Nghị quyết 32/2010/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh giai đoạn 2011-2015 do Tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 32/2010/NQ-HĐND
Ngày ban hành 16/12/2010
Ngày có hiệu lực 26/12/2010
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Trần Anh Linh
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2010/NQ-HĐND

Kon Tum, ngày 16 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG AN NINH GIAI ĐOẠN 2011-2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KONTUM
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Sau khi xem xét Báo cáo số 2050/KH-UBND ngày 03/11/2010 Ủy ban nhân dân tỉnh Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh giai đoạn 2011-2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến tham gia của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh giai đoạn 2011-2015:

1. Về tình hình kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh giai đoạn 2006-2010:

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 đã đạt được những thành tựu quan trọng: Tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì với tốc độ cao, bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng 14,71%/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng; một số vùng chuyên canh nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến (cà phê, cao su...) tiếp tục được mở rộng; độ che phủ của rừng tăng từ 65,5% lên 66,6%; công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển khá; môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện, là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh thuộc nhóm khá của cả nước; ba vùng kinh tế động lực đang dần hình thành và bước đầu phát huy tác dụng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển; bộ mặt đô thị và nông thôn ngày càng khởi sắc; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng được cải thiện; quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Tuy nhiên, Kon Tum vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế phát triển chưa bền vững, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế không đạt mục tiêu đề ra; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu đồng bộ. Ba vùng kinh tế động lực phát triển còn chậm; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Kết quả xoá đói giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, khoảng cách chênh lệnh thu nhập giữa nhân dân vùng đô thị với nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng dãn ra; chất lượng y tế, giáo dục nhiều nơi còn thấp. An ninh chính trị còn tiềm ẩn nhân tố gây mất ổn định, trật tự an toàn xã hội có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp.

2. Về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh giai đoạn 2011-2015:

2.1. Mục tiêu tổng quát: Khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững với cơ cấu hợp lý. Nâng cao rõ rệt chất lượng nguồn nhân lực và mức sống của nhân dân; quyết tâm xây dựng tỉnh Kon Tum ổn định, cơ bản thoát nghèo vào năm 2015.

2.2. Nhiệm vụ trọng tâm: (1) Hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị; (2) Tăng cường năng lực khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; (3) Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; (4) Tiếp tục tập trung phát triển ba vùng kinh tế động lực; (5) Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; (6) Phát triển các sản phẩm mang tính đặc thù, lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành của tỉnh; (7) Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh trong mọi tình huống.

2.3. Các chỉ tiêu chủ yếu:

2.3.1. Về kinh tế:

- Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng trên 15%/năm, trong đó: nông lâm thuỷ sản tăng từ 8% trở lên, công nghiệp xây dựng tăng từ 20% trở lên, nhóm ngành dịch vụ tăng từ 16% trở lên.

* Đến năm 2015:

- Cơ cấu kinh tế theo GDP với tỷ trọng nhóm ngành nông lâm thuỷ sản 33-34%; nhóm ngành công nghiệp xây dựng 31-32%; nhóm ngành dịch vụ 35-36%.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 28 triệu đồng, tương đương khoảng 1.350 USD.

- Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 2.000 tỷ đồng, cơ bản bảo đảm cho chi thường xuyên.

- Tổng giá trị xuất khẩu trên 130 triệu USD.

2.3.2. Về văn hóa - xã hội:

* Đến năm 2015:

- Dân số đạt quy mô 510.000 người; tỷ lệ tăng tự nhiên dưới 15‰.

- Tuổi thọ trung bình của người dân đạt trên 68,5 tuổi.

- Hàng năm giảm 4-5% số hộ nghèo, tỉnh cơ bản thoát nghèo vào năm 2015.

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 20%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 45%, trong đó đào tạo nghề trên 33%;

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ