Nghị quyết 330/NQ-HĐND năm 2020 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 330/NQ-HĐND
Ngày ban hành 06/12/2020
Ngày có hiệu lực 06/12/2020
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Đỗ Trọng Hưng
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 330/NQ-HĐND

Thanh Hóa, ngày 06 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

Xét Tờ trình số 225/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị phê chuẩn Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Báo cáo số 684/BC-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh thm tra dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 tỉnh Thanh Hóa; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2020

1. Kết quả đạt được

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 được thực hiện trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt đại dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội; song được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Trung ương, cùng sự nỗ lực, phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản vẫn giữ ổn định, một số lĩnh vực có bước phát triển; có 21/27 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, nổi bật là: (1) Đã kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, không để lây lan ra cộng đồng, được Trung ương xếp vào nhóm các tỉnh có “nguy cơ thấp”. (2) Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 6,08%, tuy không đạt kế hoạch, nhưng là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh đại dịch Covid-19; nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng đạt kết quả tích cực, như: giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản, ngành công nghiệp. (3) Huy động vốn đầu tư phát triển tăng khá so với cùng kỳ; tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công luôn trong nhóm các tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân cao; thu ngân sách đạt dự toán, dành nguồn lực đáng kể cho đầu tư phát triển; là tỉnh đu tiên tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư ngay sau Trung ương công bhết giãn cách xã hội, với số vốn thu hút đầu tư lớn nhất từ trước đến nay; nhiều dự án đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm được khởi công xây dựng, nhất là hạ tầng giao thông. (4) Các hoạt động văn hóa, xã hội có chuyn biến tiến bộ; đã cơ bản giải quyết tình trạng quá tải tại các bệnh viện công lập; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tăng cao so với năm học trước, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia vượt kế hoạch; các chính sách an sinh xã hội, chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng được thực hiện đy đủ, kịp thời. (5) Đã tập trung đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính chuyn từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã; công tác sắp xếp bộ máy các sở, ngành, địa phương, đơn vị tiếp tục được triển khai thực hiện và đạt kết quả quan trọng. (6) An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ. (7) Các cấp, các ngành đã tích cực tham mưu, xây dựng các đề án và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương tham mưu cho Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. (8) Đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.

2. Những hạn chế, yếu kém

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội năm 2020 của tỉnh vẫn còn một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục, đó là: Còn 06 chỉ tiêu không đạt kế hoạch do chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19; thiên tai, dịch bệnh làm giảm năng suất, sản lượng một số cây trồng, vật nuôi; nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực và chỉ tiêu quan trọng của ngành dịch vụ giảm so với cùng kỳ. Một số nguồn thu ngân sách nhà nước giảm mạnh so với cùng kỳ; nợ quá hạn tiền sử dụng đất còn lớn; tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư trực tiếp còn chậm, giải ngân của một số nguồn vốn, chương trình đầu tư công chưa đảm bảo theo quy định. Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép còn diễn ra ở một một số địa phương; công tác bồi thường GPMB tuy đã được tập trung chỉ đạo quyết liệt, nhưng vẫn là khâu yếu trong triển khai thực hiện dự án. Công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại một số địa phương còn chưa kịp thời, để xảy ra sai sót, tạo dư luận xã hội; nợ đọng và trốn đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp chưa được ngăn chặn hiệu quả.

Điều 2. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2021

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả “nhiệm vụ kép” là vừa phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo đột phá về đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng; tập trung phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực, 5 trụ cột tăng trưởng, 6 hành lang kinh tế; đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống; khuyến khích xã hội hóa, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

2.1. Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2021 đạt từ 11% trở lên, trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,0% trở lên; công nghiệp - xây dựng tăng 13,3% trở lên (công nghiệp tăng 13,8% trở lên, xây dựng tăng 12,3% trở lên); dịch vụ tăng 10,7% trở lên; thuế sản phẩm tăng 9,8% trở lên.

- Cơ cấu các ngành kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 9,9%; công nghiệp - xây dựng chiếm 50,1%; dịch vụ chiếm 32%; thuế sản phẩm chiếm 8%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 2.820 USD trở lên.

- Sản lượng lương thực giữ ở mức 1,5 triệu tấn.

- Tổng giá trị xuất khẩu đạt 4,0 tỷ USD.

- Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt khoảng 140.000 tỷ đồng.

- Thu ngân sách nhà nước đạt 26.572 tỷ đồng.

- Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tăng thêm 7.030 ha.

- Thêm 03 đơn vị cấp huyện, 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân toàn tỉnh đạt 17,7 tiêu chí/xã.

- Số doanh nghiệp thành lập mới đạt 3.000 doanh nghiệp trở lên.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ