Nghị quyết 30/NQ-HĐND năm 2024 kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết 39/2020/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lai Châu ban hành

Số hiệu 30/NQ-HĐND
Ngày ban hành 17/07/2024
Ngày có hiệu lực 17/07/2024
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Giàng Páo Mỷ
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/NQ-HĐND

Lai Châu, ngày 17 tháng 7 năm 2024

 

NGHỊ QUYẾT

KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 39/2020/NQ-HĐND, NGÀY 13 THÁNG 12 NĂM 2020 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI MỐT

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Xét Báo cáo số 274/BC-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2024 của Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 39/2020/NQ-HĐND, ngày 13 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành nội dung Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 39/2020/NQ-HĐND, ngày 13 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Kết quả đạt được

Qua 03 năm triển khai thực hiện nghị quyết, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân các dân tộc được nâng lên, quốc phòng - an ninh được đảm bảo, công tác đối ngoại được tăng cường và mở rộng; các mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu chủ yếu, chỉ tiêu thành phần của nghị quyết đạt và vượt kế hoạch; công tác quản lý thu, chi ngân sách, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được quan tâm; chất lượng giáo dục, đào tạo, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân được nâng lên; công tác giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm được quan tâm; lòng tin của Nhân dân các dân tộc đối với cấp ủy, chính quyền được tăng cường, sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc được phát huy; các nghị quyết, đề án, các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh được triển khai đạt kết quả khá tích cực; cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhìn chung được cải thiện.

2. Hạn chế

2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách nói chung, nghị quyết của HĐND tỉnh nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, có việc hiệu quả chưa cao, nhất là ở cơ sở.

2.2. Một số chỉ tiêu: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP), GRDP bình quân đầu người, giá trị tăng ngành nông nghiệp, chỉ tiêu về xuất nhập khẩu, thu ngân sách trên địa bàn; trồng rừng; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng vắc xin không đạt kế hoạch hoặc ước đến hết năm 2025 khó đạt; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa thật bám sát theo định hướng của Nghị quyết.

2.3. Lĩnh vực Kinh tế

a) Sản xuất nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, đóng góp vào chương trình xây dựng Nông thôn mới còn hạn chế; công nghiệp sản xuất, chế biến nông sản phát triển còn chậm; tiểu thủ công nghiệp phát triển với quy mô nhỏ, các làng nghề và nghề truyền thống sản xuất ở quy mô hộ gia đình, công nghệ sản xuất thủ công. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới khó đạt mục tiêu đề ra. Việc xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn tại một số bản trên địa bàn tỉnh triển khai chậm, chưa bền vững; thu nhập, đời sống của nhân dân các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế.

b) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chưa đạt chỉ tiêu nghị quyết giao; thu từ tiền sử dụng đạt đất thấp; kinh phí chuyển nguồn, nộp trả ngân sách cấp trên chiếm tỷ lệ cao, nhất là kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Nợ đọng thuế còn ở mức cao.

c) Công tác quản lý đầu tư có mặt còn hạn chế, việc huy động, quản lý, sử dụng một số nguồn lực hiệu quả chưa cao; một số dự án dự kiến đầu tư bằng nguồn thu tiền sử dụng đất chưa triển khai hoặc khó thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt; một số dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư, khó thực hiện và triển khai theo kế hoạch được phê duyệt. Công tác chuẩn bị đầu tư dự án chưa kỹ, chất lượng thấp, chưa được quan tâm đúng mức, trong quá trình thực hiện một số dự án phải trình HĐND tỉnh, huyện điều chỉnh chủ trương đầu tư. Việc giải quyết khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án chưa kịp thời.

d) Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội một số địa bàn còn thiếu, chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn, hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, thông tin và hạ tầng các công trình mang tính động lực; tiến độ thực hiện một số công trình giao thông quan trọng của tỉnh, đầu tư hạ tầng đường, điện, nước sinh hoạt, thủy lợi, mặt bằng sắp xếp dân cư di dân ra biên giới một số nơi còn chậm.

đ) Việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ở cơ sở còn chậm, lúng túng, đặc biệt là nguồn vốn sự nghiệp; số vốn chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau của các chương trình, đề án phát triển kinh tế, xã hội theo nghị quyết của HĐND tỉnh còn lớn; bố trí vốn các chương trình, đề án trọng điểm của tỉnh đạt tỷ lệ thấp.

2.4. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học có nơi chưa đáp ứng yêu cầu: Thiếu thiết bị dạy học, thiết bị phòng học bộ môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi THPT đến trường đạt thấp; công tác sắp xếp đội ngũ tại các cơ sở giáo dục gặp khó khăn; chất lượng, hiệu quả công tác xóa mù chữ chưa cao.

b) Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và hiệu quả khai thác, sử dụng các trang thiết bị y tế ở một số trung tâm y tế, trạm y tế xã còn hạn chế, thiếu bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, nhất là trong chẩn đoán và điều trị; tỉnh chưa có cơ sở khám chữa bệnh hạng 1; hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế tuyến cơ sở được đầu tư nâng cấp nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi còn cao; tỷ lệ trẻ được tiêm đủ các loại vắc xin đạt thấp; tỷ số giới tính khi sinh ở mức cao 118 bé trai/100 bé gái; tỷ lệ người dân có thẻ BHYT đạt thấp, các xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 91,4/97%.

c) Việc đầu tư, quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở một số nơi hiệu quả thấp; công tác tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cơ sở hạ tầng và sản phẩm du lịch chưa được quan tâm đúng mức; việc phát triển thể thao thành tích cao còn hạn chế; tỷ lệ chênh lệch mức hưởng thụ văn hóa giữa các vùng trong tỉnh chậm được thu hẹp; 07 xã chưa được đầu tư trang bị đài truyền thanh không dây hoặc đã được đầu tư nhưng hư hỏng chưa được quan tâm sửa chữa kịp thời; 51 thôn, bản chưa được phủ sóng di động băng rộng.

d) Chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương còn hạn chế, nhất là đào tạo một số nghề phi nông nghiệp; sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp còn ít. Công tác quản lý lao động ở một số địa phương còn hạn chế.

e) Một số hủ tục lạc hậu, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở một số nơi chậm được khắc phục.

2.5. Lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính

a) Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh ở một số nơi chưa quyết liệt. Công tác tự kiểm tra nội bộ có mặt còn hạn chế, việc đôn đốc thu hồi tiền sai phạm nộp ngân sách nhà nước có việc còn chậm. Một số cán bộ, công chức vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ bị xử lý, kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự.

b) Việc xem xét, giải quyết kiến nghị của cử tri còn chậm, từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay còn 54 kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh chưa được giải quyết dứt điểm.

[...]