai nguồn thu tiền sử dụng đất sẽ giảm, ảnh hưởng đến việc tăng chi đầu tư phát triển của địa phương.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, có tác động tiêu cực không chỉ ở riêng các khu vực bị ảnh hưởng mà còn tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay những quốc gia ở Châu Âu có nguồn vốn ODA dồi dào đang gánh chịu tác động lớn của dịch bệnh Covid-19 sẽ làm ảnh hưởng đến những cam kết giải ngân vốn ODA cho cả nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng trong thời gian tới.
7. Các giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm của tỉnh:
7.1 Thu ngân sách nhà nước:
Tăng cường công tác phân tích, dự báo, rà soát, xác định và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; triển khai thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ về những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô; kịp thời có giải pháp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Phấn đấu thực hiện đạt và vượt dự toán thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư gắn với đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư, thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm, đặc biệt thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm mang lại nguồn thu lớn và ổn định cho NSNN.
Tiếp tục huy động nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, tiến tới hoàn thiện hạ tầng kết nối giao thông, phát triển kinh tế.
Quản lý, tổ chức thực hiện hiệu quả các nguồn thu hiện có; chủ động rà soát, xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả. Tăng cường quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, đúng chính sách pháp luật thuế của nhà nước. Tổ chức rà soát số nợ thuế theo định kỳ, xây dựng và giao chỉ tiêu thu nợ thuế cho cơ quan thuế, hải quan thực hiện.
Triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, trong đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn lậu thuế và đẩy mạnh công tác quản lý nợ đọng thuế. Đồng thời, ngành Thuế phối hợp chặt chẽ các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thường xuyên tổ chức kiểm tra chống thất thu thuế.
Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền; chú trọng đến hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền - hỗ trợ để phục vụ người nộp thuế một cách tốt nhất; tổ chức đối thoại thường xuyên với người nộp thuế; tuyên dương kịp thời thành tích của tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp số thu lớn cho ngân sách nhà nước.
7.2 Chi ngân sách địa phương:
Xây dựng dự toán chi ngân sách đảm bảo theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tổ chức phân bổ và điều hành theo dự toán được giao, chủ động sắp xếp những khoản chi đột xuất phát sinh sát với yêu cầu nhiệm vụ, trong phạm vi dự toán được giao. Thực hiện nghiêm chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, trong đó chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi ưu tiên theo mức độ cấp thiết để chủ động điều hành.
Chủ động dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII và Nghị quyết 08/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục triển khai cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công theo lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định.
Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII Nghị quyết số 97/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Nâng chất hoạt động các quỹ tài chính nhà nước đáp ứng mục tiêu hỗ trợ các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển.
7.3 Quản lý, sử dụng tài sản công:
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả, đồng bộ, thống nhất Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trên địa bàn tỉnh An Giang; trong đó, tập trung rà soát, đánh giá các quy định đã ban hành về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng (diện tích công trình sự nghiệp thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô chuyên dùng, máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý) để điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương.
Đẩy mạnh công tác báo cáo kê khai, lập phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công được giao tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để quản lý, sử dụng theo đúng tiêu chuẩn, định mức. Đồng thời, rà soát danh mục tài sản mua sắm tập trung để sửa đổi, bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm tài sản công thông qua việc đẩy mạnh mua sắm tài sản tập trung, mua sắm qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc sắp xếp lại, xử lý, quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; đẩy mạnh triển khai Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước. Xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công./.